13
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy6-3-2021
Những “bóng hồng” chạy Grab:
Hành trình tự do góp nhặt hạnh phúc
Làm tài xế ngỡ làmột công việc vất vả và chỉ phù hợp với namgiới nhưng qua lời kể của những “bóng hồng”
chạy Grabmới thấy lấp lánh niềmvui bình dị rất đỗi phụ nữ.
PHÚPHONG
V
ượt trên câu chuyện thu
nhập, cách mà những
người phụ nữ đến và
gắn bó với nghề tài xế Grab
cũng nhẹ nhàng, giản đơn
như bản chất vốn có của họ,
dù có khi ẩn sau đó là những
nhọc nhằn, lo toan của cuộc
sống…
Hơn cả thu nhập, tài
xế công nghệ chính
là đam mê
Bén duyên với màu áo xanh
của Grab từ năm 2015, tính
đến nay, chị Bùi Thị Hiệp
Hòa (54 tuổi) gắn bó với nghề
cầm lái được sáu năm. Chia
sẻ về công việc của mình, nữ
tài xế nói gọn trong hai chữ
“đam mê”.
Từ bỏ công việc thiết kế
tại văn phòng “máy lạnh điều
hòa mát mẻ”, chị Hòa đăng
ký chạy Grab vì muốn chủ
động trong thời gian chăm
sóc mẹ già. Sự lựa chọn ngỡ
như vì hoàn cảnh này lại rẽ
cuộc đời chị sang những cung
đường xuôi ngược khắp nơi
- dù nắng gió nhưng đầy tự
do và hạnh phúc.
“Thử nghĩ có nghề nào chủ
động, linh hoạt giờ giấc như
chạy Grab. Đã vậy, mỗi cuốc
xe mình có thêm cơ hội gặp
người này người kia, từ cụ già
cho tới các em nhỏ lớp 5, 6
mà ở họ, mình được học thêm
một điều hay ho nào đó” - chị
Hòa cười rồi nói.
“Đam mê” nhưng gắn liền
với kỷ luật và trách nhiệm,
chị Hòa cho biết mình cũng
tự đặt ra cho bản thân những
nguyên tắc riêng trong công
việc. Nhiều lần hành khách
vì thương chị nhận cuốc xa
nên bảo chị tắt app chở họ
để có thêm tiền nhưng chị
đều từ chối.
“Mở app để chạy ít ra mình
còn được nhận Grab hỗ trợ
trên hệ thống. Có vậy, lỡ gặp
nguy hiểm hay rủi ro gì cũng
đỡ. Chị từ chối người ta trước
vì lương tâmkhông cho phép,
sau là cũng để bảo vệ chính
mình” - chị Hòa tâm sự.
Đến với nghiệp cầm lái
bằng sự tinh tế và tâm lý của
người phụ nữ, chị Hòa đã
phần nào thay đổi định kiến
hay lầm tưởng về công việc
tưởng chừng chỉ phù hợp với
nam giới này. “Là nữ tài xế,
mình có được sự nhẹ nhàng,
chu đáo, kỹ lưỡng và thông
cảm - vốn là bản tính của phụ
nữ, tự nhiên chị thấy mình
cũng có lợi thế quá chừng so
với mấy anh nam” - chị vừa
cười vừa chia sẻ.
Trong sáu năm qua, chị
luôn là gương mặt tích cực
tham gia các hoạt động trong
cộng đồng đối tác tài xế nữ
của Grab. Mới đây, chị cũng
vừa ghi danh cho chương
trình “Phụ nữ Grab hiện đại
2021” do Grab khởi xướng
nhằmmở ra sân chơi cho các
nữ đối tác giao lưu, chia sẻ
tài năng. “Chương trình nào
tham gia được là chị đăng ký
ngay. Gặp nhiều chị em cũng
Ngày Quốc tế Phụ
nữ 8-3 này, cả chị
Hòa lẫn chị Hương
đều cho biết sẽ vẫn
bật app, nhận cuốc
như mọi ngày.
Nghề tài xế đã đưa chị Hòa
đến với đammê của đời mình.
Ảnh: PHÚPHONG
Sự tích cực là người bạn đồng
hành của chị Hương trênmỗi
chuyến xe.
giống mình, cũng đam mê
lái xe công nghệ thì tự nhiên
chị có thêm động lực để gắn
bó với nghề” - chị Hòa hào
hứng kể.
Tìm lại niềm vui
trong mỗi hành trình
Khác với sự cứng cỏi và
nguyên tắc trong công việc
của chị Hòa, câu chuyện cầm
lái của chị Nguyễn Thị Ngọc
Hương - người mẹ đơn thân,
trụ cột kinh tế gia đình, được
vun vén bằng những khoảnh
khắc nhỏ bé nhưng đầy ắp sự
tích cực.
Cũng giống với đại đa số
các nữ tài xế khác, bà mẹ
đơn thân tìm đến nghề tài xế
để mưu sinh. Vì xuất thân từ
công việc chuyển phát nhanh,
xuôi ngược Nam - Bắc nên
con đường trở thành đối tác
tài xế GrabCar của chị cũng
không mấy bỡ ngỡ.
Trên chuyến xe GrabCar
mưu sinh, chị gặp người khách
hàng luống cuống dúi vào tay
chị lọ kem chống nắng, hay
nhiều khi còn là cả những
chiếc đầm, chiếc áo vì thương
cảnh phụ nữ bươn chải ngoài
đường. Xen lẫn trong những
giọt nướcmắt kể về hoàn cảnh
khó khăn của mình, không
biết bao lần chị tự bật cười
khi nhớ lại những khoảnh
khắc đáng yêu mà chị nhận
được từ hàng trăm, hàng ngàn
chuyến xe dài, ngắn.
Có lẽ đối với nhiều người,
thành tựu là khi chạmđếnmột
đỉnh cao nào đó. Còn riêng
với bà mẹ đơn thân này, thành
tựu của chị là niềm vui góp
nhặt được quamỗi chuyến xe.
“Nếu được, chị sẽ chạy Grab
tới già. Kể từ ngày chị giới
thiệu mấy bà bạn trong xóm
thử chạy Grab, chị em cũng
có thêm chuyện này chuyện
nọ để tâm sự. Người chạy xe
xong được hành khách khen
trẻ đẹp, người giao đồ xong
còn được thêm lì xì hay tiền
boa từ khách. Trước mình
đâu bao giờ nghĩ cái nghề
này có mấy niềm vui bất ngờ
vậy” - chị Hương say sưa kể
về khoản “thù lao” đặc biệt
của nghề tài xế.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3
này, cả chị Hòa lẫn chị Hương
đều cho biết sẽ vẫn bật app,
nhận cuốc như mọi ngày.
Các chị vẫn sẽ đảm đương
những chuyến xe khắp mọi
nẻo đường của thành phố. Bởi
các chị chắc rằng mình cũng
sẽ được nhận lời chúc mừng
8-3 từ khách như một niềm
vui riêng nhân ngày đặc biệt.
Hoặc đôi khi, chỉ cần cảm
nhận sự rộn ràng, không khí
vui vẻ trên những đoạn đường
mà mình đưa đón cũng khiến
các chị vui cả ngày.•
Là một trong hàng ngàn nữ đối tác được Grab tặng quà
tri ân nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, chị Hương hồn nhiên tâm
sự về kế hoạch của mình: “8-3 năm nay, chị có Grab tặng
quà rồi nên cũng chẳng mong gì hơn. Chị chỉ đợi khi nào
có chút thời gian rảnh sẽ tranh thủ về quê để gặp con. Nói
gì thì nói chứ với chị em phụ nữ, đâu gì quan trọng hơn gia
đình được”.
Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố
kết quả bảng xếp hạng các trường đại học (ĐH) theo 51 nhóm
ngành đào tạo năm 2021.
Đây là nhóm ngành thuộc năm lĩnh vực tại 1.500 cơ sở
giáo dục ĐH thuộc 85 khu vực, với khoảng 14.000 chương
trình đào tạo ở các trường ĐH.
Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam có bốn cơ sở giáo dục
ĐH được xếp hạng với sự góp mặt tại tám ngành. Các ngành
lọt tốp thế giới này thuộc những đơn vị là ĐH Quốc gia Hà
Nội và các trường ĐH như Bách khoa Hà Nội, Cần Thơ, Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM.
Đáng chú ý trong đó, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM là đơn vị đào tạo lần đầu góp mặt trong bảng xếp
hạng các ngành của QS, là ngành kỹ thuật - dầu khí. Và đây
cũng là ngành duy nhất đại diện của Việt Nam được lọt tốp
cao nhất, tức đứng thứ 101-150.
Còn lại, ĐH Quốc gia Hà Nội có thêm ngành kinh doanh
và nghiên cứu quản lý cũng là lần đầu được xếp hạng tại
bảng QS, đứng thứ 501-550 thế giới. Đây cũng là trường duy
nhất ở Việt Nam có ngành này được xếp hạng.
Trước đó, ĐH này cũng có bốn ngành đào tạo khác đã xuất
hiện trên bảng xếp hạng gồm: Khoa học máy tính và hệ thống
thông tin; kỹ thuật cơ khí, hàng không và chế tạo; toán học;
vật lý và thiên văn học.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có bốn ngành được xếp hạng,
gồm: Khoa học máy tính và hệ thống thông tin; kỹ thuật cơ
khí, hàng không và chế tạo; toán học; kỹ thuật điện và điện tử.
Trường ĐH Cần Thơ là trường đại diện duy nhất của Việt
Nam được xếp hạng ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Đây là
năm thứ hai liên tiếp trường góp mặt tại bảng xếp hạng này.
Được biết, bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới theo
lĩnh vực của tổ chức QS (QS World University Rankings by
Subjects) được xây dựng dựa trên bốn tiêu chí, bao gồm: Uy
tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation); uy tín với nhà
tuyển dụng (Employer Reputation); tỉ lệ trích dẫn trung bình
trên một bài báo (Citations per paper); chỉ số H-index đo
lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa
học của đội ngũ giảng viên.
PHẠMANH
Bé gái rơi từ tầng 13 chung cư
được xuất viện
Sáng 5-3, gia đình bệnh nhi H. (bé gái rơi
từ tầng 13 của chung cư tại Hà Nội) đã chào tạm
biệt các bác sĩ để về nhà, sức khỏe bệnh nhi H. ổn
định, giao tiếp tốt.
Theo TS-BS Hoàng Hải Đức, Trưởng Khoa
chỉnh hình nhi BV Nhi trung ương, khớp háng
của cháu bé đã được nắn chỉnh và bất động vững
chắc; tại chỗ không sưng, đau, không biến dạng;
kết quả chụp X-quang khớp háng bên phải đã trở
lại vị trí bình thường. Bé được hẹn khám lại sau
2-3 tuần để đánh giá kết quả phục hồi chức năng
của khớp háng.
Xúc động trước ngày con được ra viện, chị H.,
mẹ cháu bé, chia sẻ: “Thay mặt gia đình, không
biết nói gì hơn, tôi xin chân thành cám ơn tất cả y,
bác sĩ của BV Nhi trung ương đã tận tình, hết lòng
chăm sóc, điều trị cho cháu. Đây thực sự là niềm
hạnh phúc quá lớn lao của gia đình”.
H.PHƯỢNG
1 ngành đại học ở Việt Nam đứng thứ 101-150 thế giới