034-2021 - page 13

13
PHẠMANH
T
heo công bố chính thức
từĐHQuốc giaTP.HCM,
năm2021ĐHnày tiếp tục
tổ chức hai đợt thi đánh giá
năng lực (ĐGNL), trước và
sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Địa điểm tổ chức cũng được
mở rộng đến bảy địa phương.
Đây là kỳ thi tuyển sinh riêng
thu hút quan tâm lớn nhất từ
phụ huynh, thí sinh trên cả
nước trong ba năm qua.
Tăng địa điểm
tổ chức thi
Theo TS Nguyễn Quốc
Chính, Giám đốc Trung tâm
Khảo thí và đánh giá chất
lượng đào tạo (ĐH Quốc gia
TP.HCM), đợt 1 đã bắt đầu
đăng ký từ ngày 15-1 vừa
qua. Và thời hạn đăng ký đợt
1 sẽ kéo dài đến hết ngày 5-3.
Thời gian thi đợt 1 diễn ra
vào ngày 28-3 tại TP.HCM,
BếnTre,AnGiang,NhaTrang,
Đà Nẵng và hai điểm thi mới
so với mọi năm là Bạc Liêu
và BuônMa Thuột (ĐắkLắk).
Kết quả thi đợt 1 được dự kiến
công bố đúng một tuần sau
khi thi, tức ngày 5-4.
Ởđợt2,ĐHQuốcgiaTP.HCM
sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ
ngày 4-5 đến 4-6. Kỳ thi sẽ
diễn ra vào ngày 4-7 tại bốn
địa phương, gồm TP.HCM,
An Giang, Nha Trang và Đà
Nẵng. Kết quả của đợt 2 sẽ
được công bố vào ngày 12-7.
Thời gian đăng ký xét
tuyển nguyện vọng sẽ kéo
dài trong một tháng, từ ngày
4-5 đến 4-6.
Theo TS Chính, kỳ thi
ĐGNL của ĐH Quốc gia
TP.HCM chú trọng đánh giá
các năng lực cơ bản để học
ĐH của thí sinh như sử dụng
ngôn ngữ, tư duy logic, xử
lý số liệu, giải quyết vấn đề.
Về nội dung, đề thi cung
cấp số liệu, dữ kiện và các
công thức cơ bản nhằm
đánh giá khả năng suy luận
và giải quyết vấn đề, không
đánh giá khả năng học thuộc
lòng. Đề thi được xây dựng
cùng cách tiếp cận như đề thi
SAT (ScholasticAssessment
Test) của Mỹ và đề thi TSA
(Thinking SkillsAssessment)
của Anh.
Cấu trúc bài thi ĐGNL của
ĐH Quốc gia TP.HCM gồm
ba phần: Sử dụng ngôn ngữ;
toán học, tư duy logic, phân
tích số liệu và giải quyết vấn
đề nhằm đánh giá các năng
lực cơ bản để học ĐH của
thí sinh.
Bài thi gồm120 câu hỏi trắc
nghiệm với thời gian làm bài
150 phút. Đề thi tích hợp kiến
thức ởnhiều lĩnhvực như tiếng
Việt, văn học, kiến thức tiếng
Anh tổng quát, toán học, khoa
học tự nhiên (vật lý, hóa học,
sinh học) và lĩnh vực khoa học
xã hội (địa lý, lịch sử).
Tuy nhiên, TS Nguyễn
Quốc Chính cũng lưu ý các
nội dung câu hỏi ở nhiều lĩnh
vực. Trong đó, một phần nhỏ
những câu kiến thức cơ bản
về thông hiểu các emđã học ở
phổ thông nên chỉ cần đã học
là sẽ làm được. Còn đa phần
đòi hỏi các em phải hiểu và
biết vận dụng, suy luận, giải
quyết vấn đề.
“Nếu các em chỉ học thuộc
lòng, học vẹt sẽ khó có thể
làm tốt được. ĐH Quốc gia
TP.HCMcũng không khuyến
khích các em đi luyện thi và
chúng tôi cũng không tổ chức
ôn luyện hay bán tài liệu ôn
thi mà chỉ công bố đề minh
họa để các em hiểu cấu trúc
đề thi, giúp việc ôn tập tốt
hơn” - TS Chính lưu ý.
Tuyển sinh 30%-70%
tổng chỉ tiêu
Kỳ thi ĐGNL được xem
là kỳ thi tuyển sinh riêng lớn
nhất cả nước sau kỳ thi tốt
nghiệp THPT. Đây là năm
thứ tư kỳ thi được tổ chức
để làm căn cứ xét tuyển vào
các trường ĐH.
Theo TS Chính, sau lần
đầu tổ chức vào năm 2018,
kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc
gia TP.HCM đã nhận được
nhiều phản hồi tích cực và sự
tin tưởng của xã hội. Ngoài
các trường ĐH thành viên, từ
24 trường ĐH, CĐ ngoài hệ
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực củaĐHQuốc gia TP.HCMnăm2020 vừa qua. Ảnh: PA
Xét tuyển cùng lúc hai kỳ thi
đánh giá năng lực
Năm 2021, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) là
trường ĐH thành viên duy nhất của hệ thống này quyết
định sẽ tiếp tục tổ chức kỳ kiểm tra tuyển sinh riêng sau
một năm tạm hoãn vì dịch COVID-19.
Theo kế hoạch dự kiến của nhà trường, thí sinh tham gia
kỳ thi này sẽ dự thi ba môn, gồm hai môn bắt buộc (toán
học, tư duy logic) vàmột môn tự chọn (chọnmột trong bốn
môn lý, hóa, sinh, tiếng Anh). Bài thi chủ yếu trong chương
trìnhTHPT, nhất là lớp 12 và nhằmĐGNL của thí sinh về khả
năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức, tư duy logic, năng lực suy
luận tổnghợpvà tính sáng tạo, kỹ năng sửdụngngônngữ…
Ở kỳ thi này, trường dành đến 20%-50% tổng chỉ tiêu
năm2021, tức trong tổng số hơn 3.100 sinh viên. Và trường
cũng đồng thời dành 10%-30% tổng chỉ tiêu của trường để
xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Công bố 3 tác giả nhận giải thưởng
Hội Nhà văn TP.HCM 2020
Hội Nhà văn TP.HCM vừa công bố ba tác giả đoạt
giải thưởng văn học năm 2020 và ba tác giả nhận được
tặng thưởng.
Cụ thể, ba tác giả được vinh danh nhận giải thưởng văn
học 2020 gồm: tác giả Xuân Phượng với tác phẩm
Gánh
gánh gồng gồng
, tác giả Bùi Quang Lâm với tác phẩm 
Đất K
và tác giả Cao Xuân Sơn với tác phẩm
Bấm chân
qua tuổi dại khờ.
Gánh gánh gồng gồng
 được viết khi tác giả Xuân
Phượng, một nữ đạo diễn phim tài liệu cách mạng cá tính
và bản lĩnh, đã ngoài 90, cái tuổi xưa nay hiếm. Trước đó,
hồi ký
Gánh gánh gồng gồng 
của tác giả Xuân Phượng
cũng được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn
học 2020.
Đất K
 của Bùi Quang Lâm là những hồi ức của người
lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia.
Những khốc liệt của đời lính, những lần vào sinh ra tử,
khó khăn bủa vây, tình bạn, tình đồng chí và cả tình yêu…
cuốn người đọc vào những trang văn chẳng dừng lại được.
“Bấm chân qua tuổi dại khờ/ Vẫn mê hồn trận cuộc cờ
thế gian”
là những câu thơ trích trong
Bấm chân qua tuổi
dại khờ
 của tác giả Cao Xuân Sơn, cũng là mạch cảm xúc
chủ đạo của tập thơ này. Những câu thơ rất tình, rất đời, rất
thật gieo vào lòng người đọc những khắc khoải, rung động.
Ngoài ba tác giả đoạt giải, Hội Nhà văn TP.HCM cũng
tặng thưởng cho ba tác giả với ba tác phẩm xuất sắc:
Chúng
tôi - một thời mũ rơm mũ cối
(tác giả Huỳnh Dũng Nhân);
Đoản khúc chiều phù dung
(tác giả Vũ Văn Song Toàn);
Đi
tìm mỹ cảm văn chương
(tác giả Trần Hoài Anh).
