10
điện thoại quảng cáo. Nghị
định có hiệu lực từ ngày
1-10-2020 và được dự báo
sẽ giúp ngăn chặn việc quảng
cáo BĐS vô tội vạ, góp phần
định hướng thị trường BĐS
minh bạch hơn.
Thứ tư là ngày 18-12-2020,
Chính phủ ban hành Nghị
định 148 với nhiều nội dung
quan trọng về việc sửa đổi,
bổ sung một số quy định chi
tiết thi hành Luật Đất đai.
Nghị định này có hiệu lực
kể từ ngày 8-2-2021.
Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi
tiết thi hành Luật Đất đai quy
định nhiều cơ chế hợp lý, tháo
gỡ được các vướng mắc về
xử lý các thửa đất công nằm
xen kẽ trong dự án đầu tư,
dự án nhà ở.
Tháo gỡ ách tắc
cho thị trường
“Các quy định pháp luật
(mới) sẽ giúp cho cán bộ,
công chức nhà nước của các
địa phương yên tâm thi hành
công vụ, tăng cường tính hiệu
lực, hiệu quả trong công tác
thực thi pháp luật, tháo gỡ
ách tắc cho các dự án đầu
tư, dự án nhà ở thương mại”
- ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM
(HoREA), nhận xét.
Theo ông Châu, nhiều khả
năng trong quý I-2021 Chính
phủ sẽ ban hành các nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật
Đầu tư 2020, Luật Xây dựng
(sửa đổi) 2020. Đồng thời sẽ
hoàn thiện cơ chế, chính sách
để đẩy mạnh công tác xây
dựng lại các khu nhà chung
cư cũ kết hợp với chỉnh trang
khu vực đô thị; chỉnh trang
di dời nhà trên và ven kênh
rạch, phát triển mạnh mẽ nhà
ở xã hội, nhà ở thương mại
giá thấp, tăng cường hiệu quả
công tác quản lý vận hành nhà
chung cư…
“Việc tháo gỡ vướng mắc
để vận hành trở lại các dự
án đầu tư, dự án nhà ở có
liên quan đến sử dụng quỹ
đất do sắp xếp lại trụ sở cơ
quan, di dời nhà xưởng ô
nhiễm… sẽ tạo điều kiện để
thị trường BĐS phát triển
mạnh mẽ trong năm 2021
và các năm tiếp theo” - ông
Châu nói.
Đồng tình, ông Nguyễn
Hoàng đánh giá các chính
sách pháp lý chính thức có
hiệu lực trong năm 2021 như
Luật Đầu tư 2020, Luật Xây
dựng sửa đổi 2020, Nghị định
148…sẽ giúp thị trường hoạt
động minh bạch hơn.
Tuynhiên, dùcónhiềuchính
sách mới nhưng ông Hoàng
cho rằng hệ thống pháp luật
liên quan đến BĐS nhà ở phải
được bổ sung và hoàn thiện
hơn nhằm bắt kịp diễn biến
và nhu cầu thị trường.
“Các quy trình pháp lý cần
được đơn giản hóa, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tháo
gỡ những vướng mắc thủ tục,
sớmhoàn thiện pháp lý dự án.
Từ đó đẩy nhanh tiến độ xây
dựng, gia tăng nguồn cung và
góp phần ổn địnhmặt bằng giá
trên thị trường” - ông Hoàng
góp ý thêm.•
Một số vướngmắc pháp lý đối với thị trường bất động sản đã được gỡ bỏ trong năm2021 này.
Ảnh: QUANGHUY
Bất động sản -
Thứ Năm 18-2-2021
Sức bật của bất động sản
TP.HCM trong nămmới
năm 2020 đã được thông qua
ngày 17-6-2020 tại kỳ họp
thứ 9, Quốc hội khóa XIV.
Luật này quy định về loại
công trình được miễn giấy
phép xây dựng, thời gian cấp
giấy phép xây dựng, sửa quy
định về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng…, có hiệu lực
thi hành từ năm 2021.
Cũng tại kỳ họp này, Luật
Đầu tư 2020 đã được thông
qua thay thế Luật Đầu tư
2014. Luật quy định về việc
bổ sung nhiều ngành nghề ưu
đãi đầu tư, chính sách ưu đãi
và hỗ trợ đầu tư. Trong đó,
đáng chú ý là điều kiện về vốn
pháp định được bỏ, thành lập
công ty BĐS không cần vốn
20 tỉ đồng nữa.
Thứ ba là ngày 14-8-
2020, Chính phủ ban hành
Nghị định số 91 quy định
về việc chống tin nhắn rác,
thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Quy định về quyền, nghĩa
vụ và xử lý vi phạm hành
chính của cơ quan, tổ chức,
cá nhân về quảng cáo bằng
tin nhắn, thư điện tử và gọi
KIÊNCƯỜNG
N
ghị định 148 có hiệu
lực từ ngày 8-2, trong
quý I dự kiếnChính phủ
sẽ ban hành các nghị định
quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư 2020, Luật
Xây dựng (sửa đổi) 2020…
Đây là những hy vọng tạo
sức bật cho thị trường bất
động sản (BĐS) TP.HCM
trong năm nay.
Thec các chuyên gia, những
quy định pháp luật (mới) sẽ
giúp cho cán bộ, công chức
nhà nước yên tâm thi hành
công vụ về BĐS, tăng cường
tính hiệu lực, hiệu quả trong
công tác thực thi pháp luật,
tháo gỡ ách tắc cho các dự án
đầu tư, dự án nhà ở thương
mại…
Bốn pháp lý tạo
tiền đề phát triển
“Một loạt chính sách pháp
lý có hiệu lực năm nay sẽ là
một trong những lực đẩy của
thị trường BĐSTP.HCMnăm
mới” - ông Nguyễn Hoàng,
Giám đốc bộ phận R&D
(nghiên cứu và phát triển)
DKRAViệt Nam, nhận định.
Theo DKRAViệt Nam, các
vấn đề về chính sách - pháp
lý được kỳ vọng tạo sức bật
cho thị trường năm nay gồm
các luật mới có hiệu lực. Thứ
nhất là Luật Xây dựng sửa đổi
Báo cáo của
HoREA
TheoSởXâydựngTP.HCM,
cả năm 2020 có 47 dự án
nhà ở thương mại được
chấp thuận chủ trương
đầu tư, công nhận chủ
đầu tư, chấp thuận đầu
tư, tăng đáng kể so với
năm 2019.
Trongnăm, SởXâydựng
cũng đã có ý kiến chuyển
đến Sở KH&ĐT, đề nghị
chấp thuận chủ trương
đầu tư 61 dự án (giảm 52
dự án), giảm 46% so với
năm2019nhưngkhôngcó
dự ánnàođược Sở KH&ĐT
đềxuấtUBNDTPbanhành
quyếtđịnhchủtrươngđầu
tư trong năm 2020.
Hành lang pháp lý là yếu tố quan
trọng để doanh nghiệp bất động
sản yên tâmphát triển dự án.
Hệ thống pháp luật
liên quan đến BĐS
nhà ở phải được bổ
sung và hoàn thiện
hơn nhằm bắt kịp
diễn biến và nhu
cầu thị trường.
Xuhướngđô thị trongđô thị dẫndắt bất động sản2021
Nhu cầu bất động sản công nghiệp sẽ gia tăng trong năm2021.
Ảnh: MINH LONG
Dự báo về những xu hướng dẫn dắt bất động sản (BĐS)
trong năm 2021, bà Trang Bùi, Giám đốc cao cấp JLL Việt
Nam, cho biết có năm xu hướng dẫn dắt thị trường sẽ duy
trì phát triển hoặc biến đổi để phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Xu hướng đầu tiên là “đô thị trong đô thị” hay “BĐS
tích hợp” thường được dùng cho những dự án quy mô lớn.
Thị trường BĐS đang dần trưởng thành, người mua nhà
ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống lành mạnh
và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn
thuần. Vì vậy, các nhà phát triển bắt đầu tìm cách thu hút
người mua bằng việc kiến tạo những khu dân cư được quy
hoạch tốt với nhiều tiện ích, nhằm giúp cư dân tương lai
tránh sự phiền toái bởi quá trình đô thị hóa nhanh và cơ sở
hạ tầng công cộng tụt hậu.
Thứ hai là xu hướng thử nghiệm làm việc từ xa tại văn
phòng. Sự thay đổi này được tiến hành ở nhiều doanh nghiệp
và ngày càng tăng tốc do dịch COVID-19. Tuy nhiên, dù loại
hình văn phòng hay mô hình làm việc có thay đổi, mọi nhân
viên vẫn sẽ cần được hợp tác, trao đổi và làm việc trực tiếp
với đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng. Đây là một trong
những lý do quan trọng giúp văn phòng giữ vai trò trung tâm
trong đời sống công ty, giúp xây dựng tương tác giữa nhân
viên và thắt chặt kết nối với ban lãnh đạo.
Xu hướng thứ ba, theo bà Trang Bùi, đó là thương mại
điện tử thúc đẩy ngành BĐS hậu cần và kho bãi, trở thành
động lực lớn cho thị trường. Việt Nam hiện là một trong
những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất
ở Đông Nam Á. Những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày
càng tập trung phục vụ người tiêu dùng, tốc độ giao hàng là
một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng.
So với các hoạt động hậu cần truyền thống, thương
mại điện tử sử dụng nhiều lao động hơn và đòi hỏi nhiều
không gian kho bãi hơn gấp ba lần. Đó là một phần yếu
tố thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư đối với
BĐS công nghiệp trên toàn thế giới.
Doanh nghiệp vẫn giữ hướng đi xanh và bền vững chính
là xu hướng thứ tư dẫn dắt thị trường. Bất chấp những thời
điểm khó khăn phía trước, các công ty và nhà đầu tư được
kỳ vọng vẫn sẽ đưa ra những lựa chọn xanh vì một tương
lai tốt đẹp và bền vững hơn ở phía trước. Theo JLL Việt
Nam, trong lĩnh vực BĐS, các tài sản có xếp hạng ESG
(môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cao có thể
đạt được mức phí thuê tăng lên đến 33% so với các tòa nhà
không có chứng nhận xanh tương đương.
Xu hướng thứ năm là nhà đầu tư đang hướng về ngành
y tế và chăm sóc sức khỏe. Vào năm 2021, sự quan tâm
của nhà đầu tư gia tăng đối với các lĩnh vực quan trọng
trong cuộc khủng hoảng y tế. Các nhà đầu tư cả trong
nước lẫn quốc tế đã nhắm đến mảng hậu cần sức khỏe và
y tế. Họ đang cần nhiều kho lạnh có vị trí gần khách hàng
hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản
phẩm nhạy cảm với nhiệt độ như vaccine, mỹ phẩm, thực
phẩm, dược phẩm...
MINH LONG