12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 17-2-2021
BÁCHAN
Đ
ợt dịch bùng phát kể
từ ngày 27-1-2020 đến
nay, Việt Nam đã ghi
nhận 719 ca lây nhiễm trong
cộng đồng, 13 tỉnh, thành
phố có ca nhiễm, trong đó
Hải Dương là địa phương
có số ca nhiễm cao nhất với
hơn 500 ca. Ngày 15-2, địa
phương này đã phải ra quyết
định cách ly xã hội toàn tỉnh
theo Chỉ thị 16.
Dịch ở Hải Dương
còn rất phức tạp
Tại Hải Dương, BộYtế ghi
nhận bốn ổ dịch lớn gồm Chí
Linh, CẩmGiàng, Kinh Môn
và Nam Sách. Riêng huyện
CẩmGiàng diễn biến rất phức
tạp, còn ổ dịch Chí Linh đã
phong tỏa từ ngày 27-1 đến
nay, tình hình tạm ổn.
Để thực hiện việc cách ly
xã hội trên phạm vi toàn tỉnh,
SởGTVT tỉnhHải Dương vừa
có thông báo về việc hạn chế
phương tiện lưu thông trên các
quốc lộ 5, 18, 38, 38B, 17B,
37 đoạn qua địa bàn.
Theo thông báo, thời gian
áp dụng việc hạn chế nêu trên
kể từ 0 giờ ngày 16-2 cho đến
khi có thông báo mới.
“Trừ các trường hợp đặc
biệt vì lý do công vụ và các
trường hợp cung cấp lương
thực, thực phẩm, nhu yếu
phẩm cần thiết; xe đưa đón
công nhân, chuyên gia của
các doanh nghiệp, chuyên
chở nguyên vật liệu sản xuất
theo quy định của Chỉ thị 16/
CT-TTg” - thông báo nêu rõ
các trường hợp được lưu thông
qua địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo khuyến cáo của cơ
quan chuyên môn, chủng
virus SARS-CoV-2 phát hiện
dân từ địa phương không có
dịch vào Quảng Ninh phải có
giấy xét nghiệm COVID-19
âm tính.
Trong ngày 16-2, tất cả cơ
quan, đơn vị trong tỉnh phải
đồng loạt thực hiện việc phun
tiêu độc, khử trùng toàn bộ
trụ sở làm việc để chuẩn bị
cho ngày làm việc đầu tiên
sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán.
QuảngNinh cũng triển khai
xét nghiệm toàn dân đối với
các địa bàn trọng điểm và
xét nghiệm trên diện rộng
đối với một số địa phương
có nguy cơ.
Tại Hà Nội, sáng 16-2, TP
ghi nhận ca mắc thứ 36 trong
đợt dịch này. Nhằm phòng
chống dịch COVID-19, Hà
Nội yêu cầu người dân từ các
địa phương trở lại TPphải khai
báo y tế. Trường hợp nào trốn
khai báo làm lây dịch bệnh
sẽ bị xử phạt mức cao nhất
(200 triệu đồng) và có thể bị
xử lý hình sự.
Chiều16-2,Trung tâmKiểm
soát bệnh tậtTP.HCM(HCDC)
ban hành kế hoạch giám
sát người từ vùng dịch
COVID-19 trong nước đến
TP.HCM sau tết Nguyên
đán 2021.
Theo đó, những người từ
các vùng dịch trong nước
đến TP.HCM trong vòng 14
ngày đều phải thực hiện khai
báo y tế trực tiếp cho cơ quan
chức năng. Căn cứ vào diễn
tiến tình hình dịch bệnh trong
nước, HCDC sẽ hướng dẫn
hình thức giám sát y tế và sẽ
cập nhật thường xuyên trên
trang thông tin điện tử của
HCDC.
Tại sân bay, nhà ga, bến
xe, HCDC phối hợp với hàng
không, đường sắt, nhà xe…
thông tin đến khách hàng
trên từng chuyến đi những
quy định giám sát y tế đối
với người từ vùng dịch và
vận động khai báo trung thực
để được hỗ trợ chăm sóc y tế
khi cần thiết.
Những hành khách khai
báo đến từ vùng dịch sẽ được
tổ chức làm tờ khai trên máy
bay, tàu xe hoặc ngay khu
vực xuống sân bay, nhà ga,
bến xe. Trung tâm y tế quận,
huyện được phân công thực
hiện sàng lọc và chỉ định các
hình thức cách ly hoặc giám
sát y tế đối với từng cá nhân
dựa trên tờ khai y tế…•
COVID-19: Nhiều địa phương
siết chặt việc phòng chống
Để đảm
bảo an toàn
trước diễn
biến phức
tạp của dịch
COVID-19,
một số địa
phương triển
khai các biện
phápmạnh
như yêu cầu
khai báo y tế,
xét nghiệm
tất cả người
từ vùng dịch
đến.
42
là sốcamắcmới ghi nhận trong
ngày 16-2. Trong đó, 40 ca tại
Hải Dương, hai ca tại Hà Nội và
một ca tại Quảng Ninh.
Hai ca tại Hà Nội và Quảng
Ninh là F1, đã được cách ly
trước đó.
Trong 40 ca tại Hải Dương,
36 ca là F1 đã được cách ly
trước đó và bốn ca la chùm
ca bệnh trong một gia đình,
phat hiện thông qua giam sat
sốt, ho trong cộng đồng. C ng
tác điều tra dịch tễ đang được
tiếp tục thực hiện.
Tiêu điểm
ChốtkiểmsoátcấptỉnhđặtởngãbachâncầuvượtQuánGỏi,HưngThịnh,huyệnBìnhGiang,HảiDương.
Ảnh:TTXVN
tại Hải Dương là biến chủng
mới có khả năng gây bệnh và
lây lan rất nhanh.
Để chủ động kiểm soát tốt ổ
dịch, phát hiện sớmcác trường
hợp nhiễm bệnh, không để
lây lan rộng trong cộng đồng,
Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chốngdịchCOVID-19đề nghị
UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương khẩn
trương chỉ đạo các đơn vị liên
quan thông tin rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại
chúng yêu cầu: “Người dân
đã từng đi, đến, về từ huyện
CẩmGiàng, Hải Dương trong
thời gian từ ngày 15-1 đến nay
chủ động liên hệ với trạm y
tế xã, phường hoặc cơ sở y
tế gần nhất nơi đang lưu trú
tại địa phương để khai báo
y tế, hướng dẫn lấy mẫu xét
nghiệmSARS-CoV-2 và giám
sát sức khỏe”.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng,
chống dịch COVID-19 cũng
đề nghị tổ chức việc tiếp nhận
Khẩn trương tổ chức
truy vết, điều tra,
xử lý ổ dịch ngay
khi phát hiện các
trường hợp nghi
ngờ hoặc mắc bệnh
COVID-19.
thông tin của người dân; tích
cực rà soát, lấy mẫu bệnh
phẩmvà thực hiện xét nghiệm
SARS-CoV-2chonhữngngười
về từ huyện Cẩm Giàng, Hải
Dương và các thành viên sống
trong cùng gia đình một cách
triệt để, giám sát sức khỏe
theo quy định.
Cùng với đó, khẩn trương
tổ chức truy vết, điều tra, xử
lý ổ dịch ngay khi phát hiện
các trường hợp nghi ngờ hoặc
mắc bệnh COVID-19 và báo
cáo kịp thời về Bộ Y tế (cơ
quan thường trực Ban chỉ
đạo quốc gia) theo quy định.
Quảng Ninh, Hà Nội,
TP.HCM siết chặt
người về sau tết
TạiQuảngNinh, địaphương
này thống nhất chủ trương tất
cả người dân từcác địa phương
có dịch vào tỉnh sẽ được bố
trí cách ly y tế 14 ngày có
thu phí tại các cơ sở cách ly
tập trung. Còn đối với người
Cán bộ, công chức âm tính với nCoV
mới được trở lại làm việc
Tối 16-2, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận, đã ký văn bản hỏa tốc yêu cầu các cơ
quan, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
khẩn trương thông báo cho tất cả cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động và chuyên gia làm việc tại tỉnh.
Theo đó, trong vòng 14 ngày kể từ ngày 2-2 những ai
có đi đến 13 tỉnh, thành phố có dịch bệnh COVID-19,
khi về tỉnh phải thực hiện khai báo y tế và thực hiện lấy
mẫu xét nghiệm để sàng lọc SARS-CoV-2. Khi có kết
quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở
lại làm việc.
UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp
thực hiện lập danh sách và gửi về trung tâm y tế trên địa
bàn; riêng các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh quản lý tại
địa bàn TP Phan Thiết, giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh thực hiện việc lấy mẫu giám sát.
Các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện việc giám sát, lấy
mẫu và thông báo kết quả xét nghiệm cho các cơ quan,
đơn vị và doanh nghiệp biết.
PHƯƠNG NAM
29 địa phương cho học sinh lùi thời gian
đến trường sau tết
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nên nhiều tỉnh,
thành phố đã cho học sinh (HS) lùi thời gian đến trường
để đảm bảo an toàn.
Theo ghi nhận của
Pháp Luật TP.HCM,
đến ngày 16-2,
đã có 29 tỉnh, thành phố cho HS nghỉ học tập trung phòng,
chống dịch COVID-19. Trong thời gian HS ngừng đến
trường, nhà trường phải tổ chức dạy học trực tuyến để
đảm bảo khung chương trình.
•
Cùng ngày, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản hướng
dẫn tổ chức dạy học qua Internet đối với các cơ sở giáo
dục tiểu học trong thời gian HS ngừng đến trường.
Theo đó, các trường tiếp tục thực hiện theo đúng kế
hoạch thời gian năm học đã được ban hành. Hiệu trưởng
chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học qua Internet
bằng nhiều giải pháp khác nhau, tập trung cho các môn
học sau:
Khối 1, 2, 3: Toán, tiếng Việt, ngoại ngữ;
Khối 4, 5: Toán, tiếng Việt, ngoại ngữ, khoa học, lịch sử
và địa lý.
Đối với các nơi có điều kiện, khuyến khích giáo viên các
môn khác cùng tham gia thực hiện dạy học qua Internet.
Các phòng GD&ĐT chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối
hợp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả các bài dạy của giáo
viên, có thể tổ chức phân công theo từng cụm trường để
tiết kiệm sức lao động, khai thác hệ thống bài giảng qua
Internet đã được chia sẻ tại trang thông tin điện tử của
Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT.
Riêng khối 5, xây dựng kế hoạch bài dạy theo công văn
ngày 28-1 của Bộ GD&ĐT thực hiện kế hoạch giáo dục
lớp 5 học kỳ II.
Sở GD&ĐT lưu ý nhà trường sắp xếp thời gian tổ chức
dạy học trực tuyến phù hợp, thuận tiện với thời gian học
tập của HS, thông báo thời gian biểu cụ thể cho cha mẹ
HS để hỗ trợ hoạt động học tập của HS.
NGUYỄN QUYÊN