021-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa26-1-2021
Thứ ba, người lái xe chưa đủ độ
tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển
xe cơ giới; người lái xe không có
giấy phép lái xe (GPLX); sử dụng
GPLX không hợp lệ hoặc sử dụng
GPLX không do cơ quan có thẩm
quyền cấp. Ngoài ra là người sử
dụng GPLX bị tẩy xóa hoặc sử
dụng GPLX hết hạn tại thời điểm
xảy ra tai nạn hoặc sử dụng GPLX
không phù hợp đối với xe cơ giới
bắt buộc phải có GPLX.
Nghị định nêu: “Trường hợp người
lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX
có thời hạn hoặc bị thu hồi GPLX
thì được coi là không có GPLX”.
Thứ tư, thiệt hại gây ra hậu quả
gián tiếp bao gồm: Giảm giá trị
thương mại, thiệt hại gắn liền với
việc sử dụng và khai thác tài sản
bị thiệt hại. Thứ năm, thiệt hại đối
với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp
trong tai nạn.
Thứ sáu, thiệt hại đối với tài sản
đặc biệt bao gồm: Vàng, bạc, đá
quý, các loại giấy tờ có giá trị như
tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi
hài, hài cốt. Thứ bảy, chiến tranh,
khủng bố, động đất.
Thứ tám, thiệt hại đối với tài sản
do người lái xe điều khiển xe mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ
cồn, sử dụng ma túy và chất kích
thích bị cấm.
Cần bảo vệ tối đa
quyền lợi bên thứ ba
Trong số các trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm, trường hợp
thứ tám được nhiều người quan tâm.
Ông Trần Nguyên Đán, Viện
trưởng Học viện Bảo hiểm và
quản trị rủi ro tài chính (IFRM),
cho biết rất ủng hộ quy định này.
Bởi lẽ nó góp phần hạn chế tình
trạng sử dụng rượu, bia, chất kích
thích khi điều khiển phương tiện
tham gia giao thông. Thực tế,
lâu nay nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm cũng đã từ chối bồi thường
nếu người mua bảo hiểm thuộc
trường hợp trên.
Tuy nhiên, một vấn đề mà theo
ông Đán rất đáng quan tâm là
quyền lợi của bên thứ ba. Bởi bồi
thường trong bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới là bồi thường cho nạn nhân
của vụ tai nạn do người mua bảo
hiểm gây ra (tức bên thứ ba). Nếu
người điều khiển phương tiện có
nồng độ cồn hoặc ma túy mà gây
tai nạn và không được bảo hiểm
bồi thường thì người thiệt hại
chính là nạn nhân.
Theo ông Đán, sau khi gây tai
nạn, người gây tai nạn bồi thường
cho nạn nhân và sau đó bảo hiểm
sẽ bồi hoàn cho họ. Tuy nhiên, theo
quy định mới, nếu người gây tai nạn
có cồn hoặc ma túy thì sẽ không
được bồi hoàn nữa, nghĩa là phải
chịu trách nhiệm 100% với thiệt
hại của nạn nhân.
Ông Đán nói: “Câu hỏi đặt ra
là nếu người gây tai nạn không có
tiền bồi thường thì sẽ ra sao? Chẳng
hạn người đó rất khó khăn, gây tai
nạn khi sử dụng rượu, bia và không
được bảo hiểm bồi thường, vậy họ
sẽ lấy đâu ra tiền để đền cho nạn
nhân? Trong khi quyền lợi nạn nhân
cần được bảo vệ mới là điều quan
trọng nhất”.
TUYẾNPHAN
C
hính phủ vừa ban hành Nghị
định 03/2021 về bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới, có hiệu lực kể
từ ngày 1-3 tới. Một trong những
nội dung đáng chú ý là nghị định
bổ sung thêm các trường hợp bị từ
chối bảo hiểm khi xảy ra tai nạn.
Tám trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm
Quy định tại Nghị định 103/2008
(sửa đổi, bổ sung năm 2013) nêu
bảy trường hợp doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền không bồi thường
thiệt hại. Trong khi nghị định mới
tăng số trường hợp thuộc diện loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm lên tám.
Thứ nhất, hành động cố ý gây
thiệt hại của chủ xe cơ giới, người
lái xe hoặc người bị thiệt hại. Thứ
hai, người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ
chạy, không thực hiện trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm
không bồi
thường nếu
tài xế có cồn
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi
thường với tài sản do người lái xe điều
khiển xe có nồng độ cồn, sử dụngma túy
và chất kích thích bị cấm.
Theo ông Đán, cần phải có một
cơ chế đặc biệt để bồi thường cho
nạn nhân trong trường hợp nêu trên.
Cụ thể là quỹ bảo hiểm chi hỗ trợ
nhân đạo nhằm bảo đảm quyền lợi
cho bên thứ ba.
Luật sư Nguyễn Thị Vi, Đoàn
Luật sư TPHà Nội, đưa ra hai lưu ý
để tránh gây tranh cãi và bảo vệ tốt
nhất quyền lợi của nạn nhân trong
các vụ tai nạn giao thông.
Thứ nhất là cần có hướng dẫn cụ
thể về việc xác định thế nào là “có
nồng độ cồn, sử dụng ma túy và
chất kích thích bị cấm”. Bởi thực
tế có người sử dụng thuốc cảm có
chứa thành phần morphine nhưng
khi kiểm tra ma túy vẫn cho kết quả
dương tính. Vậy trường hợp này có
được coi là loại trừ trách nhiệm bảo
hiểm hay không?
Thứ hai, cần tăng mức hỗ trợ
nhân đạo trong quỹ bảo hiểm cao
hơn đối với những trường hợp thuộc
diện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Lỗi là do tài xế nhưng phải hỗ trợ
khắc phục tốt nhất thiệt hại gây ra
cho nạn nhân.
Cũng theo luật sư Vi, với các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải,
họ sẽ có trách nhiệm bồi thường
khi xảy ra tai nạn với tư cách là
pháp nhân. Để tránh tình huống
bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm,
các doanh nghiệp cần tăng cường
kiểm soát chặt chẽ đầu vào, điều
kiện hợp đồng với tài xế và người
lao động. Đặc biệt là kiểm tra kỹ
việc nghiêm cấm sử dụng rượu,
bia, chất kích thích khi điều
khiển xe.•
Theo Nghị định 03/2021, doanh nghiệp bảo hiểm
có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực
tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong
năm tài chính trước liền kề để đóng vào quỹ bảo
hiểm xe cơ giới.
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới chỉ được sử dụng cho một
sốmục đích nhất định, trong đó có chi hỗ trợ nhân đạo.
Cụ thể, với các trường hợp không xác định được xe gây
tai nạn, xe không thamgia bảo hiểmvà các trường hợp
loại trừ trách nhiệm bảo hiểm (trừ hành động cố ý gây
thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người
bị thiệt hại), quỹ bảo hiểm sẽ chi 30%mức trách nhiệm
bảohiểmtheoquy định/người/vụđối với trườnghợp tử
vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/
người/vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận
được điều trị cấp cứu.
Trường hợp doanh nghiệp đã tạm ứng bồi thường
nhưng tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm
bảohiểmhoặc khoản tiền tạmứngvượtmứcbồi thường,
ban điều hành quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm
hoàn trả số tiền trên cho doanh nghiệp.
Hỗ trợ 10%-30% nếu loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Nếu người điều khiển
phương tiện có nồng độ
cồn hoặc ma túy mà gây
tai nạn và không được
bảo hiểm bồi thường thì
người thiệt hại chính là
nạn nhân (bên thứ ba).
Lên mạng lừa tình, lừa tiền cả người bán dâm
Ngày 25-1, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt
Nguyễn Trọng Tuấn (sinh năm 1991) bảy năm tù về hai
tội cưỡng đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
HĐXX đồng tình với nội dung VKS truy tố. Theo
đó, từ tháng 8-2017 đến tháng 11-2019, Tuấn đã cưỡng
đoạt năm vụ đối với các cô gái bán dâm với tổng số tiền
94,2 triệu đồng.
Cạnh đó, Tuấn còn giả làm nữ hành nghề môi giới mại
dâm, Tuấn đã yêu cầu người bán dâm chuyển tiền phí môi
giới, tiền đặt phòng để chiếm đoạt gần 102 triệu đồng của
17 bị hại.
Bị cáo phạm tội nhiều lần nên HĐXX cho rằng cần xử
nghiêm. Tuy nhiên, tòa cũng cân nhắc các tình tiết giảm
nhẹ về nhân thân cùng việc bồi thường để có mức hình
phạt phù hợp.
Tại tòa, Tuấn thừa nhận sử dụng mạng xã hội Zalo tạo
các tài khoản mang tên Midu Thảo, Dung Pela, Nhung
Rosa đóng giả nữ hành nghề môi giới mại dâm.
Trên các tài khoản này, Tuấn đăng thông tin tuyển PG
đi bán dâm hoặc đi bay lắc với giá 10-15 triệu đồng. Đồng
thời, Tuấn đưa các thông tin như dáng càng đẹp giá càng
cao, tiền được nhận trước khi làm, mọi thông tin được
bảo mật. Từ đó, nhiều người bán dâm đã chủ động kết nối
Zalo với Tuấn.
Tuấn yêu cầu người bán dâm chuyển khoản 1-6 triệu
đồng phí môi giới và tiền đặt phòng khách sạn. Kèm theo
đó, Tuấn còn nói người bán dâm gửi cho Tuấn ảnh khỏa
thân của họ.
Sau đó Tuấn sử dụng chính hình ảnh trên đe dọa,
uy hiếp người bán dâm chuyển tiền cho mình. Nếu
không, Tuấn sẽ tung ảnh lên mạng cho mọi người
cùng xem.
Cạnh đó, khi người bán dâm đồng ý đi bán dâm, Tuấn
đóng vai người mua dâm. Trong lúc quan hệ tình dục,
Tuấn dùng máy tính MacBook quay lại cảnh làm tình. Sau
khi về, Tuấn gửi đoạn clip qua Zalo của nạn nhân để đe
dọa họ, buộc đưa tiền mới xóa. Nếu không thì sẽ tung lên
mạng Internet cho mọi người xem.
HOÀNG YẾN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook