034-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu19-2-2021
Sẽ điềuhànhnôngnghiệpởĐBSCLbằngdữ liệusố
ĐÀOTRANG
T
heo Ban quản lý đường sắt
đô thị TP.HCM (MAUR),
đến nay công tác giải
phóngmặt bằng (GPMB) tuyến
metro số 2 (Bến Thành - Tham
Lương) đã gần hoàn thiện. Các
gói thầu dự án metro số 2 sẽ
được đồng loạt khởi công vào
quý IV-2021.
Đã ban hành gần
100% quyết định
bồi thường
Theo ghi nhận của PV, dọc
tuyến metro số 2, hàng trăm
căn nhà đã được sửa sang,
làm mới, đời sống người dân
đã dần ổn định. Công trường
bàn giao mặt bằng cho metro
số 2 đã được dọn dẹp sạch sẽ.
Chị Nguyễn Thị Thu (người
dân quận Tân Bình) chia sẻ:
“ĐườngTrườngChinh là tuyến
đường đắt khách. Mặt bằng
kinh doanh ở đây là nguồn thu
nhập chính của nhiều hộ gia
đình nên khi quyết định bàn
giao mặt bằng cho Nhà nước
cũng làm không ít người dân
phải đắn đo. Đến nay mọi việc
cũng đã xong, tôi chỉ mong dự
án sớmkhởi công, vận hành để
phục vụ người dân”.
Tương tự, anh Nguyễn Văn
Hiếu (người dân quận 3) cho
biết gia đình đã sửa sang nhà
cửa từ trước tết. “Hy vọng
những đóng góp của chúng tôi
và nỗ lực của chính quyền địa
phương sẽ mang lại lợi ích cho
người dân TPnói chung” - anh
Hiếu nói.
Bà Vũ Minh Huyền, Phó
Trưởng banMAUR, thông tin:
Ngày 18-2, tại Cần Thơ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT có buổi
làm việc với giám đốc sở NN&PTNT 13 tỉnh, thành vùng
đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tại đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề
xuất việc điều hành nông nghiệp ở ĐBSCL bằng dữ liệu số.
Ông cho rằng ngành nông nghiệp đang ở trong thời kỳ của
cuộc cách mạng 4.0 chứ không phải nông nghiệp truyền
thống. Đó là nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần
hoàn, nông nghiệp số. Chính những giá trị mới đó mới làm
bật dậy sức sống của đồng bằng.
Ông Hoan nhấn mạnh: “Nếu chuyển đổi số nông nghiệp
cả nước sẽ loay hoay, từng vùng thì tôi sẽ cố gắng tìm kiếm
nhà tài trợ để chuyển đổi số trong nông nghiệp của ĐBSCL.
Vì đây là vựa lúa cả nước, để lãnh đạo của ĐBSCL hiểu hết
bức tranh toàn cảnh, có thể trong một thời điểm nào đó lúa
là bao nhiêu, cá bao nhiêu, cây ăn quả bao nhiêu. Làm sao
có dữ liệu số về nông nghiệp để trong một mùa vụ chúng ta
cân đối, đưa ra khuyến cáo, đưa ra một chính sách gì đó chứ
không phải để tới lúc thu hoạch rồi quá nhiều mới đi giải
cứu”.
Đồng thời, ông Hoan cho rằng thông tin rất quan trọng,
ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành, tỉnh nào biết
tỉnh đó, huyện nào biết huyện đó mà không biết toàn vùng
ra sao. Từ đó, ông đề xuất lập nhóm Zalo giám đốc Sở
NN&PTNT của 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL để chia sẻ thông
tin, sáng kiến. Lãnh đạo bộ và các cục, vụ, viện của bộ cũng
tham gia vào nhóm Zalo này để chia sẻ hằng ngày.
“Một năm chúng ta tổ chức một hội nghị, nhiều khi ngọt
cũng ngọt rồi, mặn cũng mặn rồi, hạn cũng hạn rồi, làm sao
hằng ngày mình phải thích ứng nhanh nhạy với diễn biến.
Tôi nghĩ khi lập được nhóm đó thì tự động các đồng chí
sẽ có thói quen có gì hay quăng lên đó, anh em cùng chia
sẻ nhau… Nên tạo thói quen chia sẻ chứ đừng lủi thủi một
mình” - Thứ trưởng Hoan kết lại.
Tại cuộc làm việc, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam có
báo cáo dự báo nguồn nước xâm nhập mặn và đề xuất giải
pháp chống hạn mặn mùa khô năm 2021. Trình bày ba vấn
đề thách thức ảnh hưởng đến ĐBSCL là nguồn nước thượng
nguồn, về biến đổi khí hậu, nước biển dâng và vấn đề sụt
lún.
Từ ba yếu tố đó, ĐBSCL có những thách thức lớn như sụt
lún, lũ lớn ít có, lượng phù sa giảm, mặn xảy ra rõ rệt. Theo
dự báo của viện này, thời điểm mặn xâm nhập cao nhất
mùa khô 2020-2021 là cuối tháng 2, đầu tháng 3. Tỉnh Kiên
Giang ảnh hưởng biển Tây thì mặn sẽ tầm cuối tháng 3, đầu
tháng 4. Hạn mặn năm nay tương đương năm 2016, mặn
vào sâu 60 km…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết:
“Giá lúa năm nay rất cao, 6.000-6.500 đồng/kg, kể cả lúa
504 (IR50404). Vụ đông xuân này lúa tiêu thụ tốt nhưng
giá lúa cao quá, cao hơn Ấn Độ và các nước nên các doanh
nghiệp đang chờ tháng 3, tháng 4 xem như thế nào để mua
vào. Cơ cấu năm nay giống lúa 504 có 11% nhưng giờ này
504 không đủ để bán. Do không đủ nên nhiều doanh nghiệp
đã nhập tấm và 504 của Ấn Độ”.
Từ đó, ông Nam lưu ý cơ cấu giống lúa phù hợp thị
trường từng vùng và các địa phương chuẩn bị vụ hè thu,
hướng dẫn để bà con xuống giống cho phù hợp, tránh tình
trạng thấy vụ đông xuân trúng mùa, được giá thì hè thu lại
đổ xô vào trồng có khi lại không hiệu quả.
NHẪN NAM
Các hộ dân dọc tuyếnmetro số 2 đã ổn định chỗ ở sau khi bàn giaomặt bằng cho dự án.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Rút kinh nghiệm
từ metro số 1, công
tác giải phóng mặt
bằng, di dời hạ tầng
kỹ thuật cho metro
số 2 cần thực hiện
tốt và bàn giao mặt
bằng sạch 100% cho
nhà thầu.
Còn nhiều tuyến chuẩn bị đầu tư
Chuẩn bị kế hoạch khởi công
metro số 2
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCMcho biết trong năm2021 các gói thầu của tuyếnmetro số 2
sẽ đồng loạt khởi công.
Theo quy hoạch tổng thể, mạng lưới đường sắt đô thị của TP
gồm tám tuyến metro và ba tuyến đường sắt nhẹ, tổng chiều
dài khoảng 220 km. Sau tuyếnmetro số 1 và số 2, MAUR tiếp tục
chuẩn bị thực hiện một số tuyến khác.
Cụ thể: Tuyếnmetro số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài
Gòn) đang được trình Hội đồng thẩm định Nhà nước xem xét
trước khi trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư;
Tuyếnmetro số 3a (BếnThành -TânKiên) đangđược BộKH&ĐT
chủ trì xem xét trước khi trìnhThủ tướng Chính phủ chấp thuận
đề xuất dự án.
Tuyến metro số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc - ngã tư Bảy
Hiền) đang được nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công
tư (PPP).
Đối với các tuyến còn lại, MAUR vẫn đang tiếp tục nghiên cứu
và kêu gọi đầu tư bằng các hình thức khác nhau để từng bước
dần hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị của TP.
Đối với công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị dự án, phấn đấu
trìnhQuốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến số 5 giai đoạn
1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) và Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận đề xuất dự án tuyến số 3a (Bến Thành - Tân Kiên).
Đến thời điểmnày tuyếnmetro
số 2 đã đảm bảo cơ sở pháp lý
để tiếp tục triển khai các bước
tiếp theo, thông qua việc phê
duyệt điều chỉnh tổngmức đầu
tư vào tháng 11-2019. Trong
đó, công tác GPMB cũng đã
được UBND TP và các quận
1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú
triển khai, đạt được kết quả khả
quan. Cụ thể, gần 100% quyết
định bồi thường đã được ban
hành và trao đến tay người dân.
75% các hộ dân bị ảnh hưởng
đã bàn giaomặt bằng cho quận,
chủ đầu tư dự án.
Đang chuẩn bị hồ sơ
mời thầu
TheobàVũMinhHuyền, đối
với tuyến metro số 2, công tác
GPMB và tiếp nhận bàn giao
mặt bằng được MAUR phấn
đấu hoàn tất vào quý II-2021.
Song song đó, MAUR sẽ phối
hợp với các đơn vị chuyên
ngành quản lý về hạ tầng kỹ
thuật thống nhất phương án di
dời các công trình hạ tầng kỹ
thuật và thực hiện khảo sát,
thiết kế để thi công di dời từ
quý IV-2021.
Trong năm 2021, MAUR sẽ
tập trung vào triển khai và bắt
đầu thi công di dời các công
trình hạ tầng kỹ thuật như hệ
thống cấp thoát nước, điện lực,
chiếu sáng cây xanh... trong
phạm vi dự án.
Bà Huyền cho rằng đây là
một công tác rất quan trọng cần
thực hiện sau công tác GPMB
để bàngiao công trường cho các
nhà thầu thi công các hạngmục
chính của dự án. Bởi công tác
di dời hạ tầng kỹ thuật có tính
chất phức tạp do nhiều đơn vị
quản lý và mặt bằng tái bố trí
các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
sau khi di dời rất hạn chế.
“Theo đó, rút kinh nghiệm
từ tuyến metro số 1 (Bến
Thành - Suối Tiên), công
tác GPMB, di dời hạ tầng kỹ
thuật cần phải thực hiện tốt
và bàn giao mặt bằng sạch
100% cho nhà thầu. Lúc này,
tiến độ thi công sẽ được đẩy
nhanh hơn rất nhiều và tránh
được các khiếu nại phát sinh
từ các nhà thầu thi công” - bà
Huyền nhấn mạnh.
Song song với việc thi công
di dời, tái lập hạ tầng kỹ thuật,
MAUR cũng đang chuẩn bị
kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu cho
công tác đấu thầu các gói thầu
chính của dự án. Sau đó, đơn
vị sẽ thực hiện các thủ tục phê
duyệt, đàmphán các khoản vay
bổ sung cho dự án đã được các
nhà tài trợ cam kết.
Bà Huyền cho biết: Đến nay
gói thầu CP1 xây dựng tòa nhà
văn phòng và các công trình
phụ trợ tại depot Tham Lương
đã nghiệm thu hoàn thành và
đưa toàn bộ công trình vào sử
dụng từ tháng 3-2020.
Hợp đồng CS1 tư vấn hỗ
trợ quản lý dự án hiện trong
quá trình thực hiện các thủ
tục thanh toán cuối cùng và
kết thúc hợp đồng.
Hợp đồng CS2 tư vấn thực
hiện dự án (IC): Thường trực
UBND TP đã thống nhất chủ
trương tiếp tục đàm phán với
tư vấn IC các nhiệm vụ phát
sinh để thực hiện các dịch vụ tư
vấn nhằm hoàn thành công tác
tổ chức lựa chọn và ký kết hợp
đồng với các nhà thầu chính của
dự án. Hiện nay, MAUR đang
tiến hành thương thảo với tư
vấn IC đối với một số yêu cầu
của tư vấn trước khi chính thức
thương thảo nội dung chi tiết
của phụ lục Hợp đồng số 13.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook