012-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu15-1-2021
Chặn heo lậu từ Việt Nam
sang Trung Quốc
ANHIỀN
C
hiều14-1,BộNN&PTNT
tổ chức cuộc họp cung
cấp thông tin về vấn đề
an toàn thực phẩm và nguồn
cung thực phẩm cho dịp tết
Nguyên đán 2021. Bộ này
khẳng định nguồn cung thực
phẩm cho dịp tết sắp tới sẽ
không thiếu, kể cả trong
trường hợp dịch COVID-19
diễn biến phức tạp.
Thịt, rau, cá…
rất dồi dào
Thứ trưởng BộNN&PTNT
PhùngĐứcTiến đánh giá năm
2020 gặp nhiều khó khăn do
dịch bệnh COVID-19, dịch tả
heo châu Phi, sâu keo mùa
thu, biến đổi khí hậu... Tuy
nhiên, ngay từ đầu năm, bộ
đã triển khai nhiều giải pháp
để duy trì, phát triển sản xuất,
kinh doanh nông lâm thủy sản
đảm bảo chất lượng, an toàn.
Điển hình như sản lượng
lúa đạt 42,8 triệu tấn, đáp
ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ
trong nước, chế biến, sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi và xuất
khẩu. Sản lượng và chất lượng
các loại cây ăn quả chủ lực,
có lợi thế tăng 4%-9%.
BộNN&PTNTnhậnđịnh từ
nay đến tết Nguyên đán năm
2021,nhucầutiêuthụsảnphẩm
chăn nuôi, nhất là thịt, trứng sẽ
tăng lên 5%-10% so với bình
quân. Cụ thể, nhu cầu thịt các
loại khoảng 250.000-350.000
tấn/tháng; khoảng 1-1,1 tỉ quả
trứng gia cầm…
Thông tin thêmvề tình hình
nguồn cung thịt heo, Cục
Chăn nuôi cho hay tổng đàn
heo đến nay của cả nước vào
khoảng 27,3 triệu con, tăng
20% so với cùng kỳ. Có 16
tỉnh đã tăng đàn trên 100%.
Bên cạnh công tác tái đàn,
tăngđàn trongnước, trongnăm
2020 đã có 130 doanh nghiệp
nhập khẩu 225.494 tấn thịt
heo. Bên cạnh đó, trong năm
2020 cũng đã nhập 450.294
con heo thịt. Từ ngày 1-1
đến nay đã nhập thêm 53.053
con heo thịt, qua đó bổ sung
nguồn cung quan trọng cho
thị trường trong nước.
“Với việc duy trì ổn định
đàn gia súc, gia cầm, tình
hình tái đàn heo đạt kết quả
tốt và tình hình dịch bệnh
được kiểm soát chặt chẽ, về
cơ bản thị trường sẽ ổn định;
cân đối cung-cầu, đảm bảo
không bị thiếu hụt thực phẩm.
Kể cả trong trường hợp dịch
COVID-19 diễn biến phức
tạp, nguồn cung thực phẩm
cũng không có gì đáng lo
ngại” - Thứ trưởng Phùng
Đức Tiến đánh giá.
Ngăn chặn tuồn heo
qua biên giới
Trong các mặt hàng thực
phẩm được tiêu thụ vào dịp
cuối năm, thịt heo là một mặt
hàng được nhiều người quan
tâm nhất. Ghi nhận diễn biến
thị trường cho thấy trong quý
III và quý IV-2020, giá heo
đã giảm. Tuy nhiên, thời gian
qua giá heo tại một số địa
phương có xu hướng tăng lên
mức 84.000-85.000 đồng/kg
heo hơi.
Đề cập về vấn đề này, Phó
Cục trưởng Cục Chăn nuôi
NguyễnVănTrọng nhận định
đây là diễn biến bình thường
do nhu cầu tiêu thụ dịp cuối
năm tăng. Bởi thông thường
hằng năm, bắt đầu vào tháng
12 âm lịch đến ngày 25-12
âm lịch, nhu cầu thịt heo luôn
tăng cao để phục vụ cho việc
chế biến sâu.
“Khi nhu cầu cao thì giá
thịt heo cũng sẽ bị đẩy cao
hơn. Giai đoạn trước tết
Nguyên đán một tuần đến
rằm tháng Giêng thì nhu cầu
thịt heo sẽ thấp hơn” - ông
Trọng nói.
Giá thịt heo bán sỉ, lẻ rủ nhau tăng
Ngày hômqua, 14-1, giá heo hơi tại nhiều khu vực trên cả
nước tiếp tục tăng 1.000-2.000 đồng/kg. Hiện nay, tại khu
vực phía Bắc đã nhảy lên mức 82.000-86.000 đồng/kg tùy
khu vực. Tại các trại ở khu vực miền Đông Nam bộ, giá heo
hơi cũng tăng lên mức 80.000-82.000 đồng/kg.
Không chỉ heo hơi mà giá thịt heo bán lẻ trên thị trường
cũng tăng. Tại các chợ ở TP.HCM, giá thịt heo bán lẻ đã rục
rịch tăng mạnh từ mấy ngày nay. Sở Tài chính TP.HCM cũng
vừa cho phép các đơn vị thamgia chương trình bình ổn giá
thịt heo tăng 6.000-15.000 đồng/kg tùy sản phẩm. Hiệnmặt
hàng thịt heoba rọi rút xương lên tới 270.000 đồng/kg, sườn
non giá 265.000 đồng/kg.
Giới kinh doanh thịt heo dự báo càng cận tết giá heo hơi
lẫn thịt heo bán lẻ có thể lên cơn sốt. Tuy vậy, lượng heo
về chợ khá dồi dào.
Hiện nay có tình
trạng đưa heo từ
Việt Nam sang
Trung Quốc để bán
lấy lời, do giá heo
hơi tại Trung Quốc
cao hơn nước ta.
Ngày 14-1, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ
chức hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định
52/2013 về thương mại điện tử (TMĐT)”. Đây là buổi hội
thảo cuối cùng được tổ chức nhằm ghi nhận thêm ý kiến để
hoàn thiện dự thảo, trình lên Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn
Mạnh Hùng cho rằng ban soạn thảo cần bổ sung vào dự
thảo các hành vi bị cấm. Chẳng hạn như cấm đưa thông tin
không chính xác, không đầy đủ, sai sự thật.
“Hiện có tình trạng hàng hóa trên sàn TMĐT thông tin
rất long lanh, hình ảnh rất hấp dẫn nhưng giao hàng lại là
hàng... vớ vẩn. Khi phát hiện ra thì số điện thoại lại không
có thật” - ông Hà dẫn chứng.
Ông Hùng cũng góp ý nên bổ sung các thông tin tối
thiểu vào dự thảo. Chẳng hạn, ngoài nhãn hàng hóa thì
phải có tên người chịu trách nhiệm về hàng hóa, để khi
có vấn đề gì xảy ra người tiêu dùng dễ dàng liên hệ,
phản ánh.
Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng cũng chia sẻ rất
hoan nghênh khi dự thảo quy định trách nhiệm của thương
nhân, tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT phải liên đới
chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ bán trên sàn nếu
không đảm bảo các nghĩa vụ được quy định.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty
Luật TNHH SB Law, góp ý về quy định các sàn TMĐT
phải cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước công cụ tra
cứu các thông tin liên quan tới người bán để phục vụ công
tác thanh tra.
Luật sư Hà nhận xét quy định này về mặt kỹ thuật sẽ
khó và cũng tạo ra áp lực rất lớn cho các sàn khi xây dựng
bộ công cụ.
Phân tích về khía cạnh pháp lý, luật sư Hà lo ngại quy
định này có thể vi phạm hoặc mâu thuẫn, trái với quy định
tại Điều 17 Luật An toàn thông tin mạng hay Điều 38 Bộ
luật Dân sự 2015.
“Tôi kiến nghị ban soạn thảo nên bỏ quy định này. Nghĩa
là các sàn TMĐT không phải xây dựng các công cụ nữa,
gây ra nhiều khó khăn, chi phí không tên, vấn đề tài chính,
nhân lực và kỹ thuật tương đối khó” - luật sư Hà góp ý.
Về quản lý hoạt động TMĐT xuyên biên giới, luật sư
Nguyễn Thanh Hà cho rằng dự thảo quy định các sàn TMĐT
phải xác minh danh tính của nhà bán hàng nước ngoài là yêu
cầu không khả thi, thuộc thẩm quyền cơ quan nhà nước.
“Quy định này là không cần thiết và chỉ nên dừng ở chỗ
sàn TMĐT phải yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là
người bán trên sàn giao dịch TMĐT cung cấp thông tin
theo quy định tại Nghị định 52/2013 khi đăng ký sử dụng
dịch vụ. Việc xác minh trong trường hợp cần thiết sẽ do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện với sự phối
hợp của sàn TMĐT” - luật sư Hà nói.
AH
Phó cục trưởng Cục Chăn
nuôi cũng cho rằng mức giá
xuất ở cửa chuồng khoảng
78.000-82.000 đồng/kg heo
hơi là hài hòa ở cả khâu sản
xuất, khâu cung ứng và khâu
tiêu dùng. Sắp tới giá thịt heo
sẽ nhích lên một chút nhưng
chắc chắn sẽ không tăng quá
đột biến như tết năm 2020.
“Chúng ta hoàn toàn chủ
động được nguồn thực phẩm
cho ngày tết” - ông Trọng
khẳng định.
Tuy nhiên, đáng lo ngại
khi vẫn còn hiện tượng thẩm
thấu heo sống đi Trung Quốc.
Thậm chí có tình trạng doanh
nghiệp nhập khẩu heo sống
từ Thái Lan về và chuyển đi
Trung Quốc, trong đó có cả
heo trong nước. Đây là một
trong những nguyên nhân
đẩy giá heo trong nước tăng.
“Giá heo ở Trung Quốc
đang rất cao, gần gấp đôi so
với giá heo của Việt Nam
nên các thương lái tìm mọi
cách để xuất lậu heo sống qua
biên giới. Nếu các cơ quan,
ban, ngành vào cuộc kịp thời,
đặc biệt là các tỉnh biên giới
ngăn chặn tình trạng này thì
việc chủ động nguồn cung
thực phẩm trong nước thuận
lợi hơn” - ông Nguyễn Văn
Trọng, Phó Cục trưởng Cục
Chăn nuôi, nhấn mạnh.•
Tiêu điểm
Bộ NN&PTNT cảnh báo việc
vận chuyển heo và sản phẩm
từheo lậu sẽ làmgia tăngnguy
cơ xâm nhiễm, lây lan các loại
dịch bệnh nguy hiểm. Đơn cử
như dịch tả heo châu Phi, lở
mồm long móng...
Đề xuất cấmsàn thươngmại điện tử thông tin sai sự thật
Giá heo ở Trung Quốc đang cao gấp đôi so với giá heo của Việt Namnên thương lái
tìmmọi cách để xuất lậu heo sống qua biên giới.
Giá thịt heo bán lẻ trên thị trường tăng khámạnh trong những ngày gần đây. Ảnh nhỏ: Heo sống từ
Thái Lan được nhập khẩu về Việt Namđể bổ sung nguồn cung thịt heo trong nước. Ảnh: ANHIỀN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook