033-2021 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Năm 18-2-2021
Tết ấm trong nhà mới sau bão
Từ tiền hỗ trợ của bạn đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
cùng các nguồn khác, nhiều hộ khó khăn
tại miền Trung đã và đang dựng lại những căn nhàmới.
TẤNVIỆT -NGUYỄNDO
Đ
ầu năm mới Tân Sửu,
nhiều căn nhà xiêu vẹo
sau trận bão năm 2020
đã được dựng lại, xây mới.
Một số gia đình khác thì đã
chuẩn bị mọi thứ để qua tết
sẽ bắt tay vào xây dựng.
Mừng đến mất ngủ
Bốn tháng sau những ngày
quay cuồng với bão lũ, những
vết tích của núi lở, vết bùn
đất đổ về bản làng vẫn còn
in dấu trên xã Hướng Việt
(huyện Hướng Hóa, Quảng
Trị). Nhưng nhữngmầmxanh
của cây cỏ, những ngôi nhà
mới được Nhà nước, mạnh
thường quân hỗ trợ đang bắt
đầu dựng lên để người dân
tái thiết cuộc sống.
Bãi đất rộng nhà anh Hồ
Văn Lập (37 tuổi, ở xã Hướng
Việt, huyện Hướng Hóa,
Quảng Trị) đã mọc lên một
căn nhà mới kiên cố đang sắp
sửa hoàn thành. Đây là mái
ấm được bạn đọc và mạnh
thường quân thông qua báo
Pháp Luật TP.HCM
hỗ trợ
100 triệu đồng.
“Tranh thủ ngày nắng làm
cho kịp vào ăn tết, mọi người
khác cũng vậy, dù có thuê thợ
nhưng sau khi làm việc ở xã
về là tôi bắt tay vào làm, tối
về tiếp tục chong đèn làm cho
kịp.Mình bỏ sức ra làm thì tiết
kiệm được chút ít. Làm được
căn nhà mà rơi nước mắt, vợ
con ai cũng vui mừng. Con
gái (bị bệnh viêm xương ở
chân khiến đi lại, sinh hoạt
bằng nạng - PV) không còn
cảnh vừa chống nạng vừa
bò lên nhà sàn đầy đau đớn
nữa” - anh Lập nói.
AnhLập cho biết sau tết anh
sẽ bắt tay vào làm lại ruộng
vườn, mua lại giống vật nuôi
để ổn định cuộc sống.
Trước tết Nguyên đán
khoảng một tuần, ôngAlăng
Crơ tại thôn Arơh (xã Lăng,
huyện Tây Giang, Quảng
Nam) cũng đã làm tân gia.
Gia đình ông Crơ thuộc
diện khó khăn, làm công tác
hòa giải tại thôn từ năm 1998.
Trước đây gia đình ông Crơ
sống trong căn nhà gỗ ọp ẹp,
được chắp vá tạmbợ từ những
ván gỗ, mái tôn đã hư hỏng.
Trận bão năm 2020 quét qua
miền Trung khiến ngôi nhà
ông càng thêm xiêu vẹo, dột
nát khắp nơi. Từ sự đóng góp
100 triệu đồng của bạn đọc
báo
Pháp Luật TP.HCM
, ông
đã xây lại căn nhà mới chắc
chắn hơn sau bão.
“Khi nghe tinđượccácmạnh
thường quân hỗ trợ xây nhà,
tôi háo hức đến mất ngủ. Bây
giờ nhìn căn nhà mới được
xây xong, tôi được yên tâm
sống mà không còn sợ mưa
gió...” - ôngCrơ xúc động nói.
Chưa có được nhà mới
như anh Lập, ôngAlăng Crơ
nhưng chị Lê Thị Huệ (cán bộ
tư pháp xã A Ngo, huyện A
Lưới, Thừa Thiên-Huế) cho
biết mọi thứ đã sẵn sàng để
ra tết sẽ xây nhà.
“Trước tết tôi đã thuê thợ,
đặt mua vật liệu xây dựng. Đợi
ra tết, thời tiết đẹp sẽ bắt tay
vào làm ngay. Tết năm nay
rất đặc biệt với chúng tôi,
chỉ một thời gian nữa thôi
sẽ chấm dứt cảnh nhà dột
nát…” - chị Huệ nói.
Ra Giêng sẽ xây nhà
an toàn
Những hộ khác được bạn
đọc hỗ trợ 10 triệu đồng cũng
đã sẵn sàng để ra tết dựng lại
nhà mới.
“Mùng 10 tháng Giêng tôi
bắt đầu khởi công” - bà LêThị
Bích (xã HànhTínTây, huyện
NghĩaHành,QuảngNgãi)cũng
hồ hởi nói với chúng tôi về dự
định của gia đình.
Tết đến, con cháu quây
quần, vợ chồng bà Bích cũng
vơi bớt muộn phiền. Chái bếp
đã được lợp lại mái tôn mới.
Hạt dưa, bánh mứt tuy có ít
ỏi hơn nhưng đầm ấm không
khí gia đình.
Ông Lê Văn Sang (chồng
bà Bích) bình thường cứ ngơ
ngác vì mắc bệnh tâm thần,
nay tỉnh thoảng nhoẻn miệng
cười vì các cháu cứ níu tay đòi
ông dắt đi chơi quanh xóm.
Cơn bão số 9 năm 2020
quét qua đánh sập căn nhà gác
lửng của vợ chồng bà Bích.
Căn nhà chỉ mới xây được
ba năm bằng tiền bà tích góp
cả đời cộng thêm vay mượn
phút chốc tan tành…
Nay, với số tiền được hỗ trợ,
bà sẽ mượn thêm để xây lại
căn nhà vững chắc hơn. “Còn
người còn của, những năm tới
cố gắng làm lụng để dành trả
cho hết” - bà Bích chia sẻ.
Sau lời chúc tết qua điện
thoại, anh Trương Văn Hải
ở xã Duy Phước (huyện Duy
Xuyên, QuảngNam) cho biết:
“Nhà mình 16 tháng Giêng sẽ
khởi công. Mình sẽ cố gắng
vay mượn thêm tiền để làm
nhà khoảng 200 triệu đồng
cho chắc chắn, đủ sức chống
chọi với các cơn bão”.
Sau cơn bão năm 2020, căn
nhà của hai mẹ con anh Hải
chỉ còn lại nền đất. Anh phải
đưa mẹ già đến nhà chị ruột
ở tạm, còn anh chạy đi chạy
về với chái bếp trống hoác
để còn hương khói cho cha
trong mấy ngày tết.
“Tết mà trong nhà không
có ai thắp hương hay bánh
trái thờ cúng gì thì cha buồn
và lạnh lẽo lắm. Mình thắp
hương rồi hứa với cha sang
năm sẽ làm lại nhà khang
trang hơn, có chỗ thờ cúng
cho cha đàng hoàng hơn, con
cháu cũng tiện về hương khói
hơn” - anh Hải tâm sự.
Còn bà Nguyễn Thị Chưu
(69 tuổi, ngụ xãĐạiAn, huyện
Đại Lộc, Quảng Nam) cũng
đã thuê thợ sẵn sàng khởi
công nhà mới vào mùng 10
tháng Giêng. Theo bà Chưu,
gia đình dự kiến vay mượn
thêm để làm nhà khoảng 100
triệu đồng, có gác lửng, vững
chãi hơn trước bão lũ.
Cán bộ mặt trận xã đến
nhà thăm, bà Chưu chỉ tay
vào từng lỗ thủng trên vách
nhà rồi nói về căn nhà mới
sắp xây dựng. “Mình nhận
nhiều hỗ trợ đáng quý nên
phải cố gắng làm nhà cho
vững, rồi phải cố gắng cùng
con cháu thoát nghèo nữa.
Cũng không thể cứ nghèo
mãi được” - bà Chưu nói,
gương mặt khắc khổ đã dần
tươi vui hơn trước.•
1 tỉ đồng dựng lại nhà mới sau bão
Sau những trận bão lũ gây thiệt hại cho đồng bào miền
Trung trong năm 2020, báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đến thăm
hỏi, hỗ trợ xây nhà cho 64 hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế,
Quảng Trị, Quảng Bình. Đây là những hộ gia đình bị thiệt
hại nhà cửa do mưa lũ, không có tiền tu sửa nhà.
Tổng số tiền hỗ trợ xây nhà cho người dân bão lũ là 1 tỉ
đồng, do cácmạnh thường quân, bạn đọc hảo tâmcủa báo
Pháp Luật TP.HCM
hỗ trợ.
“Nhìn căn nhà mới
được xây xong, tôi
được yên tâm sống
mà không còn sợ
mưa gió...” - ông
Crơ xúc động nói.
ÔngAlăng Crơ trong
căn nhàmới. Ảnh: BÙI TOÀN
Từ tiền hỗ trợ của bạn đọc báo
Pháp Luật TP.HCM
và vaymượn
thêm, gia đình bà Bích sắp có
nhàmới thay cho căn nhàmục
nát sau bão. Ảnh: TẤNVIỆT
Đậu xe trên nắp mương, coi chừng bị phạt
Tham gia BHXH tự nguyện, 1 tháng đóng bao nhiêu tiền?
Cơ quan trả lời
Góc ảnh
Tôi là một lao động tự do, trước đây
chưa tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).
Sau này tôi muốn có một khoản lương
hưu hằng tháng để con cái không phải
lo cho mình. Theo lời khuyên của một
người bạn, tôi nên tham gia BHXH tự
nguyện để về già có lương hưu và được
cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Xin hỏi, nếu tôi tham gia BHXH tự
nguyện thì hằng tháng tôi phải đóng bao
nhiêu tiền?
Bạn đọc
Thanh Nam
(TP.HCM)
BHXH TP.HCM
trả lời: Khi tham
gia BHXH tự nguyện, mức đóng hằng
tháng bằng 22% mức thu nhập. Mức thu
nhập tháng do người tham gia BHXH tự
nguyện lựa chọn. Mức thấp nhất bằng
mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông
thôn, mức cao nhất bằng 20 lần mức
lương cơ sở.
Cụ thể, mức đóng BHXH tự nguyện
thấp nhất hiện nay là 700.000 đồng x
22% = 154.000 đồng/tháng.
Mức đóng BHXH tự nguyện cao nhất
bằng 20 x 1.490.000 đồng x 22% =
6.556.000 đồng/tháng.
Như vậy, trường hợp của bạn Nam tùy
theo mức thu nhập hiện có mà bạn chọn
mức đóng BHXH thích hợp cho mình.
VÕ HÀ
Ảnh này được chụp trên đường Đồng
Khởi, khu phố 3, phường Tân Hiệp, TP Biên
Hòa, Đồng Nai. Xe đậu đè lên nắp mương
khiến cho nắp dễ hỏng, đồng thời gây cản
trở giao thông. Tình trạng này thường diễn ra
vào buổi sáng tại nơi đây
(ảnh)
.
Điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định
100/2019 có quy định phạt tiền 400.000-
600.000 đồng đối với người điều khiển ô
tô dừng xe trên miệng cống thoát nước.
​Mức phạt này cũng được áp dụng với
hành vi dừng xe trên miệng hầm của
đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành
riêng cho xe chữa cháy lấy nước...
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật
Giao thông đường bộ 2008, dừng xe là
trạng thái đứng yên tạm thời của phương
tiện giao thông trong một khoảng thời
gian cần thiết đủ để cho người lên xuống
phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực
hiện công việc khác.
THÁI HOÀNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook