8
Đô thị -
ThứNăm18-2-2021
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa đề xuất quy hoạch và xây dựng
đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn) sau
năm 2030.
Đây là nội dung tỉnh Lạng Sơn vừa góp ý đối với dự
thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030,
định hướng đến năm 2050, do Bộ GTVT chủ trì xây dựng.
Theo địa phương này, việc xây dựng đường sắt tốc độ cao
nhằm phát huy lợi thế của phương thức vận tải đường sắt
giữa các nước ASEAN với Trung Quốc. Đồng thời, dự án
hoàn thành sẽ góp phần giảm áp lực cho giao thông đường
bộ và phù hợp với phía Trung Quốc đã xây dựng đường sắt
tốc độ cao đến Nam Ninh (Quảng Tây).
Cạnh đó, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị quy hoạch
sau năm 2030 điều chỉnh tuyến đường sắt qua TP Lạng Sơn
đi dọc theo quốc lộ 1A hiện tại.
Về quy hoạch nhà ga, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất bổ
sung quy hoạch mở rộng ga Yên Trạch và di chuyển ga
Lạng Sơn (hiện nằm trong khu vực nội thị TP Lạng Sơn) về
ga Yên Trạch. Mục đích là tạo hệ thống giao thông kết nối
giữa đường sắt, đường bộ và đi các cửa khẩu trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn.
Cạnh đó, vị trí ga Yên Trạch thuận tiện cho việc làm đầu
mối khai thác vận tải đường sắt đến ga Đồng Đăng (tuyến
đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng), ga Na Dương (tuyến
đường sắt Mai Pha - Na Dương) và định hướng phát triển
tuyến đường sắt Lạng Sơn - Quảng Ninh (Mũi Chùa).
Vào tháng 12-2020, UBND tỉnh Lạng Sơn có quyết định
phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2020-2035. Theo đó, về hạ tầng kỹ thuật khung giao
thông, dự kiến nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng
Đăng là tuyến đường sắt tốc độ cao; xây dựng mới tuyến
đường sắt Lạng Sơn - Quảng Ninh.
Hiện Bộ GTVT đang nghiên cứu quy hoạch mạng lưới
đường sắt thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Song song đó, bộ đang báo cáo Chính phủ dự án nghiên
cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với
tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320
km/giờ và dự kiến trình ra Quốc hội cho ý kiến vào cuối
năm nay.
VIẾT LONG
Cuối tháng 12-2020, MAUR và Công
tyHURC1 cũngđã chủđộngcửnhân sự
tham dự quá trình vận hành thử toàn
hệ thống tuyến đường sắt đô thị Cát
Linh - Hà Đông (Hà Nội) nhằm học hỏi
kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị
vận hành, khai thác.
Tiêu điểm
Hoàn thành nhiều sự kiện quan trọng
trong năm 2020
MAUR cho biết: Năm 2020, nhiều sự kiện quan trọng của metro số 1 đã
hoàn thành. Đây là nền tảng quan trọng để đưa tuyến vận hành trong
năm 2021.
Cụ thể, tháng 2-2020, chính thức thông tuyếnmetro số 1. Tháng 4-2020,
chính thức bàn giaomặt bằng phía trước Nhà hátTP và hoàn thiện thi công
tầng B1 trước kế hoạch đặt ra. Tháng 8-2020, các đơn vị đã tổ chức triển
khai thi công các hạng mục kết nối với ga trên cao tại ga Khu công nghệ
cao. Từ đây, chính thức bắt đầu triển khai đồng bộ kết nối các nhà ga với
những loại hình giao thông khác xung quanh nhà ga. Đặc biệt, tháng 10-
2020, tuyến metro số 1 chính thức đón đoàn tàu metro đầu tiên về nước.
Đặc biệt, UBND TP đã đồng ý với kế hoạch nhân sự vận hành, khai thác
của HURC1. Trên cơ sở đó, Công ty HURC1 đã tuyển được 79 kỹ thuật viên
điều độ và chín trưởng ga để tiến hành đào tạo.
ĐÀOTRANG
T
hông tin về dự án metro số 1,
Ban quản lý đường sắt đô thị
TP.HCM (MAUR) cho hay:
Năm 2020, MAUR đã hoàn thành
các kế hoạch đề ra, đặc biệt là đoàn
tàu metro đầu tiên đã được đưa về
nước. Theo đó, trong năm 2021
MAUR sẽ đưa tàu metro số 1 vận
hành, phục vụ người dân.
Đổi mới phương thức
điều hành
MAUR cho biết đến nay tổng
khối lượng toàn tuyến metro số 1
đã đạt 81%.
Trong một năm bị ảnh hưởng bởi
dịch COVID-19, MAUR đã phối
hợp với các nhà thầu để triển khai
công tác thi công, đảm bảo tiến độ
dự án. Đồng thời, để giải quyết khó
khăn và hỗ trợ nhà thầu, MAUR đã
xin phép để làm thủ tục nhập cảnh
cho các chuyên gia nước ngoài và
xin cấp giấy phép lao động cho các
chuyên gia.
Bà Vũ Minh Huyền, Phó Trưởng
ban MAUR, thông tin: Năm 2020,
dịch COVID-19 đã gây ra nhiều hạn
chế trong việc thực hiện các dự án
nói chung, trong đó có metro số 1.
Song đó cũng là cơ hội để MAUR
đổi mới phương thức điều hành và
quản lý dự án theo hình thức linh
hoạt hơn như tăng mũi thi công, thực
hiện chứng kiến thử nghiệm từ bên
thứ ba, ứng dụng công nghệ thông
tin để giải quyết những thách thức
về địa lý…
Ngoài ra, MAUR đã tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin và
phối hợp với các trường đại học,
viện nghiên cứu, công ty công nghệ
nghiên cứu áp dụng các giải pháp
kỹ thuật mới như mô hình thông
tin xây dựng - BIM… trong quản
lý kỹ thuật. Do vậy, có thể nói đây
là những bài học kinh nghiệm quý
báu để MAUR tiếp tục phát huy
trong năm 2021.
Sẵn sàng cho công tác
vận hành
Bà Vũ Minh Huyền chia sẻ: Năm
2021 là năm có nhiều sự kiện quan
trọng của TP, trong đó có sự kiện
vận hành tuyến metro số 1. Cụ thể,
việc đầu tư và triển khai xây dựng
hệ thống đường sắt đô thị là một
trong những nội dung thuộc chương
trình đột phá phát triển hạ tầng của
TP theo Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ TP lần thứ XI. Theo đó, MAUR
quyết tâm tập trung nguồn lực để
đưa tuyến metro số 1 về đích trong
năm nay.
Năm2021: Quyết đưa
metro số 1 về đích
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCMcho biết năm2021 sẽ
tiến hành chạy thử và chính thức vận hành đoàn tàumetro số 1.
Theo bà Huyền, để chuẩn bị cho
vận hành metro số 1 trong năm
2021, ngay từ giữa tháng 12-2020,
MAUR đã chủ động dự báo tình
hình và xây dựng kế hoạch điều
hành, quản lý dự án metro số 1 với
những kịch bản hết sức cụ thể. Kịch
bản này có thể ứng phó kịp thời với
những diễn biến phức tạp của dịch
COVID-19.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP,
Sở GTVT đã chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan, MAUR và
Công ty HURC1 xây dựng kế hoạch
triển khai các công việc cần thực hiện
nhằm vận hành, khai thác hiệu quả
tuyến metro số 1.
Nội dung chính của kế hoạch
này bao gồm các nhóm công việc
như: Đẩy nhanh tiến độ công tác
xây dựng, chuẩn bị cho tiếp nhận,
vận hành, khai thác tuyến; phát huy
hiệu quả của tuyến; công tác truyền
thông tuyên truyền... Ở mỗi nhóm
thì có phân công công tác cụ thể, cơ
quan, đơn vị chủ trì phối hợp, sản
phẩm, thời gian hoàn thành. Hiện
nay, UBND TP đang xem xét để
ban hành kế hoạch trên.
Đối với nhân viên trực tiếp vận
hành tuyến metro số 1, Công ty
HURC1 đã tuyển chọn, phối hợp
với MAUR chuyển tư vấn chung
NJPT và Trường CĐ Đường sắt
đào tạo cho 58 kỹ thuật viên lái
tàu. Tính đến cuối tháng 11-2020,
đã hoàn thành được 9/19 môn học
lý thuyết. Hiện MAUR khẩn trương
báo cáo UBND TP chỉ đạo cho phép
ký kết Phụ lục hợp đồng số 19 của
hợp đồng tư vấn chung để công
tác đào tạo lái tàu được triển khai
trở lại. Từ đó, công tác đào tạo kỹ
thuật viên điều độ, trưởng ga được
tư vấn chung NJPT sớm triển khai
thực hiện.
Trong năm nay, tuyến metro số
1 sẽ dự kiến vận hành thử trên cao
đoạn Long Bình - Bình Thái vào
quý IV, sau đó tiến hành vận hành
thử toàn tuyến.
Ngoài ra, Bộ GTVT đang lấy
ý kiến xây dựng thông tư về nội
dung cấp giấy phép lái tàu trên
các tuyến đường sắt đô thị mới
đưa vào khai thác, vận hành có
công nghệ lần đầu sử dụng tại
Việt Nam. Nội dung này được thực
hiện theo hướng sử dụng kết quả
vận hành tàu an toàn trong thời
gian vận hành thử nghiệm tuyến
để làm cơ sở cho hội đồng đánh
giá, Cục Đường sắt Việt Nam cấp
giấy phép lái tàu.
Bà Vũ Minh Huyền nhấn mạnh:
Hệ thống giao thông vận tải nói
chung, trong đó mạng lưới đường
sắt đô thị nói riêng vừa là tiền đề,
vừa là động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. TP ngày càng phát
triển, nhu cầu đi lại ngày càng
tăng nhanh dẫn đến vấn nạn kẹt
xe, ô nhiễm không khí và tai nạn
giao thông.
Trong bối cảnh đó, các giải pháp
về giao thông đường bộ như mở rộng
đường, xây thêmcầu…chỉ có thể đáp
ứng được trong ngắn hạn. Phát triển
mạng lưới giao thông công cộng là
giải pháp duy nhất, mang tính bền
vững và lâu dài.
“Ở tất cả TPgiàu có và thịnh vượng
trên thế giới, người dân đều chủ yếu
đi lại bằng giao thông công cộng.
Trong đó, hệ thống đường sắt đô
thị được coi như là các động mạch
chủ và đóng vai trò quyết định” - bà
Huyền nói.•
Metro số 1 sẽ được vận hành trong năm2021. Ảnh: ĐT
Tuyến metro số 1 sẽ dự
kiến vận hành thử trên
cao đoạn Long Bình -
Bình Thái vào quý IV-
2021, sau đó tiến hành
vận hành thử toàn tuyến.
Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Đồng Đăng