6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy6-3-2021
Theo đó, năm 2015, TAND quận
Đống Đa (TPHà Nội) đã công nhận
việc thuận tình ly hôn giữa ôngT. (60
tuổi, sống ở Hà Nội) và bà Hải. Về
con chung, hai bên thỏa thuận giao
hai bé gái là cháu L. (sinh năm2005)
và cháu A. (sinh năm 2008) cho bà
Hải nuôi dưỡng. Năm 2019, ông T.
gửi đơn ra TAND quận 4, TP.HCM
(nơi bà Hải sinh sống) để yêu cầu
được thay đổi quyền nuôi hai con.
Bà Hải không đồng ý giao con cho
ông T. vì hai cháu là con gái, ở tuổi
dậy thì và đang học ở TP.HCM ổn
định đã tám năm. Bà Hải cũng cho
biết mình có điều kiện kinh tế để
chăm lo cho các con. Tại các buổi
hòa giải tại tòa, hai cháu L. và A.
đều thể hiện nguyện vọng là tiếp tục
được chung sống với mẹ.
Dù vậy, TAND quận 4 nhận định
ông T. hiện sống cô đơn một mình và
đã 60 tuổi nên cần người chăm sóc,
nuôi dưỡng khi về già. Từ đó, tòa đã
tuyên giao cháu A. cho ông T. nuôi
dưỡng, cònbàHải tiếp tụcnuôi cháuL.
Sau đó, viện trưởng VKSND
quận 4 đã kháng nghị bản án, đề
nghị TAND TP.HCM xét xử phúc
thẩm theo hướng không chấp nhận
toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông
T. Sở LĐ-TB&XHTP.HCM có văn
bản gửi tòa, đề nghị tòa giao cả hai
con cho người mẹ.
Kết quả có hậu
Trước phiên tòa phúc thẩm, Sở
LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết đã
cử một phó trưởng Phòng bảo vệ
chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới
đến tham gia buổi làm việc tại tòa
để tiếp xúc, tìm hiểu tâm lý trẻ em.
Sở nhận định hai trẻ L. vàA. đều
thể hiện tình cảm với mẹ nhiều hơn
cha. Các cháu tự viết suy nghĩ của
mình là cùng muốn sống chung với
mẹ sau khi cha mẹ ly hôn.
Căn cứ Luật Trẻ em, sở cho rằng:
“Nhằm bảo đảm việc chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ thì việc để cho mẹ
chăm sóc, nuôi dưỡng là hợp lý…
Với chức năng là cơ quan bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ em,
sở đề nghị tòa có quyết định trao
hai trẻ cho mẹ là Trần Thanh Hải
được quyền nuôi con”.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm qua,
ông T. và bà Hải đều có mặt tại tòa,
cháu L. cũng đến tòa nhưng không
được tham dự vì quy định nội quy
phiên tòa không cho.
Tòa nhận định: Căn cứ vào giấy
xác nhận của các công ty nơi bà Hải
NGÂNNGA
N
gày 5-3, trong phiên xét xử
phúc thẩm, TAND TP.HCM
đã chấp nhận kháng nghị
của VKSND quận 4 và kháng cáo
của bà Trần Thanh Hải, sửa bản
án sơ thẩm không chấp nhận đơn
khởi kiện của ông T., tuyên giao
cho bà Hải trực tiếp nuôi dưỡng
hai con nhỏ.
Nhiều ý kiến về
án sơ thẩm
Đây là vụ việc mà sau khi
Pháp
Luật TP.HCM
phản ánh, Hội Bảo
vệ quyền trẻ emTP.HCM đã cử luật
sư Trần Thị Ngọc Nữ tham gia bảo
vệ quyền lợi cho bà Trần Thanh Hải
tại phiên tòa phúc thẩm.
Bà Trần ThanhHải
(thứ hai từ trái sang)
ômchặt luật sư Trần Thị Ngọc Nữ và người thân sau phiên tòa. Ảnh: LSCC
Kết thúc
có hậu vụ
2 con muốn
ở với mẹ
Sau hai năm chờ đợi, bamẹ con bà Hải
đã được đoàn tụ đúng nghĩa vì bản án
phúc thẩm của tòa có hiệu lực pháp luật
ngay sau khi tuyên án.
và ông T. làm việc, căn cứ vào giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
đất ở, các hợp đồng cho thuê nhà
thì cả hai đều đáp ứng đủ các điều
kiện vật chất để nuôi con.
Ông T. đòi quyền được trực tiếp
nuôi hai con với lý do bà Hải cản
trở ông trong việc thăm con và nói
xấu ông trước mặt các con, không
đảm bảo giáo dục các con. Tuy
nhiên, ông T. lại không cung cấp
được các chứng cứ chứng minh.
Từ khi ôngT. và bà Hải thỏa thuận
để bà Hải trực tiếp nuôi hai con từ
năm 2015 đến nay, hai trẻ được nuôi
dưỡng và phát triển bình thường về
thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.
Ngoài ra, các trẻ đều là nữ đang dần
phát triển hoàn thiện về giới tính và
đều có nguyện vọng được tiếp tục
sống với mẹ nên nếu được mẹ trực
tiếp chăm sóc thì tiếp tục phát triển
tốt, là con ngoan trong gia đình.
Theo tòa phúc thẩm, TAND quận
4 xử sơ thẩm đã tuyên giao một bé
cho ông T. trực tiếp nuôi dưỡng là
không phù hợp với quy định tại Điều
84 Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì
thế, tòa bác toàn bộ đơn khởi kiện
của ông T., sửa án sơ thẩm giao cả
hai cháu bé cho bà Hải trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng.•
Sau khi phiên tòa kết thúc, bà Trần Thanh Hải và con
gái lớn ôm chầm lấy luật sư khóc nức nở vì vui sướng.
Bà Hải khóc vì từ nay có thể yên tâmổn định cuộc sống,
nuôi dạy các con trưởng thành. Bà khóc vì không còn
phải ở trong cảnh mấy mẹ con thấp thỏm lo lắng, hồi
hộp chờ phán quyết của tòa án.
Bà Hải mừng rỡ nói: “Mới tối hôm qua, hai cháu
còn tự phân công nhau xem hôm nay ai đến dự tòa.
Do hôm nay cháu bé có bài kiểm tra nên không thể
vắng học, vậy nên chỉ có đứa lớn đến tòa với mẹ. Tòa
tuyên án vậy, mẹ con tôi vui lắm, không gì tả được
cảm xúc bây giờ”.
BàHải cho biết sau rất nhiều lần phiên tòa phúc thẩm
bị hoãn, sau nhiều lần hồi hộp, bà chỉ trôngmong được
hủy án chứ không dámmơ đến việc tòa phúc thẩmbác
đơn khởi kiện của ôngT.“Giờ thì tốt quá rồi, cámơn báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đồng hành cùng mẹ con chúng
tôi suốt thời gian qua” - bà Hải nói.
Người mẹ vỡ òa trong vui sướng
Tại phiên tòa phúc thẩm
hôm qua, ông T. và bà
Hải đều có mặt tại tòa,
cháu L. cũng đến tòa
nhưng không được tham
dự vì quy định nội quy
phiên tòa không cho.
Đề nghị truy tố vợ chồng làm
phân bón dỏm
Ngày 5-3, nguồn tin của
Pháp Luật TP.HCM
cho biết
Cơ quan CSĐT Công an quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đã
chuyển kết luận điều tra và hồ sơ vụ án sản xuất, buôn bán
hàng cấm sang VKSND cùng cấp.
Cơ quan điều tra đề nghị VKS truy tố hai bị can Nguyễn
Văn Bình (45 tuổi) và vợ là Nguyễn Thị Lệ Quyên (40
tuổi, cùng ngụ TP Cần Thơ) về tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm.
Theo kết luận điều tra, tháng 10-2011, Bình thành lập và
làm giám đốc Công ty TNHH MTV Bình Quyên (gọi tắt
là Công ty Bình Quyên) có trụ sở tại TP Long Xuyên (An
Giang), sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật và giống cây trồng.
Quá trình hoạt động, bên cạnh việc sản xuất các loại
phân bón được phép, Bình còn tự tạo công thức và đặt tên
cho 12 loại phân bón khác.
Cuối năm 2019, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP
Cần Thơ khám xét, phát hiện và tạm giữ 13 loại phân bón
của Công ty Bình Quyên.
Trong đó có bảy loại phân bón không có thông báo xác
nhận bản công bố sản phẩm phân bón phù hợp quy chuẩn
kỹ thuật, không có quyết định công nhận lưu hành tại Việt
Nam. Năm loại phân bón khác có thông báo xác nhận phù
hợp quy chuẩn kỹ thuật nhưng không có quyết định công
nhận lưu hành tại Việt Nam.
CHÂU ANH
VKS nói tòa xử lý không triệt để
vụ sản xuất bao cao su giả
VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa có kháng nghị phúc
thẩm đối với vụ Trương Chí Thành và đồng phạm sản
xuất, buôn bán hàng giả.
Theo đó, VKS đề nghị tòa cùng cấp khi xử phúc
thẩm tăng hình phạt đối với bị cáo Thành và hai đồng
phạm. Đồng thời, VKS đề nghị hủy án phần xử lý vật
chứng, xét xử lại theo hướng tiêu hủy toàn bộ bao
cao su giả.
Xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt Thành tám năm
tù về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Đối tác mua bán với
Thành là Phạm Thanh Truyền bị tuyên phạt bảy năm tù về
tội buôn bán hàng giả. Ba bị cáo đồng phạm sản xuất và
buôn bán hàng giả của Thành, Truyền bị tuyên phạt mỗi
người ba năm tù.
Kháng nghị cho rằng việc xử phạt các bị cáo nhẹ, không
nghiêm; có vi phạm về quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt.
Bị cáo đầu vụ là Thành phạm tội với tổng giá trị hàng
giả tương đương hàng thật là gần 6,4 tỉ đồng, gấp hơn 12
lần số tiền định khung hình phạt tại điểm a khoản 3 Điều
192 BLHS (500 triệu đồng trở lên).
Hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, xâm phạm đến
chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, xâm phạm
đến quyền lợi của người tiêu dùng và người sản xuất hàng
thật nên cần tăng án để có sức răn đe, giáo dục và phòng
ngừa.
Hai bị cáo Trần Xuân Nam, Đặng Lê Duy giúp sức tích
cực cho Thành và trực tiếp thực hiện hành vi sản xuất,
buôn bán hàng giả. Cả hai chỉ có một tình tiết giảm nhẹ
là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Cấp sơ thẩm tuyên
mức án ba năm tù là trái pháp luật và vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng. Trong khi hai bị cáo bị xét xử theo
khoản 3 có khung hình phạt 7-15 năm tù.
Cạnh đó, bị cáo Nguyễn Thị Lệ Uyên có hai tình tiết
giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS, đủ điều kiện áp
dụng khoản 2 Điều 54 BLHS nhưng cấp sơ thẩm lại áp
dụng khoản 1 Điều 54 là trái pháp luật.
Về vật chứng, cơ quan điều tra thu giữ nhiều vật chứng
là công cụ, phương tiện, máy móc... dùng để sản xuất bao
cao su, gel bôi trơn giả và nhiều sản phẩm là bao cao su,
gel bôi trơn giả. Nhưng án sơ thẩm không đề cập đến việc
xử lý đối với số vật chứng này là giải quyết vụ án không
triệt để, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giải
quyết vụ án hình sự.
HY