9
TP.HCM sẽ có thêm bảy công viên mới
trong năm nay
Trong năm 2021, TP.HCM phấn đấu đầu tư xây dựng mới 2 ha mảng
xanh và 10 ha công viên công cộng. Đồng thời thực hiện trồng mới và cải
tạo 6.000 cây xanh trên địa bàn TP. Ngoài ra, TP cũng sẽ ưu tiên đầu tư 26
công viên tại TP Thủ Đức.
Theo dự kiến, trong năm nay sẽ hoàn thành bảy công viên, bao gồm
Công viên Phú Hữu (TP Thủ Đức), Công viên Cây Sộp (quận 12), Công viên
RạchTra (huyện HócMôn), công viên tại đường Bùi Thị Điệt (huyện Củ Chi),
công viên ở dự án hạ tầng giao thông cụm ĐH Quốc gia (quận Tân Bình),
Công viên Cả Cấm, công viên nằm dọc đường Trần Xuân Soạn (quận 7).
tư công viên cây xanh, mảng xanh,
hệ thống chiếu sáng đô thị theo quy
hoạch được duyệt và bàn giao cho
cơ quan thẩm quyền quản lý đưa vào
khai thác, sử dụng. Trường hợp chủ
đầu tư các dự án chậm thực hiện, thực
hiện báo cáo, kiến nghị TP có biện
pháp chế tài mạnh mẽ” - ông Sử nói.
Còn theo UBND quận Gò Vấp,
tính đến cuối năm2019, địa bàn quận
có 34 công viên, bao gồm công viên
công cộng và công viên trong khu
dân cư, với diện tích 574.328 m
2
,
diện tích đất công viên đạt 0,83 m
2
/
người. Để phát triển diện tích công
viên cây xanh, quận đã đưa ra nhiều
giải pháp, kế hoạch.
Cụ thể là rà soát quy hoạch và hiện
trạng cây xanh công viên, vườn hoa
thuộc phạm vi quản lý. Bên cạnh đó
là xây dựng kế hoạch triển khai các
dự án trồng cây ven bờ sông, kênh
rạch tạo vành đai xanh, đồng thời
bảo vệ hành lang kênh rạch và phát
triển công viên tại các khu vực, không
gian sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra,
quận Gò Vấp còn nghiên cứu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật phát triển
cây xanh, triển khai xây dựng các
công trình xanh, công nghệ xanh
thân thiện với môi trường…
Bổ sung mảng xanh để
giảm ô nhiễm
Bà Phan Thị Thanh Thúy (quận
12) chia sẻ: “Hiện nay tình trạng ô
nhiễm không khí ngày càng nặng nề,
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
người dân. Việc phát triểnmảng công
viên và tăng cường cây xanh ngoài
việc giúp người dân có nơi sinh hoạt
còn có thể làm giảm bớt tình trạng
ô nhiễm không khí”.
Theo TS Nguyễn Thị Lan Thi,
giảng viên Khoa sinh học và công
NGUYỄNCHÂU
U
BND TP.HCM vừa thông qua
Đề án phát triển công viên và
cây xanh công cộng trên địa
bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2030.
Theo đó, TP.HCM đặt ra chỉ tiêu
giai đoạn 2020-2025 tăng thêm tối
thiểu 150 ha đất công viên công
cộng, tăng thêm 10 ha mảng xanh
công cộng. Mục tiêu đến năm 2030,
đất công viên ở TP đạt 1 m
2
/người,
tăng 450 ha so với năm 2020.
Nhiều quận, huyện thiếu
công viên, mảng xanh
Theo thống kê, tổng diện tích đất
quy hoạch công viên cây xanh toàn
TP trong các đồ án quy hoạch đến
hơn 11.400 ha, tương ứng với chỉ
tiêu 7 m
2
/người nhưng thực tế hiện
nay tổng diện tích công viên hiện
hữu chỉ khoảng 500 ha, tương ứng
với tỉ lệ 0,55 m
2
/ người.
UBNDquậnBìnhTân cho biết hiện
nay công viên và mảng xanh trên địa
bàn quận đạt 22,79 ha, còn thiếu so
với quy hoạch chung của quận về đất
công viên cây xanh. Trong đó, quận
có 60/78 công viên vừa và nhỏ, rộng
từ 1.000 m
2
đến 10.000 m
2
thuộc dự
án nhà ở trên địa bàn quận.
ÔngNguyễnVănSử,Trưởngphòng
Quản lý đô thị quận Bình Tân, cho
biết năm 2021, UBND quận sẽ tiếp
tục phối hợp với Trung tâm Quản
lý hạ tầng kỹ thuật TP đầu tư nhiều
công viên. Điển hình như công viên
ở khu đất tại Siêu thị Big C với diện
tích 3,3 ha, công viên tại giao lộ Trần
Văn Giàu - Võ Trần Chí khu vực 1,
2 khoảng 3 ha. Các công viên này
được dự kiến hoàn thành và đưa vào
khai thác, sử dụng trong năm 2021.
“UBND quận sẽ tiếp tục làm việc
với các chủ đầu tư dự án nhà ở, đề
nghị cam kết và đẩy nhanh việc đầu
Người dân tập thể dục tại Công viên Lê Thị Riêng (quận 10) chiềumùng 6 tết. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
TP.HCM tăng thêm công viên,
mảng xanh công cộng
TP.HCMđặt chỉ tiêu giai đoạn 2020-2025 tăng thêm tối thiểu 150 ha đất công viên và 10 ha
mảng xanh công cộng.
nghệ sinh học, Trường ĐHKhoa học
tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), ở
các nước phát triển lượng cây xanh
rất nhiều. Để đạt được điều này, họ
phải thực hiện kế hoạch phát triển
một thời gian khá dài mới có kết quả.
“Ngoài những giải pháp tăng cường
trồng, bổ sung cây xanh, công viên
ở nhiều nơi, một giải pháp theo tôi
cần thực hiện ngay là ở những nơi
có quy hoạch công viên, quy hoạch
mảng xanh thì cần thực hiện đúng
quy hoạch. Khi thực hiện đúng quy
hoạch thì dần dần lượng cây xanh sẽ
tăng lên” - TS Lan Thi nói.
Ông Đỗ Anh Khang, Phó Chủ
tịch UBND quận Gò Vấp, cho biết
việc xây thêm công viên và bổ sung
thêm cây xanh là việc làm hết sức
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bổ sung thêm công viên sẽ có chỗ
cho người dân tập thể dục, sinh hoạt
cộng đồng. Ngoài ra, việc phát triển
thêm mảng xanh cũng sẽ hạn chế
việc xả rác của người dân, do đây là
tài sản và là nơi sinh hoạt chung nên
mọi người sẽ tự nhắc nhở nhau chứ
không chờ đến chính quyền xử lý.
“Quận sẽ liên kết với các trung
tâm, đơn vị để thực hiện kế hoạch
này, đối với những công viên lớn
phải đăng ký vốn ngân sách TP để
làm” - ông Khang nói.•
Quyđịnhmới về lắp camera trênxe kinhdoanhvận tải
Mục tiêu đến năm 2030,
đất công viên ở TP đạt 1
m
2
/người và tăng 450 ha
so với năm 2020.
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 02 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 12/2020 của bộ trưởng Bộ
GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng
ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo đó, bộ này sửa lại rõ hơn quy định về quản lý dữ
liệu hình ảnh từ camera lắp trên ô tô. Cụ thể, yêu cầu trước
1-7-2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa
từ chín chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, ô tô kinh doanh vận
tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera.
Trong đó, các xe trên phải đảm bảo dữ liệu lưu trữ tại
camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4
hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu
gồm biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ),
thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera
với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối
thiểu là 720 pixel.
Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều
kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm). Dữ liệu từ camera
được truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy
chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh
theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640 x
480 pixel.
“Trường hơp mât tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera
phải đươc gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy
chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trơ lại. Các dữ
liệu đươc ghi, lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ
của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa,
không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy
định…” - Thông tư 02 của Bộ GTVT nêu rõ.
Đơn vị kinh doanh vận tải được giao quyết định vị trí, số
lương camera lắp đặt trên ô tô thuộc đơn vị mình, bảo đảm
quan sát đươc toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc,
khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe…
Thông tư này cũng quy định đơn vị kinh doanh vận tải
và người lái xe kinh doanh vận tải không đươc sử dụng
các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện
pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc
làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của
camera lắp trên ô tô.
Liên quan đến lắp camera vào tháng 10-2020, Hiệp hội
Vận tải ô tô Việt Nam từng đề xuất lùi thời gian lắp camera
trên xe kinh doanh vận tải khoảng hai năm. Nguyên nhân,
do các doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Bộ GTVT khẳng định không thể lùi thời gian
thực hiện quy định trên.
Được biết hiện nay trên thị trường, một bộ thiết bị giám
sát hành trình có chức năng ghi nhận và truyền dữ liệu
hình ảnh có giá khoảng 4,5-5,5 triệu đồng, chi phí duy trì
máy chủ và đường truyền dữ liệu khoảng 120.000 đồng/xe/
tháng. Như vậy, chi phí lắp đặt thiết bị cho trên 340.000 xe
(dự kiến phải lắp đặt) sẽ vào khoảng 1.500-1.900 tỉ đồng
và chi phí duy trì máy chủ, đường truyền vào khoảng
500 tỉ đồng/năm.
VIẾT LONG