9
Tạo sự đồng bộ về
kiến trúc, cảnh quan
Theo Sở QH-KT, việc CPXD các
công trình giáp với ranh giải tỏa
cần thực hiện theo hướng dẫn
của Sở Xây dựng tại Công văn số
10911/2020. UBND các quận có
liên quan căn cứ quy hoạch đô thị
được duyệt, Quyết định 29/2014
củaUBNDTP vềbanhànhQuy chế
quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị
chung TP.HCM, QCXDVN 01:2019
của Bộ Xây dựng và các quy định
hiện hành để cân đối chỉ tiêu quy
hoạch, kiến trúc, hướng dẫn các
chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân cải
tạo,chỉnhtrangvàCPXDcôngtrình
hai bên đường và xung quanh các
nhà gametro số 2 đảmbảo thống
nhất về kiến trúc cảnh quan.
Đồng thời quản lý không gian
kiếntrúc,cảnhquanhaibênđường,
các ga tuyến metro số 2, tạo bộ
mặt kiến trúc công trình đẹp, văn
minh,hiệnđại,đảmbảotínhthống
nhất. Xử lý triệt để các trường hợp
nhà siêu mỏng, siêu méo kết hợp
chỉnh trang đô thị.
khối xây dựng cho các hộ dân. Do đó,
đối với các hộ dân có diện tích nhỏ,
muốn hợp khối để xây dựng thì cần
nộp hồ sơ để UBND quận xem xét.
Hồ sơ xin phép xây dựng nhà hợp
khối người dân vẫn nộp như bình
thường. UBND quận sẽ đi khảo sát,
chụp ảnh, xét điều kiện hợp khối (với
nhà bên cạnh) để phù hợp cảnh quan,
tránh trường hợp nhà siêumỏng” - ông
Thuận nói.
Theo thống kê của UBND quận
Tân Bình, đến thời điểm này không
có trường hợp nào nhà, đất có diện
tích dưới chuẩn (dưới 15 m
2
) nộp
hồ sơ xin phép xây dựng. “Đa phần
người dân cải tạo lại làm các ki-ốt để
kinh doanh, buôn bán” - ông Thuận
thông tin thêm.
Tạiquận10,ôngĐặngHoàngPhương,
Trưởng phòng Quản lý đô thị quận,
cũng cho biết ngay sau khi giải tỏa,
quận đã chủ động hỗ trợ người dân
trong việc xây dựng, cải tạo lại nhà ở.
Theo đó, toàn bộ hồ sơ xinCPXDđều
được miễn phí từ khâu đo vẽ đến việc
trao giấy phép cho dân. “Đến nay, việc
CPXD cho người dân bị ảnh hưởng
trong dự án xây dựng tuyến metro 2
đã giải quyết xong và hiện cũng không
gặp vướngmắc gì” - ông Phương nói.
Cấmxâydựngnhàdưới 15m
2
Sở QH-KT cũng vừa có dự thảo
hướng dẫn các quận về quy hoạch,
kiến trúc trong khu vực giáp ranh
GPMB của dự án các nhà ga metro số
2 để đảm bảo đồng bộ về quy hoạch,
kiến trúc và tránh tình trạng nhà siêu
mỏng, siêu méo.
Theo Sở QH-KT, các lô đất có
diện tích dưới 500 m
2
tiếp giáp ranh
GPMB của dự án các nhà ga metro số
2 thuộc thẩm quyền thẩm định thiết
kế, CPXD của UBND sáu quận. Đối
với khu đất từ 500 m
2
trở lên thì cần
có ý kiến chuyênmôn của SởQH-KT
trước khi CPXD.
Dự thảo văn bản hướng dẫn của Sở
QH-KT chia làm hai trường hợp là
cải tạo, sửa chữa và xây mới.
Theo đó, đối với công trình cải tạo,
sửa chữa mà không thay đổi kết cấu,
quy mô tầng cao so với hiện trạng
trước khi giải tỏa thì chiều cao, tầng
cao theo nguyên trạng trước khi giải
tỏa. Đồng thời đảm bảo các yêu cầu
về phòng cháy chữa cháy, an toàn
thoát hiểm, an toàn kết cấu chịu lực.
Công trình sau khi sửa chữa phải có
phương án tạo phân vị ngang tại cốt
cao độ 7 m so với cao độ vỉa hè.
Đối với trường hợp xây mới có
thay đổi kết cấu, quy mô xây dựng
so với hiện trạng trước khi giải tỏa,
Sở QH-KT căn cứ theo quy mô để có
phương án xử lý. Cụ thể, với các khu
đất có diện tích từ 36 m
2
đến 500 m
2
,
có chiều rộng mặt tiền tại vị trí tiếp
giáp ranh giải tỏa và chiều sâu so với
chỉ giới xây dựng trên từ 3 m trở lên
thì tầng cao xây dựng tối đa tám tầng
(gồm cả mái che sân thượng).
Đối với các khu đất có diện tích từ
15 m
2
đến 36 m
2
, có chiều rộng mặt
tiền tại vị trí tiếp giáp ranh giải tỏa và
chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ
trên 3 m thì được xây tối đa bốn tầng.
Cả hai trường hợp này phải đảm
bảomật độ xây dựng và hệ số sử dụng
đất theo quy định hiện hành. Đồng
thời công trình sau khi xây mới phải
VIỆTHOA
S
au khi giải phóng mặt bằng
(GPMB) để thi công dự án
tuyến đường sắt đô thị số 2
tại TP.HCM, nhiều nhà dân giải tỏa
trắng nhưng cũng nhiều trường hợp
chỉ còn lại một phần diện tích nhỏ
dưới chuẩn xây dựng. Nhằm tạo
sự đồng bộ về kiến trúc, tránh tình
trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, Sở
QH-KT vừa có dự thảo hướng dẫn
sáu quận có tuyến metro đi qua về
quy hoạch, kiến trúc cải tạo, chỉnh
trang đô thị khu vực giáp ranh
GPMB của dự án.
Hỗ trợ người dân xây dựng
Tuyếnmetro số 2 đi qua địa bàn sáu
quận1, 3, 10, 12,TânBìnhvàTânPhú,
trong đó quậnTân Bình là địa phương
có phạmvi chịu ảnh hưởng nhiều nhất
với 365/603 trường hợp, với sáu nhà
ga. Hiện nay, quận Tân Bình đã hoàn
tất công tác bồi thường, GPMB.
ÔngMaiVănThuận, Trưởngphòng
Quản lý đô thị quậnTânBình, cho biết
trong tổng số 365 trường hợp giải tỏa
trên địa bàn quận có 87 căn nhà có
diện tích còn lại siêu nhỏ, dưới chuẩn
xây dựng.
Theo ông Thuận, thời điểm người
dân mới bàn giao mặt bằng xong, bắt
đầu làm thủ tục xin giấy phép xây
dựng, cải tạo, sửa chữa nhưng do chờ
hướng dẫn của Sở Xây dựng về việc
cấp phép xây dựng (CPXD) công trình
trong vùng kiểm soát xây dựng khác
của hầm đường sắt trong khu vực đô
thị nên chưa thể giải quyết ngay cho
người dân.
Sau khi SởXây dựng có hướng dẫn
vào tháng 9-2020, quận Tân Bình đã
CPXD, cải tạo, sửa chữa cho người
dân theo đúng quy định đối với những
trường hợp đủ chuẩn xây dựng. Đối
với các hộ dân sửa chữa lại nhà từ
hiện trạng cũ thì không cần phải xin
phép xây dựng.
Tuy nhiên, đối với những căn có
diện tích dưới chuẩn, UBND quận sẽ
phải xét cảnh quan, xét hợp khối từng
trường hợp cụ thể. “Nếu đủ điều kiện
hợp khối, UBND quận sẽ CPXD hợp
Căn nhà trên đường Trường Chinh, phường 11, quận Tân Bình nằmtrong khu vực giải tỏa của tuyếnmetro
chỉ còn lại phần diện tích nhỏ. Ảnh: ĐÀOTRANG
TP.HCM sẽ chấm dứt nhà siêu mỏng,
siêu méo dọc metro
có phương án tạo phân vị ngang tại
cốt cao độ 7 m so với cao độ vỉa hè.
Riêng đối với các khu đất có diện
tích dưới 15 m
2
hoặc có chiều rộng
mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới
xây dựng nhỏ hơn 3m thì chỉ được cải
tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không
được xây mới.
Trường hợp này theo Sở QH-KT,
các quận cần khuyến khích việc xây
dựng hợp khối kiến trúc với công
trình liền kề để tạo sự đồng bộ về cảnh
quan trên toàn tuyến và xung quanh
các ga metro số 2. Sở khuyến khích
lập phương án vận động chủ sử dụng
các diện tích này chuyển nhượng cho
địa phương để sử dụng vào mục đích
công cộng.
Sở QH-KT cũng đề nghị các cơ
quan, đơn vị có liên quan tăng cường
kiểm tra, giám sát công tác trật tự
xây dựng, xử lý triệt để các trường
hợp nhà siêu mỏng, siêu méo hai bên
đường và khu vực xung quanh nhà
ga metro số 2.•
ĐàNẵnghuyđộngquânđội đánh sập29hầmvàng trái phép
Sau khi Sở Xây dựng
có hướng dẫn vào tháng
9-2020, quận Tân Bình
đã CPXD, cải tạo, sửa
chữa cho người dân theo
đúng quy định đối với
những trường hợp đủ
chuẩn xây dựng.
Ngày 11-3, nguồn tin của PV cho biết lực lượng liên
ngành gồm Bộ chỉ huy Quân sự TP, công an, kiểm lâm,
UBND huyện Hòa Vang... và các đơn vị chức năng của TP
Đà Nẵng đã được huy động với số lượng lớn tiến hành vượt
rừng để tấn công, phá hủy các hầm khai thác khoáng sản
trái phép tại tiểu khu 27, 29, 39 thuộc xã Hòa Bắc (huyện
Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Đây là lần đầu tiên TP Đà Nẵng huy động lực lượng cực
lớn để đi đánh sập, phá hủy các hầm, lán trại, máy móc và
trang thiết bị của các “vàng tặc” để bảo vệ khoáng sản, tài
nguyên rừng và giữ vững an ninh trật tự.
Theo đó, đợt truy tìm và đánh sập hầm vàng này sẽ kéo
dài khoảng 15 ngày. 29 hầm vàng khai thác trái phép tại các
tiểu khu 27, 29, 39 rừng Hòa Bắc đã được xác định là mục
tiêu để đánh sập. Trước đó, phương án đánh sập và phá hủy
các hầm, lò khai thác khoáng sản trái phép đã được Tư lệnh
Quân khu 5 phê duyệt sau khi Bộ Quốc phòng đồng ý.
Tại các tiểu khu 27, 29 và 39 thuộc xã Hòa Bắc trong
nhiều năm qua là điểm nóng của tình trạng khai thác vàng
trái phép. Các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng đã nhiều
lần truy quét, đánh sập các hầm vàng nhưng sau một thời
gian lại tái diễn. Không chỉ phá rừng, việc khai thác khoáng
sản trái phép còn làm ô nhiễm môi trường và dẫn đến tình
trạng mất an ninh trật tự.
Hiện chính quyền TP Đà Nẵng đang nỗ lực bảo vệ khu
vực rừng các tiểu khu 27, 29 và 39 cũng như vùng thượng
nguồn sông Cu Đê. Đây là nơi cung cấp nguồn nước vô
cùng quý giá để phục vụ sinh hoạt cho TP. Bởi nguồn nước
từ sông Vu Gia đang bị chặn dòng bởi thủy điện Đắk Mi 4
nhiều năm qua chỉ xả nhỏ giọt về hạ du.
LÊ PHI
Sau giải tỏa, quận Tân Bình, TP.HCMcó 87 căn nhà có diện tích còn lại siêu nhỏ, dưới chuẩn xây dựng.
Lực lượng
liên ngành
gồmBộ chỉ
huyQuân sự
TP, công an,
kiểm lâm…
được huy
động để tấn
công, phá
hủy các hầm
khai thác
khoáng sản
trái phép.
Ảnh: HOÀI AN