NGUYỄN TRÀ
Bộ Y tế không tiếp khách, nhận hoa
ngày Thầy thuốc
Ngày 18-2, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y
tế, đã thừa lệnh bộ trưởng ký Văn bản 1015/BYT-VPB1
gửi Sở Y tế các tỉnh, thành và các đơn vị trực thuộc bộ.
Theo đó, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn
biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, toàn ngành y
tế đang tập trung mọi nguồn lực vào công tác phòng,
chống dịch.
Thực hiện chỉ đạo của bộ trưởng, Bộ Y tế không tổ
chức lễ kỷ niệm 66 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam
(27-2-1955 – 27-2-2021) và không tiếp khách, nhận
hoa chúc mừng.
Văn phòng Bộ Y tế thông báo để các đơn vị biết và
có các hình thức động viên, khích lệ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động phù hợp với diễn biến của
dịch bệnh, đồng thời tuân thủ Nghị định 05/CT-TTg
ngày 28-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số
biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
P.NAM
Đời sống xã hội -
ThứSáu19-2-2021
Những lưu ý cho thí sinh thi
đánh giá năng lực
Năm2021, nhiều trường đại học tại TP.HCM tiếp tục dành lượng chỉ tiêu lớn để xét điểm thi
đánh giá năng lực, từ 30%đến tối đa 70% tổng chỉ tiêu của từng trường.
thống ĐHQuốc gia TP.HCM
sử dụng kết quả kỳ thi này để
tuyển sinh vào năm 2019 đã
tăng gần gấp ba trong năm
2020 với gần 70 trường. Và
năm2021cũngđãcó69 trường
ĐH, CĐ đăng ký sử dụng kết
quả kỳ thi này để xét tuyển.
Theo lộ trình, kỳ thi này sẽ
tiến tới là phương thức chính
để tuyển sinh chính của các
đơn vị thành viên của ĐH
Quốc giaTP.HCM. Do đó, chỉ
tiêu tuyển sinh bằng ĐGNL
năm 2021 của các trường đều
tăng lên.
Cụ thểnhưTrườngĐHBách
khoa năm nay cũng xét tuyển
5.000 chỉ tiêu trình độ ĐH
chính quy cho 35 ngành đào
tạo chương trình trong nước
và liên kết quốc tế. Trong đó,
xét tuyển theo kỳ thi ĐGNL
lên đến 30%-70% chỉ tiêu.
Trường ĐH Kinh tế - Luật
tiếp tục dành tối đa 50% tổng
chỉ tiêucủangành/nhómngành
choxét điểmthiĐGNL.Tương
tự, Trường ĐH Khoa học tự
nhiên dành 30%-60% chỉ tiêu
theo ngành/nhóm ngành cho
phương thức này trong tổng
chỉ tiêu gần 3.600 SV.
Trường ĐH KHXH&NV
(ĐHQuốc gia TP.HCM) năm
nay cũng dành tối đa 50% chỉ
tiêu trong tổng số là 3.549 chỉ
tiêu trình độ ĐH chính quy
của 41 ngành đào tạo (chương
trình trong nước và chương
trình liên kết quốc tế) cho
phương thức này.
Ngoài ra, nhiều trường
khác tại TP.HCMnhưTrường
ĐH Công nghiệp thực phẩm
TP.HCM, Trường ĐH Công
nghiệp TP.HCM, Trường ĐH
Công nghệ TP.HCM, Trường
CĐ Kỹ thuật Cao Thắng…
cũng tiếp tục sử dụng kết quả
thi này để xét tuyển với chỉ
tiêu khoảng 5%-15%.•
Kỳ thi ĐGNL được
xem là kỳ thi tuyển
sinh riêng lớn nhất
cả nước sau kỳ thi
tốt nghiệp THPT.
Ba tác
phẩm
đoạt giải
thưởngHội
Nhà văn
TP.HCM
năm2020.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook