050-2021 - page 9

9
KIÊNCƯỜNG
U
BND TP.HCM vừa có
văn bản chấp thuận nội
dung báo cáo của Sở
QH-KT TP về tiếp thu, hoàn
chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh
quy hoạch chung TP.HCM
đến năm 2040, tầm nhìn đến
năm 2060. UBND TP giao
Sở QH-KT khẩn trương tổ
chức lấy ý kiến các đơn vị,
các chuyên gia và người dân
theo quy định, hoàn tất hồ
sơ nhiệm vụ điều chỉnh quy
hoạch, tham mưu UBND TP
trình Bộ Xây dựng thẩm định
trong quý I-2021 để trình Thủ
tướng phê duyệt.
Bốn khu đô thị
cần phát triển
Theo nhiệm vụ điều chỉnh
quy hoạch chungTP.HCMđến
năm 2040, tầm nhìn đến năm
2060 đang được xây dựng, Sở
QH-KTTPđã nêu định hướng
phát triển cho các khu vực đô
thị, trong đó đề ra giải pháp
cho khu đô thị (KĐT) hiện
hữu và khu vực phát triển mới.
Trong giải pháp cho khu vực
phát triển mới, Sở QH-KTTP
đề xuất các phân khu chức năng
và cơ cấu tổ chức không gian
TP để phát triển trong tương
lai. Trong đó, trọng tâm là TP
Thủ Đức theo mô hình đô thị
sáng tạo tương tác cao, KĐT
- cảng Hiệp Phước, KĐT Tây
Bắc, KĐT Bình Quới - Thanh
Đa, KĐT du lịch biển Cần
Giờ. Trên thực tế, các KĐT
này (ngoại trừ KĐT du lịch
Sáng 9-3, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Thuận, có buổi làm việc với Tập đoàn Novaland, Công ty
TNHH Delta - Valley Bình Thuận để nghe báo cáo tiến độ
thực hiện dự án tổ hợp khu du lịch Thung Lũng Đại Dương
và các dự án hạ tầng kỹ thuật tại xã Tiến Thành, TP Phan
Thiết.
Ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Novoland,
cho biết quá trình triển khai dự án đầu tư 5 tỉ USD với tổng
diện tích gần 1.000 ha này công ty đang đẩy nhanh tiến độ
thi công để sớm đưa vào vận hành các hạng mục đã được cấp
phép xây dựng.
Cụ thể, sân Ocean Golf (khu C) đã cơ bản hoàn thành, dự
kiến đưa vào hoạt động trong tháng 4-2021, các công trình
tiện ích, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí thuộc khu 1 và khu
3 dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III-2021. Tổng giá
trị khối lượng thực hiện toàn dự án đến nay ước đạt 4.200 tỉ
đồng.
Đặc biệt, dự án nâng cấp, mở rộng đường Hòn Giồ - Thuận
Quý với chiều dài 2,8 km, mặt đường 15 m, bốn làn xe với
vốn đầu tư 240 tỉ đồng đến nay tổng khối lượng thực hiện
ước đạt 90%, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng toàn tuyến
trong quý II-2021. Riêng dự án đường Hàm Kiệm - Tiến
Thành nối quốc lộ 1A và cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có
chiều dài 2,4 km tổng vốn đầu tư 210 tỉ đồng, công ty đã lập
hồ sơ thiết kế, xin phép xây dựng, dự kiến thi công từ quý
II-2021.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Xuân Huy, hiện công ty đang gặp
nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án,
nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ông Huy
kiến nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ, xem xét cho phép tập đoàn
điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án tương ứng với thời
gian chậm bồi thường, giải phóng mặt bằng vừa qua là 11 năm.
Ngoài ra, đại diện tập đoàn cũng đề nghị xem xét việc xác
định giá thuê đất cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án;
chấp thuận chủ trương cho tập đoàn lập thủ tục điều chỉnh mục
tiêu, điều chỉnh quy hoạch của dự án theo hướng chuyển một
phần diện tích của dự án sang đất ở lâu dài để đa dạng hóa các
loại hình sản phẩm du lịch…
“Do tính chất của dự án là du lịch nghỉ dưỡng chỉ được
chuyển nhượng tài sản trên đất, không được chuyển nhượng
quyền sử dụng đất cho khách hàng nên không được nhiều
khách hàng quan tâm. Do đó công ty kiến nghị việc xác định
giá đất cụ thể của dự án cần xem xét yếu tố hiệu quả, trường
hợp giá đất quá cao dẫn đến không thể hoàn thành được dự án”
- đại diện tập đoàn kiến nghị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn
Phong cho rằng dự án tổ hợp khu du lịch Thung Lũng Đại
Dương là dự án có quy mô lớn, khi đi vào hoạt động sẽ đóng
góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Phong đánh giá cao tâm huyết, nỗ lực của chủ đầu tư
trong quá trình triển khai dự án, đặc biệt tập đoàn đã đầu tư
một số công trình hạ tầng dùng chung như đường giao thông
để kết nối giao thông vùng; bến du thuyền; khu vui chơi thể
thao biển, tạo ra bãi tắm sạch, đẹp, an toàn…
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tập đoàn rà soát toàn bộ
vướng mắc, các vấn đề kiến nghị liên quan đến dự án, từ đó
có văn bản gửi UBND tỉnh xem xét. Ông Phong cũng đề
nghị tập đoàn tiếp tục triển khai các hạng mục của dự án đảm
bảo tiến độ đề ra; đặc biệt ưu tiên triển khai đầu tư một số
khu vui chơi giải trí, hoàn thành, đưa vào hoạt động vào cuối
năm 2021…
Ông Lê Tuấn Phong giao Sở TN&MT có văn bản thỉnh
thị ý kiến của Bộ TN&MT về những kiến nghị liên quan
đến đất đai như điều chỉnh thời gian, giá đất, chuyển một
phần diện tích sang đất ở và phải thực hiện theo đúng quy
định pháp luật…
PHƯƠNG NAM
Chủđầu tưdựán5 tỉUSDxinxemxét giá thuê trongdựán1.000ha
Theo quy hoạch cũ, KĐTHiệp Phước có quy hoạch 1.354 ha nằmtrong tổng thể KĐT cảngHiệp Phước
(3.900 ha). Ảnh: HOÀNGGIANG
Mở rộng, phát triển là xu thế tất yếu
ÔngNguyễnHoàngViệt, Chủ tịchHĐQT SonViet Property JSC
(SVP) - một đơn vị phát triển và phân phối BĐS, cho biết nội đô
quá tải và giá bất động sản tăng mạnh nên tạo ra nhu cầu mở
rộng, phát triển ra cách lõi trung tâm20-40 km là xu thế tất yếu.
“Các KĐT vệ tinh luôn cần thiết, là động lực phát triển kinh
tế và các ngành phụ trợ, ví dụ du lịch và khu công nghiệp…
Ngoài ra, nhu cầu nhà ở giá rẻ ngày một bức thiết, rất cần sự
can thiệp để tạo điều kiện cho người dân an cư bằng thu nhập
tiền lương. Và việc này chắc chắn chỉ thực hiện được với quỹ
đất ven đô” - ông Việt nói.
Trong giải pháp cho
khu vực phát triển
mới, Sở QH-KT TP
đề xuất các phân khu
chức năng và cơ cấu
tổ chức không gian
TP để phát triển
trong tương lai.
TP.HCM sẽ có 4 khu đô thị mới
trong tương lai
Theo các chuyên gia, quy hoạch chỉ mang tính định hướng, thời gian này TP nên làm tập trung,
không dàn trải vì các vấn đề sẽ liên quan đến nguồn lực, kinh phí…
lấn biển Cần Giờ vừa được
phê duyệt 1/500) đã được TP
xác định phát triển và đưa vào
quy hoạch trong nhiều năm
qua nhưng đến nay vì nhiều
lý do vẫn chưa thể triển khai
đúng theo kế hoạch.
Đơn cử như KĐT Tây Bắc
nằm trong quy hoạch từ năm
2010 về định hướng phát triển
TP.HCM. Đến nay, KĐT Tây
Bắc (quy hoạch 6.000 ha) đã
bồi thường, giải phóng mặt
bằng được 3.347 ha của giai
đoạn 1. Hiện dự án cũng đã
được phê duyệt nhiệm vụ điều
chỉnh phân khu tỉ lệ 1/5000
nhằm tính toán lại quy mô và
hiệu quả kêu gọi đầu tư.
CònKĐTBìnhQuới -Thanh
Đa (quận Bình Thạnh) quy
hoạch thành khu văn hóa, thể
thao, du lịch, nghỉ ngơi, giải
trí có từ năm 1992. Qua nhiều
lần thay đổi quy hoạch, nhiều
nhà đầu tư đến rồi lại đi. Đến
nay dự án vẫn nằm trên giấy
và chưa hẹn ngày triển khai.
Tương tự, KĐTHiệp Phước
có quy hoạch 1.354 ha nằm
trong tổng thể KĐT cảng
Hiệp Phước (3.900 ha). Đây
là KĐT mới đa chức năng,
có tính đặc thù của đô thị ven
cảng, thích ứng với biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, tạo
điều kiện mở rộng không gian
đô thị thành phố ra biển. Theo
quy hoạch, KĐT này được
xây dựng thành ba giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư
vào các khu công nghiệp (đã
đầu tư hơn 10 năm qua); giai
đoạn 2 đầu tư hệ thống cảng
và dịch vụ cảng (đang được
đầu tư); giai đoạn 3 phát triển
một KĐT với quy mô gần
200.000 dân. Tương lai, KĐT
Hiệp Phước được kỳ vọng sẽ
lột xác từ vùng đất thấp trũng
thành đặc khu kinh tế, đô thị
biển có chất lượng sống cao.
Ngoài ra, UBND TP cũng
vừa ban hành các quyết định
duyệt nhiệm vụ quy hoạch
chi tiết tỉ lệ 1/500 KĐT du
lịch lấn biển Cần Giờ, huyện
Cần Giờ - phân khu A, B, C,
D, E. Tính chất quy hoạch
của KĐT biển này bao gồm
khu vui chơi, giải trí, du lịch
nghỉ dưỡng, biệt thự, chung
cư, thương mại dịch vụ, văn
phòng, khách sạn, khu hỗn
hợp và an ninh quốc phòng
được bố trí đồng bộ và đầy
đủ hạ tầng.
Cần lưu ý
các vấn đề khác
Theo KTS Ngô Viết Nam
Sơn, TP.HCM đang trong giai
đoạn điều chỉnh quy hoạch
chung nên cần có cái nhìn
tổng thể, đánh giá lại phát
triển quy hoạch trong thời
gian qua, cũng như đề ra các
quy hoạch mang tính định
hướng cao. Ông Sơn cho rằng
thử thách lớn với TP.HCM
hiện nay là quy hoạch đô thị
và quy hoạch về hạ tầng đều
mang tính định hướng chiến
lược nhưng đồng thời TP cũng
không thể đầu tư dàn trải vì
nguồn lực không đảm bảo.
“Dàn trải nhiều thì không có
đủ ngân sách làm, ví dụ như
KĐT Bình Quới - Thanh Đa
đúng là có tiềm năng nhưng
nếu chúng ta làm cùng lúc thì
không đủ sức. Tuy nhiên, quy
hoạch thì chắc chắn phải có
định hướng, để phát triển, kết
nối như thế nào trong tương
lai” - ông Sơn lưu ý.
Theo ông Sơn, trong giai
đoạn sắp tới, ưu tiên số một
vẫn là phát triển về phía đông,
hoàn thiện hạ tầng như các
đường vành đai, rồi kết nối
sân bay Long Thành…
Còn TS Phạm Văn Hùng,
Phó Phân viện trưởng Phân
viện Khoa học công nghệ
GTVT phía Nam, cho rằng
phát triển một KĐT liên quan
đến nhiều vấn đề và nhiều khó
khăn như bài toán đầu tư khu
Thanh Đa lâu nay vẫn chưa
làm được.
“Định hướng là như vậy
nhưng theo tôi, hiện nay TP
còn thiếu nguồn lực về nhiều
mặt, như phải có con người
đô thị, hạ tầng đô thị, quản lý
hành chính đô thị, phát triển
văn hóa - xã hội… Chưa nói,
thời đại 4.0 còn liên quan đến
đô thị thông minh, công nghệ
số…” - ông Hùng phân tích.
Ngoài ra theo ông Hùng,
khi phát triển một KĐT thì
bài toán hạ tầng giao thông
cần xem xét kỹ. Như hạ tầng
khu Bình Quới phải có các
cầu kết nối, còn khu Tây Bắc
liên quan đến các khu công
nghiệp tập trung nhiều, dẫn
đến quá tải quốc lộ 22 và các
đường xuyên tâm.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook