047-2021 - page 9

9
Vướng điều chỉnh giá
đất, quận 3 khó bồi
thường dự án metro 2
Quận 3 kiến nghị TP sớmban hành hệ số điều chỉnh giá đất để làm cơ sở
bồi thường cho người dân.
VIỆTHOA
T
uyến metro 2 (Bến Thành
- Tham Lương) đi qua sáu
quận: 1, 3, 10, 12, Tân
Bình và Tân Phú ở TP.HCM.
Đến nay, chỉ còn quận 3 vẫn
chưa thể bàn giao mặt bằng do
vướng hệ số điều chỉnh giá đất.
Vướngmắc này cũng được nêu
ra tại buổi làm việc của Phó
Chủ tịch UBND TP Võ Văn
Hoan với quận 3 ngày 5-3.
Theo ông Trần Thanh Bình,
Phó Chủ tịch UBND quận 3,
trên địa bàn quận có 117 hộ dân
bị ảnh hưởng bởi dự án metro.
Từ năm 2015, quận 3 đã tiến
hành bồi thường, giải phóng
mặt bằng. Một số hộ dân đã
nhận tiền, bàn giao mặt bằng
cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sau đó TP điều
chỉnh mức giá bồi thường theo
hướng tăng lênđểđẩynhanh tiến
độ thực hiện dự án. Theo đó, TP
đã phê duyệt hệ sốđiều chỉnhgiá
đất cho các quận 1, 10, 12, Tân
Bình và Tân Phú, trừ quận 3 do
chưa đủ cơ sở pháp lý.
Ông Trần Thanh Bình cho
biết quận 3 đã rà soát và hoàn
chỉnh pháp lý gần một năm nay
nhưng hệ số điều chỉnh giá đất
vẫn chưa được duyệt. “Việc này
gây khó khăn rất lớn cho quận
trong việc tiếp xúc với người
dân cũng như với công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng.
Quận đề nghị TP sớm xem xét,
thông qua để làm cơ sở cho
quận 3 thực hiện bồi thường
cho dân” - ông Bình nói.
Phó Chủ tịch UBND TPVõ
Văn Hoan cho rằng dự án đầu
tư xây dựng tuyến đường sắt
đô thị số 2 là dự án trọng điểm
của TP. Về pháp lý chung của
dự án thì đã chặt chẽ, riêng giá
đất để tính bồi thường tại quận
3 chưa ổn. Vì vậy, ông Hoan
đề nghị Sở TN&MT nhanh
chóng rà soát pháp lý, trình
HĐND thông qua hệ số điều
chỉnh giá đất để quận 3 có cơ
sở thực hiện.
“Dự kiến cuối năm nay dự
án sẽ triển khai thi công, nếu
quận 3 chậm bồi thường thì
sẽ chậm toàn dự án. Vì vậy,
đề nghị Sở TN&MT ưu tiên
hàng đầu cho việc tham mưu
trình hệ số điều chỉnh giá đất
để bồi thường tại khu vực quận
3” - ông Hoan chỉ đạo.
Theo báo cáo mới nhất của
Sở TN&MT, đến nay về công
tác bồi thường của nămquận (1,
10, 12, Tân Bình và Tân Phú),
tuyến metro số 2 cơ bản hoàn
tất thủ tục ban hành quyết định
bồi thường (trong đó các quận 1,
Tân Bình, Tân Phú đạt 100%).
Riêng UBND quận 3 hiện nay
chỉ mới dự thảo phương án lấy
ý kiến người dân do còn vướng
hệ số điều chỉnh giá đất. 
Dự án metro 2 đi qua sáu
quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình và
Tân Phú, có tổng diện tích giải
phóng mặt bằng hơn 250.000
m
2
với 603 trường hợp bị ảnh
hưởng. Hiện 450 trường hợp
đã giao đất, đạt tỉ lệ gần 75%.
Quận 3 có 117 trường hợp bị
giải tỏa, trong đó mới chỉ có
37 hộ giao đất.
Người dân ở
đường Trường
Chinh (phường
4, quận Tân
Bình) tháo dỡ
nhà để bàn
giaomặt bằng
cho chủ đầu tư.
Ảnh:
ĐÀOTRANG
Ông Trần Thanh
Bình cho biết quận
3 đã rà soát và hoàn
chỉnh pháp lý gầnmột
nămnay nhưng hệ số
điều chỉnh giá đất vẫn
chưa được duyệt.
Đến2025,Hải Phòng
sẽ xâydựng100 cây
cầugần38.000 tỉ đồng
Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa nhất trí với
đề xuất danh mục đầu tư các công trình cầu đường
bộ và kết cấu giao thông trên địa bàn TP giai đoạn
đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025, TP Hải
Phòng sẽ xây dựng 100 cây cầu và hai tuyến đường
vành đai (VĐ) 2, VĐ3.
Theo Sở GTVT TP Hải Phòng, năm 2021 sẽ hoàn
thành năm cây cầu đang thi công, bao gồm cầu Rào
(hơn 2.200 tỉ đồng), cầu Dinh (gần 270 tỉ đồng), cầu
Quang Thanh (gần 400 tỉ đồng, cùng kết nối với Hải
Dương), cầu Tràng Kênh (huyện Thủy Nguyên) và
cầu qua sông Đa Độ (huyện Kiến Thụy).
Trong năm 2021, UBND TP cũng sẽ trình HĐND
TP thông qua kế hoạch xây dựng 57 cây cầu khác.
Trong đó có ba cây cầu có ý nghĩa kết nối vùng là
cầu Lại Xuân nối với Quảng Ninh, cầu Nghìn 2 và
cầu Lô Đông nối với tỉnh Thái Bình. Số còn lại là
các cây cầu kết nối giữa các quận/huyện, trong nội
bộ quận/huyện.
Tiếp đó, giai đoạn 2022-2025, UBND TP sẽ đề
xuất HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư xây
dựng 29 cây cầu khác, trong đó có các cây cầu quan
trọng như cầu Máy Chai, cầu Rào 3, cầu An Trì, cầu
Máy Đá, cầu Tân Liên - Cấp Tiến cùng hai cây cầu
bắc qua sông Hóa nối với tỉnh Thái Bình. Đồng thời,
TP cũng sẽ mở rộng cầu Nguyệt Áng trên tỉnh lộ
354 nối quận Kiến An với huyện An Lão, mở rộng
cầu Vàng 2 tại huyện An Lão.
Trong giai đoạn này cũng sẽ có 13 cây cầu vượt
(nút giao khác mức) được xây dựng tại các điểm
giao cắt đồng mức hiện nay. TP Hải Phòng cũng dự
định xây dựng hai tuyến đường VĐ. Đường VĐ2 nối
từ khu vực cảng biển Tân Vũ đi qua các quận Dương
Kinh, Kiến An cùng các huyện An Dương, Thủy
Nguyên. Đường VĐ3 chạy theo hướng Lập Lễ - Lưu
Kiếm (huyện Thủy Nguyên).
Theo Sở GTVT TP Hải Phòng, ước tính tổng số
tiền đầu tư hạ tầng giao thông cho giai đoạn này gần
38.000 tỉ đồng. Ngoài ra, các dự án cầu đang triển
khai trên địa bàn TP cũng khoảng 7.000 tỉ đồng.
Trên cơ sở đề xuất của UBND TP và các ban,
ngành, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã nhất trí
với các danh mục đầu tư xây dựng công trình cầu
đường bộ, các công trình kết cấu giao thông trên địa
bàn TP năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
Thường trực Thành ủy yêu cầu UBND TP và các
cơ quan chức năng tập trung đẩy nhanh tiến độ các
cầu đang thi công trên địa bàn, trong đó cầu Dinh,
cầu Quang Thanh sẽ khánh thành vào tháng 6-2021,
cầu Rào triển khai xây dựng song song với các công
viên hai đầu cầu thuộc dự án này, phấn đấu hoàn
thành vào cuối tháng 12-2021.
Thường trực Thành ủy Hải Phòng yêu cầu cơ quan
chức năng cần tập trung triển khai các thủ tục đầu
tư, đảm bảo trong năm 2021 khởi công các cầu Lại
Xuân, Bến Rừng, Nguyễn Trãi, Nghìn 2; dự án Cải
tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu
Kiền; nút giao Tôn Đức Thắng - Máng Nước - quốc
lộ 5 và một số nút giao khác mức trên địa bàn TP.
Đối với danh mục đầu tư các công trình cầu
đường bộ, công trình kết cấu hạ tầng giao thông giai
đoạn 2021-2025, Thường trực Thành ủy Hải Phòng
yêu cầu tập trung triển khai thủ tục đầu tư xây dựng
các tuyến đường VĐ. Đường VĐ2 sẽ trình HĐND
thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp giữa năm
2021 để khởi công vào cuối năm 2021. Tuyến
đường VĐ3 đoạn Lập Lễ - Lưu Kiếm (huyện Thủy
Nguyên) sẽ trình HĐND TP thông qua tại kỳ họp
cuối năm 2021.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng,
cho biết giai đoạn 2015-2020 Hải Phòng đã có bước
tiến mạnh mẽ về xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông với hơn 40 cây cầu và hàng loạt tuyến đường
quan trọng, không gian đô thị mở rộng đã thu hút
nguồn lực đầu tư lớn. Giai đoạn 2021-2025, TP tiếp
tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông, không gian đô thị đột phá, Hải Phòng sẽ có
bước phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.
ĐỖ HOÀNG
Thủy điện Thượng Nhật được tích nước trở lại
Ngày 5-3, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa có
văn bản đồng ý cho Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền
Trung Việt Nam được tích nước trở lại tại hồ chứa thủy điện
Thượng Nhật. Tuy nhiên, thủy điện Thượng Nhật chỉ được
tích nước đến cao trình +114 m theo phương án tích nước do
chủ đầu tư xây dựng và ý kiến đề xuất của Sở Công Thương.
UBND tỉnh yêu cầu công ty này phải cam kết thường
xuyên liên hệ với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Ban chỉ
huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh về
thông tin, cảnh báo, dự báo thời tiết để vận hành công trình
đảm bảo an toàn. Thường xuyên, định kỳ báo cáo với Sở
NN&PTNT và UBND huyện Nam Đông để chỉ đạo, phối
hợp điều tiết nước cho vùng hạ du. Đồng thời thông báo
cho UBND các xã Thượng Nhật, Hương Sơn và Hương
Xuân để thông báo cho người dân phía thượng và hạ lưu
nhà máy nhằm đảm bảo an toàn.
Về diện tích đất thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã chưa
được xác định (chưa hoàn thành các thủ tục đất đai,
giải phóng mặt bằng, vệ sinh) nên công ty tuyệt đối
chỉ được phép tích nước đến cao trình +114 m, không
làm ngập đất của Vườn quốc gia Bạch Mã. Bên cạnh
đó phải chủ động kiểm tra và huy động lực lượng thu
gom toàn bộ sinh khối còn lại (nếu có). Trường hợp
phát sinh thêm diện tích bị ngập, công ty phải dừng
ngay tích nước để tiếp tục thực hiện vệ sinh lòng hồ
theo quy định…
Trong quá trình tích nước vận hành, nếu Công ty cổ phần
Đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam vi phạm một trong
các yêu cầu nêu trên sẽ bị thu hồi văn bản cho phép tích
nước, cũng như phải bồi thường các chi phí, thiệt hại do vi
phạm các cam kết trên.
NGUYỄN DO
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook