050-2021 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư 10-3-2021
Tiêu điểm
Nga kiện Google, Facebook vì có nội dung kêu gọi biểu tình
Nhận diện thế khó của TrungQuốc
trong khủng hoảngMyanmar
Mọi công sức ngoại giao của Trung Quốc với chính quyền dân sự thời gian qua cùng những khoản đầu tư
khổng lồ Bắc Kinh đổ vào nước này có nguy cơ bị đạp đổ vì khủng hoảngMyanmar.
VĨCƯỜNG
D
ù làmột trongnămthành
viên thường trực củaHội
đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc (HĐBA LHQ), Trung
Quốc (TQ) đến nay gần như
không có hành động gì đáng
kể trước các diễn biến của
cuộc khủng hoảng chính trị
Myanmar kéo dài hơn một
tháng qua, trừ một số thông
điệp ngoại giao kêu gọi các
bên liên quan giải quyết mâu
thuẫn trong hòa bình.
Ngaycảkhithôngtinđầutiên
về người biểu tình bị bắn chết
xuất hiện ngày 28-2 thì truyền
thông TQ cũng không đưa tin
mạnhmẽ. Giới chứcBắcKinh
cũng tránh đề cập các vấn đề
bạo lực, đổ máu và tránh quy
trách nhiệm về một phe. Giới
quan sát nhận định nhiều khả
năngTQđang lâmvào thế khó
khi vừa phải chịu áp lực thể
hiện mình là một cường quốc
có tráchnhiệm, vừa phải lobảo
vệ những khoản đầu tư kinh tế
đổ vào Myanmar những năm
gần đây.
Hiện diện kinh tế
của Trung Quốc ở
Myanmar
Theo tờ
The Nikkei
, TQ đã
bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào
Myanmar năm 2011 khi quốc
gia Đông Nam Á này mở cửa
thị trường sau hàng chục năm
khép kín dưới sự lãnh đạo của
phe quân đội. Trong 10 năm
tiếp theo, TQ vươn lên trở
thành đối tác thương mại lớn
nhất củaMyanmar với thương
mại songphươnghằngnămđạt
Có lẽ họ (TQ) phần
nào cũng khá khó
chịu vì phe quân sự
đã làmmọi công
sức làm thân với
chính quyền dân sự
lâu nay của họ trở
thành công cốc.
Hãng tin
Reuters
mới đâydẫn
lời chuyên gia vận động hành
lang cho quân đội Myanmar -
ông Ari Ben-Menashe cho biết
giới tướng lĩnhnước nàymuốn
rời chính trường, cải thiệnquan
hệ với Mỹ và rời xaTQ. Ông còn
khẳng định phương Tây đang
hiểu lầm phe quân đội, đồng
thời khẳng định phe quân đội
khôngmuốnlàm“conrốichoTQ”.
Ngày 8-3, quân đội Myanmar tiếp tục mở đợt truy quét
nhằm vào các lãnh đạo phong trào biểu tình ở TP Yangon,
theo hãng tin
AFP
. Cụ thể, lực lượng an ninh bắt đầu nổ súng
và bắt người ở quận Sanchaung thuộc TP này từ 22 giờ cùng
ngày. Đến rạng sáng 9-3, khoảng 20 người đã bị bắt giữ, theo
thông tin từ truyền thông và người dân địa phương đăng
trên mạng xã hội.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres sau đó lên tiếng khẳng
định đang theo dõi sát tình hình “hàng trăm người biểu tình
bị vây trong một khu dân cư ở Sanchaung nhiều giờ”. Văn
phòng LHQ ở Myanmar và các đại sứ quán của Anh, Mỹ đồng
loạt kêu gọi quân đội Myanmar để người biểu tình rời khỏi
Sanchaung trong hòa bình.
Người biểu tìnhMyanmar trên đường phố TP Yangon ngày 3-3. Ảnh: REUTERS
hàng chục tỉ USD.
Trước khi chính biến xảy
ra ngày 1-2, TQ cũng đã có
động thái củng cố quan hệ với
chính quyền dân sựMyanmar,
thông qua chuyến thămcủaBộ
trưởngNgoại giaoVươngNghị
tới nước này hồi giữa tháng 1
để ký thỏa thuận hợp tác song
phương cho dự án quy mô lớn
mang tên “Hành lang kinh tế
TQ - Myanmar”.
Dựánnày trải dài từ tỉnhVân
Nam,TQtớikhuvựcMyanmar
ởvịnhBengal.Đây làmột phần
trong sáng kiến “Một vành đai,
một con đường” của BắcKinh
và khi hoàn thành sẽ giúp TQ
có thể tiếp cận với hoạt động
thương mại dầu khí ở Ấn Độ
Dương. Dự án được định giá
100 tỉ USD với 38 dự án cơ sở
hạ tầngquymô lớnđã được lên
kế hoạch thi công.
Mặt khác, TQ hiện cũng
đang phụ thuộc rất nhiều vào
Myanmar cho nguồn cung đất
hiếm, vốn là vật liệu không thể
thiếu trong việc sản xuất nhiều
loại sản phẩm công nghệ như
điện thoại thôngminh, hệ thống
phòng thủ tên lửa cho tới chiến
đấu cơ.
BáocáomớinhấtcủaCơquan
khảo sát địa chất Mỹ cho biết
TQ trong năm qua đã sản xuất
140.000tấnoxitđấthiếm,tương
đương60%sản lượng toàn cầu
và nhập khẩu. Tuy nhiên, nước
này cũng là một trong những
quốc gia nhập khẩu quặng và
tinh quặng đất hiếm lớn nhất.
Đối với các nguyên tốđất hiếm
nặng (bao gồm những nguyên
tố như terbi hay dysprosi), TQ
phải phụ thuộc vào nhập khẩu
từ Myanmar (chiếm tới 50%
nguồn cung nội bộ TQ) do trữ
lượng đất hiếm trong lãnh thổ
TQ không có đủ các nguyên
tố này.
Hướng đi nào cho
Trung Quốc về vấn đề
Myanmar?
Với những thông tin trên,
TQ thời gian qua đã chọn cách
án binh bất động, cố gắng cân
bằng quan hệ với cả phe dân sự
lẫn phe quân đội, bởi số phận
những khoản đầu tư và dự án
trăm tỉ USDcủaTQở đây phụ
thuộc vào bên chiến thắng cuối
cùng và ủng hộ sai bên thì TQ
sẽ mất tất cả.
Dù vậy,
The Nikkei
chia sẻ
cũng cómột sốnguồn tinngoại
giao khẳng định TQ thực chất
“cũng không quá hài lòng với
cuộcđảochính”,dẫnđếnnhững
bước đi ngoại giao thận trọng.
Theo nguồn tin này, “TQquan
trọng ổn định chính trị hơn cả
và phe quân đội với việc lật
đổ chính quyền dân sự đã ném
Myanmar vào hỗn loạn”.
TháiđộnàycủaTQcònđược
thể hiện rõ trong hai sự kiện
quan trọngkể từsaucuộc chính
biến là việc soạn thảo tuyên
bố của HĐBALHQ về khủng
hoảng vàmột nghị quyết được
đưa ra tại Hội đồngQuyền con
người LHQ.
Ởsựkiện đầu tiên,một quan
chức ngoại giao Mỹ giấu tên
tiết lộ phái đoàn TQ trong
phiên thảo luận của HĐBAđã
nhiều lần phát biểu tỏ ý ủng hộ
chính quyền dân sự, động thái
được đánh giá “bất thường”.
Ở sự kiện thứ hai tại Hội đồng
Quyền con người LHQ, khi
được kêu gọi biểu quyết về
thông qua nghị quyết kêu gọi
chínhquyềnquânsựthảtùnhân
chính trị thì phái đoànTQchọn
bỏ phiếu trắng, cho phép nghị
quyết được thông qua thay vì
phản đối như mọi lần.
“TQ trước đây trong mọi
cuộc thảo luận về các cuộc
xung đột trên thế giới thường
yêucầucácnướckháctôntrọng
nguyên tắckhôngcan thiệpvào
việc nội bộ của nhauvà thường
bỏ phiếu chống hoặc lên tiếng
phản đối bất kỳ nghị quyết hay
tuyên bố nào mà họ cho là trái
với nguyên tắc này. Tuy nhiên,
với trường hợp của Myanmar
thì TQ lại không có phản ứng
nàođángkể. Có lẽ họphầnnào
cũng khá khó chịu vì phe quân
sự đã làm mọi công sức làm
thân với chính quyền dân sự
lâu nay của họ trở thành công
cốc”-mộtquanchứcngoạigiao
Mỹ giấu tên giải thích.•
12 bang kiện sắc lệnh của ông Biden gây thiệt hại trăm tỉ USD
Biểu tình ởNga phản đối việc chính phủ nước
này bắt nhân vật đối lậpAlexei Navalny.
Tờ
USA Today
ngày 9-3 đưa tin bang
Missouri (Mỹ), do Tổng chưởng lý Eric
Schmitt đứng ra đại diện, đã nộp đơn
kiện Tổng thống Joe Biden ra sắc lệnh
không hợp lý gây thiệt hại kinh tế nặng
nề. 11 bang khác là Arkansas, Arizona,
Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio,
Oklahoma, South Carolina, Tennessee và
Utah cũng tuyên bố tham gia đơn kiện này,
tất cả đều là bang Cộng hòa.
Theo
USA Today
, sắc lệnh bị đem kiện
là Sắc lệnh hành pháp số 13990 được ông
Biden ký ban hành hồi tháng 1, về chỉ đạo
các cơ quan liên bang tính toán “chi phí xã
hội” do ô nhiễm khí nhà kính gây ra bằng
cách ước tính “những tổn hại có thể tính
bằng tiền” để cập nhật lại các quy định liên
bang về bảo vệ môi trường.
Sắc lệnh còn có nội dung nâng cấp vấn
đề biến đổi khí hậu thành nguy cơ đe dọa
an ninh quốc gia và cam kết thực hiện mục
tiêu bảo tồn ít nhất 30% nguồn đất và nước
của Mỹ vào năm 2030, so với mức 12%
trước đó.
Đơn kiện của 12 bang nói trên khẳng
định Sắc lệnh 13990 sẽ ảnh hưởng đến công
ăn việc làm của người dân Mỹ, kìm hãm
sự phát triển của ngành năng lượng, ngành
nông nghiệp và bóp nghẹt sức sáng tạo
trong lao động sản xuất. Tất cả hậu quả này
ước tính gây thiệt hại hàng trăm tỉ USD.
Bên cạnh đó, đơn kiện còn nhấn mạnh
ông Biden không có quyền đưa ra những
thay đổi như vậy. Về mặt lý thuyết, việc
tính toán chi phí xã hội của chính quyền
ông Biden sẽ dùng để áp đặt chi phí quản
lý lên nền kinh tế Mỹ hằng năm và đây là
vấn đề chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền
quyết định.
Hiện Nhà Trắng và Bộ Tư pháp Mỹ từ
chối đưa ra bình luận về vụ việc.
PHẠM KỲ
Hãng tin
TASS
ngày 9-3 cho biết nhà
chức trách Nga sẽ khởi kiện năm nền
tảng truyền thông xã hội gồm Google,
Facebook, Twitter, TikTok và Telegram
với cáo buộc không tuân thủ yêu cầu của
chính quyền sở tại về việc gỡ bỏ những
bài đăng kêu gọi trẻ em tham gia các
cuộc biểu tình bất hợp pháp. Mỗi nền
tảng nhận một đơn kiện khác nhau, riêng
Facebook và Google mỗi bên nhận ba
đơn kiện.
Động thái này diễn ra sau khi các cuộc
biểu tình trái phép diễn ra tại nhiều nơi ở
Nga liên quan đến việc bắt giữ nhân vật
đối lập Alexei Navalny hồi tháng 1.
Theo
TASS
, Nga đã ban hành các điều
luật về quản lý Internet chặt chẽ trong
nhiều năm qua, yêu cầu các công cụ tìm
kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm, các
dịch vụ nhắn tin phải chia sẻ mã khóa
với các cơ quan an ninh và các mạng xã
hội phải lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng
Nga trên các máy chủ trong nước này.
Tuy nhiên, các hành vi vi phạm quy
định về dữ liệu chỉ chịu khoản phạt tiền
lên tới vài ngàn USD hoặc chặn các dịch
vụ trực tuyến vi phạm và đây bị cho là
chế tài quá nhẹ.
PHẠM KỲ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook