012-2021 - page 9

9
Tiêu điểm
KIÊNCƯỜNG
C
hủ đầu tư (CĐT) dự án,
Công ty TNHH Trung
NamBT1547 vừa có văn
bản gửi UBND TP.HCM báo
cáo về những thiệt hại do tạm
dừng thi công dự án một số
hạng mục. Theo CĐT, hàng
loạt hạng mục của dự án ngăn
triều 10.000 tỉ đồng ngừng thi
công khiến nhà đầu tư thiệt hại
chi phí lên đến hàng tỉ đồng
mỗi ngày, trong khi người
dân tiếp tục chống chọi với
triều cường cuối năm vì dự
án chưa hoàn thành vào tháng
12-2020 như kế hoạch.
Phụ lục hợp đồng BT
vẫn chưa được ký
“Do thời gian thực hiện dự
án đã hết hạn nên không có
cơ sở pháp lý tiếp tục triển
khai dự án, dù UBND TP có
chỉ đạo không dừng dự án
nhưng khi phụ lục hợp đồng
BT chưa được ký, không biết
sẽ triển khai dự án bằng cơ sở
pháp lý nào” - ông Vũ Đình
Tân, Giámđốc Công tyTNHH
Trung NamBT 1547, cho biết.
Theo ông Tân, hiện nhà
đầu tư rất lúng túng, không
biết phải xử lý tình trạng này
như thế nào vì mỗi ngày trôi
qua thiệt hại do việc chậm ký
phụ lục hợp đồng BT và việc
chậm bố trí vốn thanh toán
cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam là rất lớn.
Các chi phí thiệt hại có thể
kể đến như chi phí nhân công,
máy móc, thiết bị chờ việc, chi
phí khấu hao vật tư biện pháp
thi công, chi phí thuê kho bãi
bảo quản các thiết bị chưa lắp
đặt tại công trình, chi phí quản
lý dự án, chi phí lãi vay…
Theo báo cáo của CĐT, chi
phí phát sinh do ngừng thi công
dự án từ ngày 15-11 đến ngày
15-12-2020 lên đến hơn 45,6
tỉ đồng, tính ra mỗi ngày CĐT
thiệt hại hơn 1,5 tỉ đồng. Cụ
thể, chỉ riêng việc thi công, chi
phí phát sinh do ngừng thi công
của các nhà thầu từ giữa tháng
11 đến giữa tháng 12-2020 là
hơn 18 tỉ đồng. Trong đó có
đến 14 hạng mục của năm nhà
thầu bị ảnh hưởng.
Ví dụ như hạng mục cơ khí
cửa van, chi phí nhân công chờ
việc lên đến hơn 2,2 tỉ đồng,
chi phí ca máy chờ việc gần
Vũng Tàu sắp thu phí vỉa hè
Ngày 14-1, UBND TP Vũng Tàu cho biết đang sớm
hoàn tất các công việc liên quan để đưa vào áp dụng
mức thu phí sử dụng vỉa hè trên địa bàn, dự kiến từ quý
I-2021.
Theo đó, tháng 6-2020, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
có quyết định ban hành danh mục 154 tuyến đường thu
phí trên địa bàn Vũng Tàu cùng mức giá thuê cụ thể.
Để chuẩn bị triển khai TP Vũng Tàu đã triển khai việc
kẻ vạch phân định đối với các tuyến đường áp dụng thu
phí, trong đó tập trung tại các phường trung tâm…
Tuy nhiên, cuối tháng 12-2020, UBND tỉnh có quyết
định khác điều chỉnh danh mục các tuyến đường thu phí
sử dụng vỉa hè của TP Vũng Tàu. Theo đó, trên địa bàn
TP Vũng Tàu chỉ còn 110 tuyến đường thu phí sử dụng
vỉa hè, giảm 44 tuyến so với quyết định cũ. Lý do điều
chỉnh theo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là để phù hợp với
thực tế khi đưa vào áp dụng thu phí.
Theo đó, mức thu phí sử dụng vỉa hè tại Vũng Tàu
cao nhất là 33.000 đồng/m
2
/tháng, thấp nhất là 11.000
đồng/m
2
/tháng. Các hộ chỉ sử dụng vỉa hè một buổi
trong ngày thì áp dụng mức thu nửa phí…
Hiện Phòng Tài chính Kế hoạch TP Vũng Tàu đã có
văn bản hướng dẫn các phường việc áp dụng mức thu
phí. Các phường cũng đang hoàn thiện kế hoạch thu phí
của từng phường để gửi về TP Vũng Tàu, sớm thống
nhất triển khai.
TRÙNG KHÁNH
Dự án 10.000 tỉ ngừng
thi công, mỗi ngày
thiệt hại hơn 1,5 tỉ
Chỉ riêng việc thi công, chi phí phát sinh do ngừng thi công của
các nhà thầu từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 12-2020 là hơn 18 tỉ đồng.
Nhà thầu dừng bơmnước khu vực công trình thi công cống PhúĐịnh, phường 7 (quận 8)
khiến triều cường dâng cao trên nhiều tuyến đường ngày 15-12-2020. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Yêu cầu lập phương án đảm bảo
an toàn giao thông đường thủy
UBNDTP vừa có vănbản yêu cầuđảmbảo an toàngiao thông
đường thủy các công trình thuộcdựánngăn triều10.000 tỉ đồng.
Theođó, UBNDTPgiaoTrung tâmQuản lý đường thủy (thuộc
SởGTVT) khẩn trương chủ trì, phối hợp với Công tyTNHHTrung
NamBT 1547 và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hệ thống
báo hiệu đường thủy nội địa tại các công trình đã được chấp
thuận lắp đặt theo phương án đảm bảo an toàn giao thông.
Trước khi thi công trở lại (các hạng mục công trình có ảnh
hưởng đến giao thông thủy), UBND TP giao Sở GTVT hướng
dẫn Công tyTNHHTrungNamBT 1547 lập phương án đảmbảo
an toàn giao thông đường thủy phù hợp với điều kiện thi công
thực tế của công trình, gửi sở xem xét, thông qua.
Mới đây, UBND TP có văn
bản gửi các sở, ban, ngành về
thực hiện các biện pháp đảm
bảo an toàn công trình phòng,
chống triều cường trong dịp
tết Nguyên đán Tân Sửu năm
2021. Trong đó, UBND TP giao
các quận, huyện chỉ đạo lực
lượng quản lý đê tăng cường
kiểm tra bờ bao, cống, cửa van
ngăn triều nhằm kịp thời phát
hiện, tu sửa, gia cố những vị trí
xung yếu, xuống cấp, đảm bảo
an toàn công trình, nhất là trong
cácđợttriềucườngtừnayđếntết
Nguyên đánTân Sửu năm2021.
Hiện nhà đầu tư rất
lúng túng, không
biết phải xử lý tình
trạng này như thế
nào vì mỗi ngày trôi
qua, thiệt hại do
việc chậm ký phụ
lục hợp đồng BT và
việc chậm bố trí vốn
thanh toán cho Ngân
hàng Nhà nước Việt
Nam là rất lớn.
2 tỉ đồng, thời gian tăng thêm
khấu hao thép lên đến hơn
162 triệu đồng. Hoặc hạng
mục cung cấp và lắp đặt trạm
bơm, chi phí lưu kho thiết bị
tốn hơn 80 triệu đồng.
“Trong thời gian này, chúng
tôi vẫn đang cố gắng giải quyết
các khó khăn, thiệt hại. Một số
hạng mục nhà thầu khó khăn
dừng thi công, có hạng mục
chúng tôi vẫn đảm bảo triển
khai” - đại diện CĐT nói.
Thiệt đơn, thiệt kép
Theo CĐT, dự án ngăn triều
hoàn thành, đi vào vận hành
thì sẽ không còn cảnh người
dân phải lội bì bõm trong dòng
nước ngập đen kịt, bốcmùi hôi
thối, không còn cảnh các hộ
dân kè bao cát trước cửa để
ngăn nước tràn vào nhà vừa
tát nước ngập từ nhà ra ngoài
mỗi khi có triều cường. Dự án
có ý nghĩa rất lớn trong việc
ổn định cuộc sống của người
dân ở các vùng bị ảnh hưởng
ngập nước do triều cường cũng
như sự phát triển kinh tế - xã
hội của TP.
“Việc kéo dài thời gian hoàn
thành dự án và dự án không
thể tiếp tục triển khai nhà đầu
tư sẽ không chịu trách nhiệm
vì lỗi này không xuất phát từ
nhà đầu tư. Để giải quyết khó
khăn và vướng mắc của dự
án, kính đề nghị UBND TP
sớm tháo gỡ cho dự án tiếp
tục thực hiện” - đại diện CĐT
kiến nghị.
TS Phạm Văn Hùng, Phó
Phân viện trưởng Phân viện
Khoa học công nghệ GTVT
phía Nam, cho rằng khi dự án
chậm tiến độ hoàn thành thì
người dân bị ảnh hưởng đầu
tiên, nhất là khi triều cường
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của họ.
“Dù với lý do gì thì việc dự
án chưa hoàn thành ngoài việc
người dân phải sống chung với
triều cường còn có câu chuyện
thiệt hại dây chuyền về kinh
tế - xã hội, về sự phát triển của
TP…Người dân có cuộc sống
yên ổn, không phải ngày ngày
lo lắng ngập do triều cường thì
họ mới yên tâm làm ăn” - ông
Hùng phân tích.•
Đà Nẵng nói về việc bờ biển Mỹ Khê
xói lở nghiêm trọng
Ngày 14-1, Sở TN&MT TP Đà Nẵng thông tin về xói
lở bờ biển phía đông TP. Theo đó, đoạn bờ biển phía
đông TP có chiều dài khoảng 16 km được cấu tạo bởi
thành phần là cát bở rời.
Qua kiểm tra thực tế, Sở TN&MT TP Đà Nẵng ghi
nhận có sáu khu vực bị xói lở. Hiện tượng này cũng đã
xuất hiện trong các năm 2017 và 2018, tiếp tục trong
thời gian từ cuối tháng 12-2020 đến đầu tháng 1-2021.
Theo Sở TN&MT TP Đà Nẵng, xói lở bờ biển tại khu
vực này thường xuất hiện vào những ngày có thời tiết
cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới.
Cùng với đó, không khí lạnh hoạt động mạnh gây
sóng to, gió mạnh, nước dâng… trùng với thời kỳ hoạt
động mạnh của gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp
đến bờ biển TP Đà Nẵng. Đến mùa khô (mùa hoạt động
của gió mùa Tây Nam) thì bãi cát được bồi trở lại. Đến
cuối tháng 8, đầu tháng 9 hằng năm, bãi biển đạt chiều
rộng lớn nhất. “Do đó, bờ biển TP Đà Nẵng đến thời
điểm hiện nay tuy xuất hiện hiện tượng xói lở nhưng
vẫn tương đối ổn định” - Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho
hay.
Về giải pháp lâu dài, Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho
hay cần đánh giá tổng thể, đảm bảo cơ sở khoa học để
có giải pháp nhằm chủ động giảm thiểu tiêu cực từ hiện
tượng sạt lở nêu trên. Do đây là hoạt động chuyên môn
sâu, cần có sự tham gia của các nhà khoa học nên Sở
TN&MT sẽ báo cáo UBND TP cho chủ trương để tiến
hành nghiên cứu.
Trước mắt, Sở TN&MT tiếp tục kiểm tra, theo dõi,
cập nhật số liệu về hiện tượng xâm thực bờ biển để kịp
thời báo cáo UBND TP có các biện pháp xử lý thích
hợp cho từng thời điểm cụ thể. Sở đang hoàn chỉnh hồ
sơ thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển TP Đà Nẵng...
TẤN VIỆT
TP Vũng Tàu đã triển khai việc kẻ vạch phân định đối với
các tuyến đường áp dụng thu phí. Ảnh: TRÙNGKHÁNH
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook