021-2021 - page 16

16
Theo hãng tin
Reuters
ngày 24-1, Mỹ sẽ cấm người
không phải công dân từ Nam Phi nhập cảnh kể từ ngày
30-1 tới nhằm hạn chế đà lây của biến thể mới của virus.
Biến thể 501Y.V2 ở Nam Phi có khả năng truyền nhiễm
nhanh hơn các biến thể cũ tới 50% và đã xuất hiện ở ít
nhất 20 nước. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch
bệnh Mỹ (CDC) cho biết sẽ thêm các nước này vào danh
sách cấm nhập cảnh nếu cần thiết.
Hiện ở Mỹ, 20 bang có biến thể B.1.1.7 ở Anh nhưng
chưa phát hiện có biến thể 501Y.V2 ở Nam Phi. Theo TS
Antholy Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về các bệnh dị
ứng và truyền nhiễm, vaccine hiện tại ngừa hiệu quả biến
thể ở Anh nhưng có vẻ ít hiệu quả với biến thể ở Nam
Phi.
Dự kiến ngày 25-1 (giờ địa phương), Mỹ sẽ khôi phục
lệnh cấm nhập cảnh với người không phải công dân từ
Brazil, Anh, Ireland và từ 26 nước châu Âu khác. Quyết
định này nhằm chặn lệnh của chính phủ Tổng thống
Donald Trump dỡ bỏ lệnh cấm (được chính phủ ông
Trump áp dụng giữa tháng 3-2020) từ ngày 26-1-2021.
Ngày 26-1, CDC sẽ yêu cầu toàn bộ khách quốc tế phải
trình kết quả xét nghiệm âm tính thực hiện trong vòng ba
ngày mới được vào Mỹ.
Tính tới ngày 24-1, Mỹ đã mất hơn 418.000 người và đà
tử vong vẫn rất cao (trên dưới 4.000 người/ngày). Dù nỗ
lực nhưng Tổng thống Joe Biden thừa nhận số người chết
có thể lên đến trên 600.000 mới dần chậm lại.
THIÊN ÂN
ĐĂNGKHOA
N
gày22-1,ỦybanThường
vụQuốc hội TrungQuốc
(TQ) thông qua luật hải
cảnh, một động thái có thể
sẽ gây nhiều biến động ở
Biển Đông, biển Hoa Đông
và các vùng biển tranh chấp
lân cận. Không lâu sau bước
đi của TQ mà nhiều chuyên
gia cho là rất nguy hiểm này,
nhiều nước liên quan nhanh
chóng có phản ứng.
Mỹ, Nhật: Sẽ bảo vệ
Biển Đông,
biển Hoa Đông
Hãng thông tấn
Kyodo
News
cho biết ngày 24-1
Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Nobuo Kishi và tân
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Lloyd Austin đã điện đàm
và đồng ý sẽ tăng cường
sức mạnh liên minh trong
bối cảnh TQ ngày càng tăng
tính quyết liệt trong các tranh
chấp hàng hải.
Theo lời Bộ trưởng Kishi
nói với báo chí sau cuộc
điện đàm, hai ông thống
nhất “phản đối mọi ý định
đơn phương nhằm thay đổi
hiện trạng ở Biển Đông và
biển Hoa Đông”. Ông Kishi
cho biết ông và người đồng
cấp Mỹ tái khẳng định Mỹ
có trách nhiệm bảo vệ một
khi Nhật bị tấn công ở quần
đảo Senkaku thuộc biển
Hoa Đông.
Ngoài thống nhất tăng
cường liên minh, hai bộ
trưởng cũng đề cập tính cấp
thiết trong hợp tác với các
đối tác cả trong và ngoài
khu vực nhằm duy trì và
củng cố một khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương
tự do và rộng mở.
Trong khi đó, hãng tin
Reuters
dẫn thông báo từ
Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương của Mỹ
ngày 24-1 cho biết nhóm
tác chiến tàu sân bay USS
Theodore Roosevelt đã được
bố “sẽ theo dõi mọi diễn biến
liên quan hải cảnh TQ” và
khẳng định sẽ tiếp tục “phản
ứng kiên quyết và điềm tĩnh
với tàu TQ”.
Ngoài ra, nhà phân tích
ngoại giao hàng hải Christian
Le Miere và là nhà sáng lập
công ty tư vấn chiến lược
Arcipel (về địa chính trị và
địa kinh tế) cho rằng luật hải
cảnh TQ “đánh vào trái tim”
chính sách tự do lưu thông
hàng hải của Mỹ ở Biển
Đông. Vì thế, bước đi mới
nhất này của TQ có thể làm
phức tạp hơn quan hệ giữa
nước này với Mỹ vốn đang
có quan hệ liên minh chiến
lược với nhiều nước châu
Á - Thái Bình Dương, trong
đó có Nhật, Philippines, theo
đài
Al Jazeera
.
Mỹ luôn nói rõ Hiệp ước
Hợp tác và An ninh chung
Mỹ - Nhật có điều khoản Mỹ
bảo vệ Nhật, áp dụng cho cả
trường hợp Nhật bị tấn công
ở Senkaku. Tháng trước Mỹ
vừa thông báo sẽ kết hợp lực
lượng hải cảnh chung với các
lực lượng hàng hải để đối phó
với sự gia tăng hiện diện của
TQ ở Biển Đông.•
Quốc tế -
ThứBa26-1-2021
triển khai vào Biển Đông từ
ngày 23-1. Đi cùng tàu sân
bay USSTheodore Roosevelt
lớp Nimitz là tàu tuần dương
tên lửa USS Bunker Hill
lớp Ticonderoga, tàu khu
trục tên lửa USS Russell
và USS John Finn cùng lớp
Arleigh Burke.
Theo tuyên bố của quân
đội Mỹ, nhóm tác chiến tàu
sân bay thực hiện các chiến
dịch như thường lệ “nhằm
đảm bảo tự do trên biển,
xây dựng quan hệ đối tác
thúc đẩy an ninh hàng hải”.
Trung Quốc
khó lộng hành
Ngay từ trước khi Mỹ, Nhật
phản ứng đã xuất hiện nhiều
ý kiến quan ngại về luật hải
cảnh TQ, dù người phát ngôn
Bộ Ngoại giao TQHoa Xuân
Oánh nói luật “phù hợp với
thông lệ quốc tế”.
Báo
South China Morning
Post
lo ngại căng thẳng giữa
TQ và các nước láng giềng
có rủi ro sẽ tăng cao sau động
thái nguy hiểm này của TQ.
Sở dĩ nói nguy hiểm là vì TQ
tuyên bốmình có chủ quyền ở
gần hết Biển Đông và ở biển
Hoa Đông. Ngoài tranh chấp
với Nhật (ở biển Hoa Đông)
và với Philippines, Malaysia,
Việt Nam, Brunei, lãnh thổ
Đài Loan (ở Biển Đông), TQ
còn tranh chấp quyền đánh
cá với Indonesia ở quần đảo
Natuna.
Nhà nghiên cứu Collin
Koh tại Trường nghiên cứu
quốc tế S Rajaratnam thuộc
ĐH Công nghệ Nanyang
(Singapore) đặc biệt lo ngại
rằng từ ngữ không rõ ràng
trong luật - chẳng hạn cụm
từ “các vùng biển thuộc tài
phán quốc gia” - có thể sẽ
tăng rủi ro xung đột ở các
vùng biển tranh chấp.
Nhật gần đây gửi công hàm
phản đối việc tàu hải cảnh TQ
tăng hiện diện gần quần đảo
Senkaku ở biển Hoa Đông.
Ngay từ lúc TQ công bố dự
luật, Chánh Văn phòng nội
các Katsunobu Kato đã tuyên
Ngư dân Philippines quan sátmột tàu hải cảnh TQdi chuyển trong khu vực bãi cạn Scarborough.
Ảnh: REUTERS
130
là số tàu lực lượng hải cảnhTQ
sở hữu tính tới cuối năm2019,
gấp đôi số tàu tuần tra của lực
lượng hải cảnh Nhật.
Tiêu điểm
Luật hải cảnh TQ
“đánh vào trái tim”
chính sách tự do lưu
thông hàng hải của
Mỹ ở Biển Đông.
Trung Quốc không thể lộng hành
bằng luật hải cảnh
Một ngày sau khi Trung Quốc ban hành luật hải cảnh, Mỹ điều nhóm tác chiến tàu sân bay
USSTheodore Roosevelt vào BiểnĐông.
Ông Biden đi bước quyết liệt chống COVID-19
Luật hải cảnh nguy hiểm của TQ
Luật hải cảnh TQ (có hiệu lực từ ngày 1-2) cho phép lực
lượng hải cảnh nước này được “thực hiện mọi biện pháp
cần thiết trong đó bao gồm việc sử dụng vũ khí” khi cái
mà TQ gọi là “chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền, và tài
phán bị các tổ chức và cá nhân nước ngoài xâm phạm bất
hợp pháp trên biển”.
Hải cảnh TQ được bắn vào tàu nước ngoài mà không cần
cảnh báo trước nếu chỉ huy thấy cần thiết. Luật cho phép hải
cảnh TQ phá các cấu trúc nước khác dựng trên các đảo đá
mà TQ tuyên bố của mình, khám xét tàu nước ngoài trong
vùng biển TQ cho là thuộc chủ quyền của mình. Cũng theo
luật này, hải cảnh TQ được lập các khu vực cấm tạm thời
ngăn tàu và người nước khác xâm nhập vùng biển mà TQ
tuyên bố chủ quyền, bắt giữ hoặc yêu cầu tàu nước ngoài
bị cho là xâmnhập trái phép cái TQ gọi là lãnh hải củamình
phải rời đi...
4mục tiêumà
TQnhắmtới
Đầu tháng 12-2020, khi TQ công bố dự luật hải
cảnh,
Pháp Luật TP.HCM
đã có loạt bài phân tích
về dự luật nguy hiểm này. Loạt bài có sự tham gia
của nhiều chuyên gia uy tín trong ngành, bao gồm:
GS James Kraska (Trung tâm Luật quốc tế Stockton,
ĐH Hải chiến Mỹ); bà Bonnie Glaser, Giám đốc dự
án Sức mạnh TQ thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến
lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ; chuyên gia Gregory
B. Poling, Giám đốc của Sáng kiến minh bạch hàng
hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS; tướng hai sao Daniel
Schaeffer (Pháp); chuyên gia Hoàng Việt (ĐH Luật
TP.HCM);… Các chuyên gia nhìn chung đều khẳng
định luật hải cảnh là bước leo thang căng thẳng mới
nhằm “luật hóa” các hành động phi pháp của hải cảnh
TQ vốn đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Có bốn mục tiêu mà TQ nhắm tới: (i) Tăng cường
kiểm soát Biển Đông; (ii) Chiêu bài “thực thi pháp luật”;
(iii) Tạo đà gia tăng bắt nạt láng giềng; (iv) Áp đặt luật
nội địa lên các nước khác. Trên cơ sở đó, các chuyên gia
nhận định các quốc gia ASEAN nên cân nhắc việc dừng
các cuộc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông
(COC), trừ khi có thể yêu cầu TQ chấp nhận đưa phán
quyết năm 2016 vào trong nội dung COC.
Ngoài ra, cộng đồng quốc tế nên tiến hành tố cáo
TQ trước Liên Hợp Quốc, rằng TQ muốn thực thi
pháp luật trên một vùng biển quốc tế mà nước này
không được công nhận quyền tài phán. TQ cũng
không được bất kỳ ai có thẩm quyền ủy quyền để thực
hiện các hoạt động như vậy. Mặt khác, các nước phải
tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của không quân
và hải quân được liên kết giữa các quốc gia trên khắp
trong và ngoài Biển Đông để TQ không thể có cơ hội
nhúng tay vào vùng hàng hải quốc tế đó.
ĐẠI THẮNG
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook