13
NGUYỄNQUYÊN
S
ởGD&ĐT TP.HCMđã chuẩn
bị tờ trình gửi UBNDTP.HCM
về kế hoạch tuyển sinh vào
lớp 10. Một định hướng trong nội
dung sở tham mưu UBND TP là
thay đổi cách tính điểm trong kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10.
Những năm trước, điểmxét tuyển
được tính theo công thức toán, văn
(hệ số 2) cộng với điểm ngoại ngữ
(hệ số 1) và điểm ưu tiên nếu có.
Năm nay, dự kiến các môn sẽ được
tính hệ số 1.
Rất đồng tình
Là phụ huynh có con học lớp 9
tại một trường ở quận 5, chị Tuyết
Nhung cho biết chị ủng hộ việc điều
chỉnh hệ số các môn thi. Bởi hầu
hết các gia đình đều đầu tư cho con
học ngoại ngữ từ nhỏ nên “sự thay
đổi này không ảnh hưởng gì bởi từ
đầu con đã học đều các môn” - chị
Nhung nói.
Bà Phạm Thị Phương Hồng,
Hiệu trưởng Trường THCS Bình
Tây, quận 6, chia sẻ đề xuất thay
đổi hệ số điểm thi rất phù hợp với
điều kiện và tình hình của TP.HCM.
“Đối với trường tôi, nếu đề xuất
được UBND TP thông qua cũng
không ảnh hưởng gì. Ba môn thi
tuyển sinh vào lớp 10 trường đã
đầu tư và triển khai từ đầu năm
học. Riêng môn tiếng Anh, ngoài
bộ sách của Bộ GD&ĐT, học sinh
còn được học các sách bổ trợ. Tuy
nhiên, tôi chỉ lo thay đổi vào thời
điểm này sẽ phần nào đó ảnh hưởng
đến tâm lý của phụ huynh lẫn học
sinh. Nếu điều chỉnh bắt đầu từ
năm sau thì sẽ thích hợp hơn” - bà
Hồng bày tỏ.
Là người có kinh nghiệm trong
việc phân tích dữ liệu kỳ thi lớp 10
tại TP.HCM hàng chục năm nay,
ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu
trưởngTrườngTHCSTrần VănƠn,
quận 1, đánh giá việc điều chỉnh hệ
số để nâng tầm quan trọng của môn
ngoại ngữ là cần thiết. Nếu trước
đây ngoại ngữ được xem là môn
học công cụ để tiếp cận kiến thức
thì trong thời kỳ hội nhập, ngoại
ngữ là nền tảng kỹ năng cần thiết
trong cuộc sống. Vì thế, nâng cao
việc dạy và học ngoại ngữ bằng
chuyện phân bổ hệ số tuyển sinh
bằng văn, toán là hợp lý.
Không ảnh hưởng tới
việc dạy và học
Đề cập đến sự thay đổi trên, một
giáo viên dạy tại Trường THCS
Nguyễn An Khương, huyện Hóc
Môn, cho hay nếu xét riêng trường
cô, đây sẽ là lợi thế cho các em. Bởi
từ nhiều năm nay, mô hình đào tạo
của trường tăng cường đầu tư vào
ngoại ngữ. Khi xét tuyển đầu vào,
ngoại ngữ là một trong các tiêu chí.
“Trường tôi sẽ có lợi nhưng xét
mặt bằng chung trên địa bàn huyện
thì đây sẽ là nỗi lo của các trường.
Vì thực tế trình độ ngoại ngữ của
các em chưa được tốt. Do đó, nếu
đề xuất này được thông qua và
áp dụng ngay năm nay sẽ hơi đột
ngột” - giáo viên này nhận định.
Trái ngược với suy nghĩ trên,
thầy Nguyễn Đăng Khoa, giáo viên
TrườngTHCSTânTúc, huyện Bình
Chánh, khẳng định: “Dù có thay
đổi vẫn không ảnh hưởng gì. Thực
tế, học sinh ngoại thành năng lực
ngoại ngữ không bằng nội thành,
tuy nhiên hiện giờ quận, huyện nào
cũng đủ trường THPT. Đa phần các
em ở quận nào sẽ học ở quận đó
nên cũng không có gì đáng ngại”
- thầy Khoa nói.
Về vấn đề này, ông Trần Mậu
Minh bổ sung thêm, hiện tại việc
tuyển sinh vào lớp 10 theo chủ
trương cố gắng địa phương hóa,
khuyến khích chọn trường gần
nhà. Các em nội thành có lợi thế
về ngoại ngữ hơn các em ở khu
vực ngoại thành. Tuy nhiên, nếu
các em đăng ký nguyện vọng vào
lớp 10 trên địa bàn thì điểm tuyển
sinh sẽ lấy từ trên xuống. Học sinh
nội thành sẽ cạnh tranh với nhau,
các em ngoại thành cũng sẽ tranh
tài với nhau.
Một tiết học của học sinh lớp 9 Trường THCS Phú Thọ, quận 11. Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Nâng cao vai trò của môn ngoại ngữ
Hiện việc dạy và học ngoại ngữ đã trở nên quan trọng. Chính phủ đã
ban hành đề án ngoại ngữ quốc gia để các địa phương tập trung đầu tư
việc dạy và học ngoại ngữ, biếnngoại ngữ thành thếmạnh của người dân.
TP.HCM cũng có một đề án phát triển ngoại ngữ với mong muốn học
sinhTP đạt được chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệpTHPT, đủ điều kiện để
tiếp cận đến chương trình bậc ĐH ở các nước và tự tin du học. Chính vì
vậy, việc nâng tầm môn ngoại ngữ phải được thể hiện qua thời lượng,
qua cách đánh giá.
Thông tư 26 về đánh giá học sinh trung học của Bộ GD&ĐT cũng cho
thấy được tầmquan trọng của ngoại ngữ. Môn ngoại ngữ cùngmôn văn,
toán là một trong ba môn để xếp loại học sinh. Học sinh muốn đạt loại
giỏi phải cóđiểmtrungbình cácmônhọc từ 8 điểmtrở lên, trongđóđiểm
trung bình của một trong ba môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8 trở lên.
Ngoài ra, thời lượng họcmôn ngoại ngữ ở bậcTHPT bằng với cácmôn
toán, văn. Vì thế, việc điều chỉnh hệ số bamôn thi bằng nhau trong tuyển
sinh là định hướng phù hợp.
Ông
NGUYỄNVĂN HIẾU
,
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM
Tiêu điểm
Theo Kế hoạch số 51/KH-UBND của UBND TP Cần
Thơ do ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP,
ký ban hành ngày 10-3, trong giai đoạn 2021-2025, TP
Cần Thơ sẽ dành kinh phí gần 30 tỉ đồng để phòng chống
chuột, bảo vệ cây trồng, trong đó có hơn 22,5 tỉ đồng đề
xuất chi từ ngân sách, số còn lại do nông dân đối ứng.
Kế hoạch với mục tiêu nhằm quản lý tốt chuột gây
hại một cách chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng
phương pháp, liên tục, đảm bảo sản xuất thắng lợi các vụ
lúa và cây ăn quả; đồng thời giúp nông dân quản lý tốt
và hạn chế tối đa thiệt hại do chuột gây ra thông qua các
hình thức tuyên truyền bằng áp phích, tờ rơi, phóng sự,
tọa đàm…
Bên cạnh đó, trong thời gian thực hiện kế hoạch, hằng
năm Cần Thơ sẽ tổ chức lễ phát động phòng trừ chuột để
các quận, huyện ra quân diệt chuột đồng loạt, đạt hiệu
quả cao. Hằng năm tổ chức hội nghị triển khai và tổng
kết để đánh giá tình hình thực hiện, đề ra nhiệm vụ năm
tiếp theo.
UBND TP Cần Thơ giao Sở NN&PTNT chủ trì cùng Sở
Tài chính, Sở TT&TT, Hội Nông dân, UBND các quận,
huyện phối hợp thực hiện kế hoạch. Các đơn vị phối hợp
thực hiện kế hoạch này sẽ tổ chức tập huấn cho nông dân
và hỗ trợ phòng trừ chuột. Theo đó, 1.500 buổi tập huấn
cho nông dân trồng lúa, 85 buổi tập huấn cho nông dân
trồng cây ăn trái trong năm năm.
Đối với diện tích cây trồng có nguy cơ bị chuột gây hại,
nông dân sẽ được hỗ trợ bẫy chuột. Theo kế hoạch, trong
năm năm, TP sẽ hỗ trợ 112.500 chiếc bẫy chuột trên tổng
diện tích 225.142 ha. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ
hơn 5,6 tấn thuốc sinh học để diệt chuột trên diện tích bị
gây hại.
Cần Thơ có hơn 80.000 ha đất trồng lúa, trên 20.000
vườn cây ăn trái, gần 15.000 ha rau màu… Theo tìm hiểu
của phóng viên, loại chuột được nhắc đến trong kế hoạch
của TP Cần Thơ là chuột đồng, vốn được xem là món
ăn khoái khẩu ở nhiều địa phương miền Tây. Hiện chuột
đồng có giá 80.000-100.000 đồng/kg, tùy thời điểm.
Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long còn một loại
chuột khác là chuột cống nhum, khi trưởng thành có thể
nặng đến 1 kg. Chuột cống nhum có bộ lông đen tuyền,
thịt thơm ngon, là đặc sản tại nhiều nhà hàng, quán ăn.
TX
Ông NguyễnVăn Hiếu cho rằng sự
thay đổi này sẽ không làm xáo trộn
công tác dạy và học ở các trườngphổ
thông trong định hướng kế hoạch từ
đầu năm học. Nội dung, cách ra đề,
hìnhthứcthigiốngnhưcácnămtrước.
Đề thi theo hướng kiểm tra năng lực
vận dụng kiến thức của thí sinh vào
thực tiễn cuộc sống.
Đời sống xã hội -
ThứHai 15-3-2021
Thay đổi hệ sốmôn thi vào lớp 10:
Phù hợp xu thế!
Việc không tính hệ số 2 chomôn toán, văn trong kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM là phù hợp
với tình hình hiện nay, không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dạy và học.
Theo thầy Minh, trong kỳ thi
sẽ có những học sinh ngoại thành
muốn đăng ký vào các trường tốp
đầu của TP. Đa phần các em này
đều xuất sắc, một khi đã xác định
các em sẽ biết được năng lực của
mình có thể cạnh tranh với các
bạn nên cũng không ảnh hưởng gì.
“Thay đổi hệ số sẽ không ảnh
hưởng đến việc dạy và học, vì từ
trước đến nay giáo viên đã thay đổi
phương pháp để phù hợp với tình
hình mới chứ không phải chỉ chạy
theo chuyện thi cử” - hiệu trưởng
một trường THCS ở quận Tân Bình
khẳng định.•
TPCầnThơ sẽ chi 22,5 tỉ để diệt chuột trong5năm
“Thay đổi hệ số sẽ không
ảnh hưởng đến việc dạy
và học vì giáo viên đã
thay đổi phương pháp
để phù hợp với tình hình
mới, chứ không chỉ chạy
theo chuyện thi cử.”