032-2021 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư 17-2-2021
TSNGUYỄNMINHHÒA
H
è năm ngoái, đoàn
cựu chiến binh của
TrườngĐHKHXH&NV
TP.HCM có dịp đến thăm
các di tích lịch sử của vành
đai lửa nơi biên giới. Chúng
tôi đã đến viếng các nghĩa
trang, các nhà tưởng niệm
các chiến sĩ và nơi diễn ra
những trận đánh ác liệt bảo
vệ biên giới phía Bắc kéo dài
suốt từ năm 1979 đến 1991.
Mấy năm gần đây, việc tổ
chức kỷ niệm và tưởng niệm
về ngày 17-2 và những năm
tháng hào hùng đó được tổ
chức đàng hoàng, trọng thể.
Nhiều nhà tưởng niệm anh
hùng, liệt sĩ dọc biên giới
được xây dựng, các nghĩa
trang được đầu tư và chăm
lo, việc tìm kiếm hài cốt các
liệt sĩ được làm chu đáo. Và
từ năm 2020, những phim tài
liệu chỉ đích danh và nêu đúng
chuyên đề trình bày khái quát
bằng hình ảnh và sơ đồ về
cuộc chiến này - NV). Các
anh ấy nói nếu có bảo tàng
thì cũng chẳng có gì, còn gì
để trưng bày cả…
Khi về Hà Nội và TP.HCM,
tìm hiểu kỹ tôi mới thấy đau
xót. Có một giai đoạn các
thông tin về cuộc chiến bảo
vệ biên giới phía Bắc dường
như ít được nhắc đến. Có lẽ
vì vậy mà các chứng tích về
những tội ác của quân xâm
lược Trung Quốc trong cuộc
chiến này hầu nhưkhông được
Lãnh đạo tỉnhQuảngNinh dâng hương tưởng niệmcác anh hùng liệt sĩ tại đài tưởng niệmPòHèn
(xãHải Sơn, TPMóng Cái, QuảngNinh).
42 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
Nên có bảo tàng chiến tranh
biên giới phía Bắc
Một bảo tàng haymột phòng trưng bày trong bảo tàng với đầy đủ chứng tích của cuộc chiến đấu
bảo vệ biên giới phía Bắc là điều rất nên có.
tên sự kiện được công khai
trình chiếu trên kênh truyền
hình quốc gia. Đó là điều mà
nhân dân hoan nghênh, thấy
rất ấm lòng.
Nhân dịp về thăm chiến
trường xưa lần ấy, tôi ngỏ ý
đi thăm bảo tàng chiến tranh
biên giới phía Bắc. Các anh ở
bộ chỉ huy quân sự các tỉnh,
bộ đội biên phòng và ban
quản lý các nghĩa trang nói
không có bảo tàng như thế
ở vùng biên giới phía Bắc.
(Ở Bảo tàng Lịch sử quân
sự tại Hà Nội có một phòng
lưu giữ, bảo vệ để giờ đây
chúng ta có thể trưng bày...
Trong cuộc chiến bảo vệ
biên giới phía Bắc ấy, chúng
ta đã tiêu diệt hàng trăm xe
tăng, phá hủy hàng ngàn
khẩu pháo, xe cơ giới… Ấy
thế nhưng đến nay thì khó
mà tìm ra được những xác
xe tăng, những nòng pháo,
những bộ quần áo tù binh…
năm xưa.
Đó là chưa nói trước khi
rút đi, kẻ thù đã điên cuồng
đốt cháy, đập phá, san thành
bình địa làngmạc, trường học,
Sự thật lịch sử thì
không ai được phép
lãng quên. Bởi phải
hiểu thấu chiến
tranh mới cảm
nhận trọn vẹn giá
trị của hòa bình;
phải am tường quá
khứ mới hội đủ sức
mạnh đặng hướng
tới tương lai.
Cuộc chiến đấu trên chiều dài
hơn 1.200 km
Rạng sáng 17-2-1979, pháo binhTrungQuốc bất ngờ bắn
phá cácmục tiêu trong lãnh thổViệt Nam, mởmàn cuộc xâm
lược. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và
dân Việt Nam chính thức bắt đầu.
Từ bên kia biên giới, hơn nửa triệu quân địch cùng hàng
ngàn xe tăng, xe cơ giới tràn qua đồng loạt tấn công từ Pa
Nậm Cúm - Lai Châu đến Pò Hèn - Quảng Ninh trên chiều
dài 1.200 km với cuồng ngôn “dạy cho Việt Nam một bài
học”. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của
dân và quân ta ở nơi biên ải Tổ quốc.
Bị thiệt hại nặng nề và thời điểm này các quân đoàn chủ
lực củaViệt Nam từTây Namkéo về đã cơ động lên biên giới
phía Bắc, vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm
lược, quânbành trướngbuộc phải chấpnhận thất bại, tuyên
bố rút quân vào ngày 5-3-1979. Nhưng sau ngày 16-3-1979,
địch vẫn chiếm đóng một số điểm cao ở các tỉnh Lạng Sơn,
Cao Bằng, Hà Tuyên.
Tháng 4-1984 đến tháng 5-1989, hàng chục vạn quân
phương Bắc lại tràn xuống phương Nam, đánh chiếm biên
giới Vị Xuyên. Cả dân tộcViệt Namoằnmình bước vào cuộc
chiến chống xâm lấn biên giới.
bệnh viện, nhà máy, đường
sắt của các thành phố, thị xã,
làng mạc sát biên giới…Giờ
đây, đến một thanh ray còng
queo, một bức tường bị đạn
bắn, một mái nhà dân bị đốt
cháy… cũng không còn lưu
lại được. Có lẽ vì thế mà tư
liệu, chứng tích về cuộc chiến
tranh vệ quốc này còn lại quá
ít. Chỉ với những bức ảnh
và thước phim tư liệu quý
giá mà chúng ta xem được
trong những năm gần đây,
ai cũng thấy cuộn trào trong
huyết quản biết bao nhiêu
tình cảm thổn thức, tự hào.
Vì vậy, một bảo tàng hay
một phòng trưng bày trong
bảo tàng với đầy đủ chứng
tích của cuộc chiến bảo vệ
biên giới phía Bắc là điều
rất nên có!
Lịch sử là ghi chép, là lưu
giữ các di tích, di vật lại một
cách trung thực, khách quan,
khoa học. Và sự thật lịch sử
thì không ai được phép lãng
quên. Bởi lẽ phải thấu hiểu
chiến tranh mới cảm nhận
trọn vẹn giá trị của hòa bình;
phải am tường quá khứ mới
hội đủ sức mạnh để hướng
tới tương lai.•
Kýức về cuộc chiếnđấuhàohùng
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn tại xã Hải
Sơn, TP Móng Cái, Quảng Ninh sừng sững, uy nghi giữa
núi trời biên viễn miền Đông Bắc. Hình tượng ba cặp bàn
tay chụm lại tạo thành đài tưởng niệm vừa tượng trưng
cho ba dân tộc Kinh, Dao, Sán Chỉ sinh sống tại nơi này,
vừa là biểu tượng cho vòng tay của đất mẹ và đồng đội.
Ngôi sao năm cánh ở chính giữa những bàn tay ánh lên
sắc vàng tươi đầy tự hào, kiêu hãnh.
Pò Hèn là nơi ghi dấu một trong những trận chiến đấu ác
liệt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc 42 năm trước và là
nơi tưởng niệm 86 người con của đất nước đã anh dũng nằm
xuống để giữ gìn cương vực lãnh thổ ngàn đời cha ông để lại.
Lúc 5 giờ 30 ngày 17-2-1979, Đồn biên phòng 209 Pò
Hèn bất ngờ bị tấn công. Nối sau những trận pháo kích dữ
dội là bộ binh địch vượt qua biên giới tràn sang. Cán bộ,
chiến sĩ ở trong đồn và các điểm chốt nổ súng đánh trả
địch quyết liệt.
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa cán bộ, chiến sĩ Đồn
209 và quân xâm lược diễn ra ác liệt ngay từ đầu. Địch dùng
chiến thuật “biển người” ồ ạt tấn công, lớp này bị đánh tan,
lớp khác lại điên cuồng xông lên. Cứ như vậy cho đến một
cuộc chiến đấu giáp lá cà giữa các chiến sĩ ta và địch.
Dù tạm chiếm được đồn của ta nhưng quân bành trướng
đã phải trả giá đắt bằng máu, 250 tên địch bị giết, hàng
trăm tên khác bị thương. Còn đồn Pò Hèn, 45 cán bộ,
chiến sĩ, một nhân viên thương nghiệp cụm Pò Hèn và 27
công nhân Lâm trường Hải Sơn hy sinh.
Đất trời biên ải mênh mông, tĩnh lặng. Những làn khói
hương vấn vít tỏa khắp núi đồi gợi nhớ ký ức bi tráng về
những người con đất nước đã dũng cảm bảo vệ chủ quyền
Tổ quốc đến hơi thở cuối cùng.
Như anh hùng liệt sĩ Đỗ Sỹ Họa, Trung úy, Đồn phó,
người lập nhiều chiến công xuất sắc tại Quảng Trị trong
kháng chiến chống Mỹ và được thưởng huân chương Chiến
công hạng Ba. Mặc dù bị thương, sức khỏe giảm nhiều
nhưng anh vẫn tình nguyện lên biên giới chiến đấu, chỉ huy
đơn vị cho đến lúc ngã xuống mảnh đất biên cương.
Như chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, nhân viên Cụm
thương nghiệp Pò Hèn, khi mang hàng lên Pò Hèn gặp
trận đánh, dưới làn đạn dày đặc của quân thù, chị nhanh
chóng di chuyển vào Đồn 209.
Vào tới nơi, thấy bộ đội bị thương, chị băng bó cho
thương binh và dùng súng trường của mình bắn trả quân
xâm lược. Súng hết đạn, chị dùng AK và lựu đạn của các
chiến sĩ hy sinh để chiến đấu với quân xâm lược đến hơi
thở cuối cùng.
Từ Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn đi theo
sắc trắng tinh khôi của hoa sở trên dọc đường tuần tra
biên giới, sang Bắc Phong Sinh rồi tới Bình Liêu, đặt tay
lên cột mốc chủ quyền đất nước thiêng liêng 1327. Mỗi
tấc đất đều thấm trộn máu xương của những người đã ngã
xuống để bảo vệ lãnh thổ phía Bắc của Tổ quốc. Từng tên
núi, mỗi tên sông đều gắn với những chiến tích lẫy lừng.
Rưng rưng nhớ câu hát
“Đất nước gian lao chưa bao
giờ bình yên/ Cơn bão chưa ngưng trong tâm hồn biết bao
người”
chen lẫn đau thương, phẫn uất là niềm tự hào về ý
chí anh dũng, quật cường của dân tộc.
Cách đây 42 năm, dải đất Quảng Ninh chỉ là một trong
sáu tỉnh biên giới có những người lính ngã xuống bảo vệ
Tổ quốc!
42 năm đã trôi qua. Nhiều câu chuyện đã thuộc về lịch
sử. Màu xanh đã phủ lên “lò vôi thế kỷ” cũng như các quả
đồi, cánh rừng, hố đạn nơi biên thùy phía Bắc năm xưa.
Nhưng những chứng tích của cuộc chiến đấu bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc vẫn còn đó. Nỗi
đau sẽ không thể nguôi quên. Tháng Hai. Trời biên cương
xanh ngắt một màu... Một mùa xuân mới đang về nơi địa
đầu Tổ quốc!
(Theo
HẠNH QUỲNH
/TTXVN
)
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook