11
Kinh tế -
ThứBảy6-3-2021
Đánh thuế ông lớn Google,
Facebook, Amazon…
Các nhà cung cấp nước ngoài như Facebook, Google, Amazon... có kinh doanh và
phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì phải nộp thuế.
QUANGHUY - CHÂNLUẬN
N
hững gã khổng l ồ
công nghệ như Google,
Facebook, Amazon,
YouTube… dù có doanh thu
rất lớn tại thị trường thương
mại điện tử Việt Nam (VN)
nhưng gần như không nộp
thuế. Vì vậy, mới đây Bộ
Tài chính đã công bố dự
thảo Thông tư hướng dẫn
thi hành một số điều của
Luật Quản lý thuế và Nghị
định số 126/2020 quy định
chi tiết một số điều của Luật
Quản lý thuế.
Nhiều nước đã làm
Nội dung được nhiều người
quan tâm trong dự thảo là quy
định: Nếu trường hợp nhà
cung cấp ở nước ngoài như
Google, Facebook,Amazon…
không thực hiện đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế tại VN thì
bên mua (tổ chức có đăng ký
kinh doanh và hoạt động theo
pháp luật VN) hàng hóa, dịch
vụ của nhà cung cấp ở nước
ngoài có nghĩa vụ kê khai,
khấu trừ và nộp thuế thay cho
nhà cung cấp ở nước ngoài.
Nếu cá nhân có mua hàng
hóa, dịch vụ của nhà cung cấp
ở nước ngoài thì ngân hàng
(NH) thương mại, tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán có trách nhiệm
khấu trừ, nộp thay.
“Hằng tháng, NH thương
mại, tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán có trách
nhiệm kê khai, nộp vào ngân
sách nhà nước số tiền đã khấu
trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế
phải nộp của nhà cung cấp ở
nước ngoài” - dự thảo nêu rõ.
PGS-TSĐinhTrọngThịnh,
chuyên gia tài chính, cho rằng
quy định các NH có trách
nhiệm khấu trừ và nộp thay
tiền thuế của các ông lớn như
Google, Facebook… là khả
thi. Bởi thực tế, nhiều NH
trên thế giới đã làm việc này.
Một số NH lo ngại khi thực
hiện quy định trên sẽ phát sinh
thêm chi phí, nhân lực, quá
tải. Tuy nhiên, ông Thịnh cho
rằng đó là trách nhiệmmà các
NH phải làm với Nhà nước,
trách nhiệm trước pháp luật.
“Quản lý bằng số hóa nên các
NH có thể thống kê và khấu
trừ, tạm thu thuế từ các nhà
cung cấp nước ngoài” - ông
Thịnh nói.
Tuy nhiên, PGS-TS Đinh
Trọng Thịnh cũng lưu ý cần
quy định cụ thể, chi tiết hơn
để cácNHcó thể dễ thực hiện.
Ví dụ, phân loại các giao dịch
như đạt giá trị bao nhiêu trở
lên thì mới thống kê và yêu
cầu tài khoản đó kê khai, nộp
vào ngân sách nhà nước số tiền
đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ
thuế phải nộp của nhà cung
cấp ở nước ngoài. “Ngoài ra,
với những tài khoản có giao
dịch tăng bất thường, giá trị
cao hoặc có yếu tố giao dịch
kinh doanh thì các NH cần
kiểm tra, kiểm soát” - ông
Thịnh lưu ý.
Luật sưNguyễnĐứcNghĩa,
Giám đốc Trung tâm tư vấn
pháp luật thuộc Hiệp hội
Doanh nghiệp TP.HCM
(HUBA), nhìn nhận dự thảo
của Bộ Tài chính đưa ra quy
định cá nhân, tổ chức trong
nước có trách nhiệm khấu
trừ và nộp thay thuế cho các
công ty nước ngoài là hoàn
toàn thực hiện được.
Tuy nhiên, theo ông Nghĩa,
để giảm áp lực cho các NH,
dự thảo cần đề xuất trả phí
trích từ số thuế mà các NH
đã khấu trừ, tạm thu thuế từ
các tài khoản. Như vậy, các
NH sẽ có chi phí để đầu tư
nhân lực, công nghệ, kiểm
tra, giám sát và thực hiện
khấu trừ, nộp thay tiền thuế
của các đơn vị ở nước ngoài
khi bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ cho người mua hàng
ở trong nước.
Tránh đánh thuế
hai lần
ÔngNguyễnMinhĐức,Ban
pháp chế Phòng Thương mại
và Công nghiệp VN (VCCI),
phân tích: Về nguyên tắc, các
nhà cung cấp nước ngoài có
kinh doanh và phát sinh doanh
thu tại nước ta thì phải nộp
thuế. Nhưng câu hỏi đặt ra là
thuế đó ai nộp. Có hai cách
để thu nộp nghĩa vụ thuế này.
Một là người có doanh thu,
tức là các nhà cung cấp, các tập
đoàn như Google, Facebook,
YouTube…, nộp. Khi đó, họ
sẽ thu tiền của khách hàng là
tiền dịch vụ và thuế. Sau khi
thu xong, họ sẽ giữ lại phần
tiền dịch vụ của họ, còn phần
thuế họ nộp cho Nhà nước.
Cách thứ hai: Người dùng
dịch vụ, tức là các cá nhân,
công ty ở VN, phải nộp.
Khi đó, Facebook, Google,
YouTube… chỉ thu tiền dịch
vụ thôi. Còn phần thuế họ sẽ
nói luôn trong hóa đơn rằng
“không bao gồm thuế”, hoặc
trong hợp đồng cung cấp dịch
vụ họ sẽ nói rõ bên dùng dịch
vụphải nộp thuế.Trong trường
hợp này, người dùng dịch vụ
tại VN sẽ phải nộp thuế.
VN từ trước đến nay thu
thuế của người dùng dịch vụ,
tức là cách thứ hai (thường
gọi là thuế nhà thầu). Lợi ích
của cách thức này là cơ quan
thuế có thể nắm được người
dùng dịch vụ ở VN.
“Dự thảo thông tư của Bộ
Tài chính hiện nay dường
như muốn quay lại cách thứ
nhất, tức là thu trực tiếp thuế
từ nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài. Với các tập đoàn lớn
thì cách này có thể khả thi,
Số lượng người Việt Namsử dụng dịch vụ củaGoogle, Facebook…ngày càng tăng.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Google, Facebook,
Amazon... phải có
nghĩa vụ đăng ký,
kê khai và nộp thuế
khi bán hàng, cung
cấp dịch vụ ở VN.
Thu thuế quảng cáo 1.143 tỉ đồng
từ Google, Facebook
Theo Tổng cục Thuế, số thu thuế từ mô hình hoạt động
kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức
nước ngoài không thành lập pháp nhân tại VN như Google,
YouTube, Facebook năm 2020 đạt 1.143 tỉ đồng. Trong đó,
thuế giá trị gia tăng là 519 tỉ đồng và thuế thu nhập doanh
nghiệp là 624 tỉ đồng.
Tổng cục Thuế cho biết: Đối với mô hình hoạt động kinh
doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước
ngoàikhôngthànhlậpphápnhântạiVNnhưGoogle,YouTube,
Facebook… cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với
thu nhập phát sinh từ hoạt động này thông qua các đối tác
hoặc đại lý quảng cáo của các công ty này, hoặc các doanh
nghiệp mua dịch vụ trực tiếp của các công ty này tại VN.
“Như vậy, hiện các doanh nghiệpVN ký hợp đồng quảng
cáo với các tổ chức nước ngoài thì thực hiện kê khai, nộp
thuế thay cho các nhà thầu, tổ chức nước ngoài. Đối với số
thuế đã kê khai nộp thay, các doanh nghiệp được tính vào
chi phí được trừ khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Tổng Cục thuế cho hay.
vì giao dịch tài chính xuyên
biên giới có thể xử lý được.
Dĩ nhiên, khi thu thuế trực tiếp
từ nhà cung cấp nước ngoài
có thể sẽ có rủi ro là phát sinh
tình huống đánh thuế hai lần
nếu nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài đã nộp thuế rồi
mà người dùng tại VN vẫn kê
khai, nộp thuế. Bởi vậy, thông
tư cần có những quy định để
xử lý tình huống này” - ông
Nguyễn Minh Đức nói.
Luật sưNguyễnĐức Nghĩa
cũng đề nghị dự thảo cần quy
định cụ thể đối với những tài
khoản có nhiều giao dịch với
các nhà cung cấp nước ngoài
thì mới khấu trừ thuế và nộp
thuế thay. Đồng thời, có thể
quy định những tài khoản
nào có thu nhập cao từ 1.000
USD trở lên thì NH, tổ chức
tài chính mới thực hiện khấu
trừ, tạm thu thuế nộp ngân
sách. Sau đó, các cá nhân,
tổ chức là chủ các tài khoản
này sẽ thực hiện quyết toán
thuế sau.•
Du lịch làm theo kiểu cũ sẽ khó thoát khỏi đóng băng
Tại cuộc họp trực tuyến về kế hoạch phát triển du lịch
năm 2021 vừa diễn ra, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch
thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA), đề nghị
hiệp hội các địa phương vận động doanh nghiệp tìm mọi
cách giữ được lực lượng cốt cán vì sau này muốn quy tụ
lại rất khó khăn.
“Hiện nay số lượng doanh nghiệp đã rút giấy phép,
thôi kinh doanh có thể lên đến 80%-90%. Như thế vô
cùng bất lợi khi ngành du lịch có cơ hội phục hồi” - ông
Bình nói.
Bên cạnh đó, ngành du lịch đang trông chờ vào việc
mở cửa với khách du lịch quốc tế nhưng khi chưa có thì
phải đẩy mạnh du lịch nội địa. “Dù chúng ta cảm thấy cũ
nhưng cố gắng làm mới, không thể chê du lịch nội địa
kém quá rồi không làm. Thời gian tới kích cầu cần kết hợp
các dịch vụ du lịch, hợp tác chia sẻ với nhau để cùng tồn
tại” - ông Bình nói.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch
VITA, cho rằng sau COVID-19, các doanh nghiệp cần rút
ra nhiều bài học kinh nghiệm mới thành công được. Bởi
thực tế, trong COVID-19 vẫn có cơ hội để du lịch phát
triển. “Nếu du lịch Việt Nam làm theo cách cũ sẽ không
thoát khỏi tình trạng đóng băng, phải vừa kết hợp du lịch
thực tế với công nghệ 4.0” - ông Thọ nói.
Ông Thọ dẫn chứng trong năm 2020 và đầu năm 2021,
nhiều nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia… tiếp
tục hoạt động du lịch bằng việc tổ chức sự kiện qua
online. Ví dụ, họ tổ chức hoạt động du lịch hội nghị trên
không gian ảo.
TÚ UYÊN
Cácmón ăn đặc sản địa phương được khách sạn đưa vào
thực đơn phục vụ du khách. Ảnh: TU