054-2021 - page 9

9
Tháo gỡ điểm nghẽn
để phát triển đô thị
Đây là 6/8 quy hoạch phân khu
đôthịcònlạitrongsố35quyhoạch
phânkhuđượcgiaochoHàNội lập
đểcụthểhóaQuyhoạchchungxây
dựng thủ đô do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt từ năm 2011. Sáu
đồánquyhoạchnàymangsốhiệu
H1-1A, H1-1B, H1-1C (HoànKiếm),
H1-2 (BaĐình), H1-3 (ĐốngĐa) và
H1-4 (Hai Bà Trưng) tỉ lệ 1/2000.
Như vậy, sau khoảng 10 năm
nghiên cứu, triển khai xây dựng,
đến nay các quy hoạch này sắp
ra đời và là công cụ tháo gỡ các
điểm nghẽn phát triển đô thị tại
bốn quận nội thành cũ.
cư riêng lẻ và hơn 1.200-1.300 tòa
nhà nằm trong các khu tập thể cũ.
Hà Nội sẽ cải tạo theo từng khu để
đảm bảo văn minh đô thị, trước mắt
sẽ ưu tiên cải tạo các chung cư, tập
thể cũ xuống cấp, nguy hiểm cấp độ
D. “Quy hoạch phân khu bốn quận
nội đô lịch sử sắp ban hành cũng
sẽ tạo điều kiện để cải tạo chung
cư cũ” - Bí thư Thành ủy Hà Nội
nhấn mạnh.
Phân loại chung cư,
khu tập thể cũ
Cũng tại Hội nghị Ban chấp hành
Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Dương Đức
Tuấn cho biết vấn đề cải tạo chung
cư cũ ở khu vực nội đô lịch sử đã
vướng mắc gần bốn nhiệm kỳ, các
vướng mắc chủ yếu liên quan đến
quy định của luật pháp, nghị định
của Chính phủ, quyết định của TP.
Để giải quyết vấn đề này, tới đây
Hà Nội sẽ xây dựng đề án tổng thể
về cải tạo chung cư cũ trình cấp có
thẩm quyền để có chính sách đặc
thù cho thủ đô.
Theo ông Tuấn, Hà Nội sẽ phân
loại ba nhóm chung cư, tập thể cũ để
có chính sách riêng cho từng nhóm.
Trong đó nhóm 1 gồm các khu tập
thể với nhiều tòa chung cư (như
khu Thành Công, Kim Liên, Trung
Tự, Bạch Mai, Ngọc Khánh); nhóm
2 gồm 5-7 nhà tập thể cũ; nhóm 3
là các chung cư cũ độc lập, đơn lẻ.
Với nhóm 1, ví dụ như khu Thành
Công, quy mô khoảng 30 ha, có vài
chục chung cư cũ. Dự án cải tạo, tái
thiết sẽ quy hoạch 1/500, đồng bộ
giải pháp, tất cả sẽ tái định cư tại
trung tâm khu đất, cho phép xây
chung cư cao tầng, giải phóng quỹ
đất 20%-25% (khoảng 7 ha) để phát
triển các chức năng dịch vụ, thương
mại, hạ tầng du lịch…
“Quan trọng ở đây là không hạn
chế cao tầng, sẽ thiết lập các quỹ
TRỌNGPHÚ
D
ự kiến trong tháng 3-2021,
Hà Nội sẽ chính thức phê
duyệt sáu đồ án quy hoạch
phân khu đô thị bao phủ bốn quận
nội đô gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình,
Đống Đa và Hai Bà Trưng. Khi các
quy hoạch này đi vào cuộc sống sẽ
giúp Hà Nội giải quyết các vấn đề
cấp bách trong phát triển đô thị khu
vực trung tâm, đặc biệt là vấn đề
cải tạo chung cư cũ trên địa bàn…
Cải tạo khu tập thể cũ
thành cao ốc
Sáu đồ án quy hoạch phân khu đô
thị này bao phủ diện tích hơn 2.709
ha với dân số hiện trạng gần 900.000
người. Dự kiến đến năm 2030 quy
hoạch sẽ kiểm soát dân số ở khu vực
lõi này về mức gần 650.000 người,
giảm hơn 200.000 người so với dân
số hiện nay.
Một trong những điểm đáng chú
ý là quy hoạch này đã đề cập đến
vấn đề cải tạo, xây dựng lại các khu
nhà tập thể, chung cư cũ trên địa bàn
các quận nội thành cũ. Theo đó, Hà
Nội thống nhất quan điểm cải tạo,
xây dựng lại các khu tập thể cũ theo
hướng cao tầng, mật độ thấp, bổ sung
hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và
các tiện ích công cộng, không gia
tăng quy mô dân số trong khu vực.
Quan điểm này cũng được Ban
chấp hành Đảng bộ TPHà Nội thống
nhất cao khi tiến hành thảo luận về
Chương trình công tác số 03-CTr/
TU của Thành ủy về “Chỉnh trang
đô thị, phát triển đô thị và kinh tế
đô thị giai đoạn 2021-2025” tại Hội
nghị Ban chấp hành Đảng bộ TPdiễn
ra vào ngày 11-3.
Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Vương Đình Huệ cho biết TP có hơn
1.500 chung cư cũ, khu tập thể cũ,
trong đó có khoảng 300 nhà chung
Khu tập thể cũNguyễn Công Trứ (quậnHai Bà Trưng) xuống cấp nghiêmtrọng, nhiều nămchờ cải tạo. Ảnh: TRỌNGPHÚ
Hà Nội: Cải tạo chung cư,
khu tập thể cũ
Hà Nội thống nhất cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ theo hướng cao tầng, mật độ thấp,
bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích công cộng…
đất thương mại dịch vụ, có thể đấu
giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự
án, đối ứng vốn… Cân bằng được
tái định cư tại chỗ, thỏa mãn quy
hoạch không gian ngầm, đồng bộ đa
dạng giải pháp, khung cơ chế thì các
chủ đầu tư sẽ cùng tham gia” - ông
Tuấn nói.
Với nhóm thứ hai, ông Tuấn cho
biết cũng tương đồng với nhómchung
cư riêng lẻ. Ví dụ, quận Hoàn Kiếm
có 120 chung cư riêng lẻ, sẽ thiết
lập một phương án đầu tư tổng thể,
xây dựng lại các chung cư cũ này
nhưng tái định cư hoán đổi trên địa
bàn một phường, một quận. Hoặc
sẽ tái định cư tại chỗ cho 30 chung
cư cũ, hút 90 chung cư cũ khác về.
Quỹ đất của 90 chung cư cũ sẽ để
phát triển hạ tầng khác.
Ông Tuấn cho biết thành phố sẽ
tổng kiểm định các chung cư cũ trên
địa bàn, phân theo chất lượng A, B,
C, D để ưu tiên xử lý các trường
hợp xuống cấp nghiêm trọng cấp
độ D, C để cải tạo đồng bộ với đề
án của TP.•
Hà Nội sẽ cải tạo theo
từng khu để đảm bảo văn
minh đô thị, trước mắt sẽ
ưu tiên cải tạo các chung
cư, tập thể cũ xuống cấp,
nguy hiểm cấp độ D.
Kiến nghị làm 6 dự án kết nối TP.HCM - Long An hơn 21.500 tỉ
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP về việc
ưu tiên sáu dự án kết nối giữa TP.HCM và tỉnh Long An cần
đầu tư trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Sáu dự án bao gồm: Dự án mở mới đường phía Tây Bắc;
dự án nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa (đoạn
từ Ngã ba Giồng - cầu TL9) và xây dựng cầu Lớn; dự án
đường Võ Văn Kiệt nối dài (huyện Bình Chánh); dự án
quốc lộ (QL) 50 đi qua huyện Bình Chánh; dự án cầu Rạch
Dơi trên đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) và cuối
cùng là đường song song QL50 (huyện Bình Chánh). Các
dự án kết nối khác sẽ nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn
tiếp theo.
Cụ thể, đường mở mới Tây Bắc phía TP.HCM đã có
quy hoạch. Phía tỉnh Long An cần bổ sung quy hoạch và
hiện đã bổ sung quy hoạch. Tổng mức đầu tư dự kiến là
6.460 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM tự nâng cấp đường
Nguyễn Thị Tú và đường Liên ấp 6-2-5 với tổng chiều dài
10 km, chiều rộng 40 m (kinh phí đầu tư khoảng 5.200 tỉ
đồng, giải phóng mặt bằng khoảng 3.900 tỉ đồng). Đoạn
tỉnh Long An làm mới chiều dài 4,8 km, chiều rộng 40 m
(kinh phí khoảng 1.200 tỉ đồng, giải phóng mặt bằng 680
tỉ đồng).
Đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn) kết nối với
đường tỉnh 824, huyện Đức Hòa tại vị trí cầu Lớn (kết nối
hiện hữu) dài 22 km (TP.HCM 7,3 km, Long An 15 km),
mặt cắt ngang bốn làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến là 4.270
tỉ đồng.
Đường Võ Văn Kiệt nối dài (huyện Bình Chánh) kết
nối Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô, huyện Đức Hòa
(Long An). Phía tỉnh Long An đã có đường nối hiện
hữu, phía TP.HCM cần bổ sung quy hoạch từ vành đai
3 đến ranh Long An. Tổng mức đầu tư dự kiến là 3.300
tỉ đồng.
QL50 đi qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc (kết
nối hiện hữu). Tổng mức đầu tư dự kiến là 2.150 tỉ đồng.
Trong đó đoạn TP.HCM nâng cấp mở rộng QL50 chiều dài
8,5 km, chiều rộng 34 m. Đoạn tỉnh Long An nâng cấp, mở
rộng QL50 chiều dài 2,5 km, chiều rộng 34 m.
Đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) kết nối với
đường tỉnh 826C (huyện Cần Giuộc) tại vị trí cầu Rạch
Dơi. Phía TP.HCM đang lập quy hoạch điều chỉnh, phía
Long An đã có dự án đầu tư). Tổng mức đầu tư dự kiến
là 1.030 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM xây mới đường
với chiều dài 3 km, chiều rộng 24 m và xây mới cầu
Rạch Dơi dài 409 m, chiều rộng 15 m, đoạn tỉnh Long
An nâng cấp đường 826C với chiều dài 18,2 km, chiều
rộng 15 m.
Đường song song QL50 (huyện Bình Chánh) kết nối với
đường trục động lực, huyện Cần Giuộc (kết nối đã có quy
hoạch của Thủ tướng chấp thuận). Tổng mức đầu tư dự kiến
là 4.300 tỉ đồng. Trong đó, đoạn TP.HCM đầu tư mới chiều
dài 5,8 km, chiều rộng 40 m, đoạn tỉnh Long An đầu tư mới
khoảng 2,8 km, chiều rộng 40 m.
KIÊN CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook