047-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Bảy6-3-2021
HÀPHƯỢNG
Đ
ó là khẳng định của
Phó Thủ tướngVũ Đức
Đam vào sáng 5-3 tại
cuộc họp Ban chỉ đạo quốc
gia phòng chống COVID-19.
Theo báo cáo của Bộ Y tế,
tính đến sáng 5-3, trên cả nước
từ ngày 25-1 đến nay ghi nhận
879 ca mắc COVID-19 tại
13 tỉnh, TP với tổng số mẫu
xét nghiệm là 992.384 mẫu.
Việt Nam đã ghi nhận tổng
số 2.488 ca dương tính với
virus SARS-CoV-2, trong
đó có 1.539 ca trong nước.
Khoảng 1,5 năm nữa
dịch mới hạ nhiệt
Đánh giá chung, PGS-TS
TrầnĐắcPhuchobiết tìnhhình
dịch bệnh trên thế giới đang
được cải thiện do bốn yếu tố:
Chu kỳ lây nhiễm của virus,
cách ứng xử của các nước,
miễn dịch trong cộng đồng,
cuối cùng là tiêm vaccine.
Trong đó, yếu tố ứng xử của
các nước rất quan trọng, nhất
là khi xuất hiện nhiều biến thể
mới của virus SARS-CoV-2
lây lan nhanh hơn.
PGS-TS Trần Đắc Phu
đưa ra dự đoán khoảng 1-1,5
năm nữa tình hình dịch bệnh
COVID-19mớibớtcăngthẳng.
Báo cáo về tiến độ vaccine
COVID-19, Bộ trưởngBộYtế
Nguyễn Thanh Long cho hay
hiện nay khi nhu cầu vaccine
lớn, nguồn cung của thế giới
hạn chế, nhiều nước sẵn sàng
mua dưới dạng kỳ vọng, thậm
chí có hơn 30 nước đăng ký
mua vaccine gấp nhiều lần
nhu cầu thực tế.
“Việc đảm bảo đủ vaccine
rất khó khăn. Bên cạnh đó,
đây là những vaccine mới
phát triển, chưa có nghiên
cứu đủ lâu để khẳng định chất
lượng, hiệu quả bảo vệ. Vì
vậy, quan điểm của Bộ Y tế
là bên cạnh việc mua vaccine
từ nước ngoài, nhất định phải
tập trung nghiên cứu, sản xuất,
chủ động bằng nguồn vaccine
khó khăn vì trong những đợt
tiêm chủng mở rộng đối với
những vaccine đã ổn định
rồi cũng có lúc xảy ra sự cố,
sơ suất, nếu không chuẩn bị
tốt sẽ có thể thành những sự
cố lớn.
Bên cạnh đó, tất cả loại
vaccine trước đây tiêm ởViệt
Nam đều là những vaccine
được phát triển thời gian
trung bình 7-8 năm, thậm
chí có loại lên đến 12 năm.
Trong khi đó, những vaccine
ngừa COVID-19 được nghiên
cứu, phát triển trong tình hình
khẩn cấp, việc cấp giấy phép
sử dụng ở Việt Nam cũng
vậy, cho nên chúng ta càng
phải cảnh giác và chuẩn bị
kỹ lưỡng hơn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh
phải thúc đẩy nhanh hơn nữa
việc nghiên cứu, sản xuất
vaccine trong nước.
Ban chỉ đạo lưu ý trong thời
gian tới, với việc triển khai
tiêm vaccine rộng rãi ở các
nước cũng như tại Việt Nam
thì cần chuẩn bị sớm tập trung
nghiên cứu, cải tiến, chuẩn bị
các điều kiện sản xuất các loại
sinh phẩm xét nghiệm kháng
thể (xét nghiệm nhanh).
Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam nhấn mạnh, đến nay
dịch COVID-19 ở trong nước
cơ bản đã được kiểm soát tốt,
song các lực lượng cần tiếp
tục duy trì tinh thần sẵn sàng,
cảnh giác.
“Chúng ta là nước nghèo,
phải chiến thắng dịch bệnh
bằng công thức của Việt Nam
sao cho chi phí rẻ nhất, bớt
xáo trộn đời sống của nhân
dân. Thực tiễn từ khi diễn
ra dịch bệnh đến nay, chúng
ta đã làm rất tốt” - Phó Thủ
tướng nhấn mạnh.
Theo đó, mọi người dân
tiếp tục thực hiện nghiêm
thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Các cơ sở y tế, trường học,
cơ sở lưu trú, nhà máy, chợ,
siêu thị, bến xe… phải thực
hiện nghiêm các biện pháp
phòng chống dịch, tự đánh
giá định kỳ, cập nhật thông
tin lên bản đồ chống dịch.•
“Phải chiến thắng đại dịch
theo công thức củaViệt Nam”
Đầu tuần tới
Việt Nam sẽ
triển khai
tiêm vaccine
COVID-19
cho các đối
tượng ưu
tiên. 18 cơ sở
đang điều trị
bệnh nhân
COVID-19
là lựa chọn
đầu tiên.
Không để doanh nghiệp
chào bán vaccine
Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó
ChánhVăn phòngTrung ương
Đảng, lưu ý vaccine là vấn đề
đặc biệt nhạy cảm, do đó Bộ Y
tế phải là đầu mối điều phối
thống nhất, không thể để tình
trạngcácđịaphươngđàmphán
trựctiếpvớidoanhnghiệpchào
bán vaccine ngừa COVID-19.
Tiêu điểm
Người dânHải Dương đi chợ bằng temphiếu trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: PV
trongnước”-BộtrưởngNguyễn
Thanh Long cho biết.
Dự kiến hôm nay (6-3),
Bộ Y tế sẽ tập huấn đối với
tất cả đơn vị tiêm chủng trên
toàn quốc trong vấn đề tiếp
nhận, sử dụng, xử lý tai biến
sau tiêm…
Đến ngày 8-3, những liều
vaccine đầu tiên sẽ được tiêm
trước hết tại 18 cơ sở đang điều
trị bệnh nhân COVID-19, các
vùng có dịch, các đối tượng
theoNghị quyết số 21/NQ-CP
về mua và sử dụng vaccine
phòng COVID-19… Những
người đã tiêm chủng sẽ được
quản lý, theo dõi bằng hồ sơ
sức khỏe điện tử, có chứng
nhận điện tử đã được tiêm
vaccine…
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y
tế khẳng định tiêm vaccine
không bảo đảm phòng bệnh
100%. Ví dụ, theo thông tin
của nhà sản xuất thì vaccine
của Pfizer có hiệu quả bảo vệ
trên 90%, vaccineAstrazeneca
là 76% mũi 1, 81% mũi 2.
Những số liệu này cũng cần
được kiểm nghiệm ngoài
thực tiễn.
Tập trung phát triển
vaccine “made in
Viet Nam”
Kết luận tại cuộc họp, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam
đánh giá nỗ lực của Bộ Y tế
trong việc tiếp cận vaccine
nước ngoài ngay từ rất sớm;
thúc đẩy nghiên cứu, sản
xuất vaccine ở trong nước.
Đồng thời, Phó Thủ tướng
đề nghị khi có vaccine ngừa
COVID-19, Bộ Y tế tổ chức
tiêm, đánh giá độ an toàn,
hiệu lực, hiệu quả một cách
tốt nhất. Phó Thủ tướng nêu
rõ đây là nhiệm vụ vô cùng
TP.HCM ưu tiên tiêm chủng vaccine COVID-19 cho 44.000 người
Ngày 5-3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã báo cáo kết quả
rà soát các đối tượng tiêm chủng COVID-19 trên địa bàn
TP.HCM theo yêu cầu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Danh sách đối tượng ưu tiên tiêm chủng gồm có 285
nhân viên y tế đang điều trị bệnh nhân COVID-19, 388
thành viên tổ truy vết, 1.362 nhân viên tham gia điều tra
dịch tễ, 600 người trong lực lượng quân đội, 1.042 người
trong lực lượng công an, 38.000 người thuộc tổ COVID
cộng đồng.
Ngoài ra còn có 1.710 cán bộ lấy mẫu xét nghiệm,
513 nhân viên tại các khu cách ly tập trung, 275 cán bộ
trực tiếp tiêm chủng vaccine COVID-19. Tổng cộng có
hơn 44.000 người ở TP.HCM thuộc đối tượng ưu tiên
tiêm chủng.
Theo Sở Y tế, hiện tại TP.HCM không có ổ dịch đang
hoạt động trong cộng đồng, do đó không xác định địa bàn
ưu tiên tiêm chủng.
Sáng cùng ngày, tại cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo
quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long đã thông tin 117.000 liều vaccine (về
Việt Nam ngày 3-3) được lực lượng kiểm nghiệm vaccine
Việt Nam kiểm định đủ điều kiện tiêm cho người dân Việt
Nam.
HOÀNG LAN
Phó Thủ tướng đề
nghị khi có vaccine
ngừa COVID-19,
Bộ Y tế tổ chức tiêm,
đánh giá độ an toàn,
hiệu lực, hiệu quả
một cách tốt nhất.
Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng
Ban chỉ đạo yêu cầu việc triển khai tiêm vaccine ngừa
COVID-19 phải bảo đảmnguyên tắc công bằng vaccine của
Liên Hợp Quốc, khẩn trương nhưng phải rất chắc chắn, đặc
biệt phải thông tin đầy đủ cho người dân, chuẩn bị đầy đủ
phương án xử lý những vấn đề, sự cố phát sinh trong quá
trình tiêm chủng.
Nhân viên y tếmặc đồ bảo hộ chuẩn bị lấymẫu xét nghiệm
COVID-19 cho người dân ở TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook