2
Thời sự -
ThứHai 15-3-2021
GIA TUỆ -HẢI DƯƠNG
H
ội nghị sơ kết ba năm
triển khai thực hiện
Nghị quyết số 120/
NQ-CP (NQ120) của Chính
phủ về phát triển bền vững
vùng ĐBSCL thích ứng với
biến đổi khí hậu (BĐKH)
vừa diễn ra ở TP Cần Thơ
cuối tuần rồi.
Hơn ba năm thực hiện
NQ120 đã làm thay đổi tư
duy về phát triển ĐBSCL,
đặc biệt là phát triển bền vững
theo hướng thuận thiên.
Pháp
Luật TP.HCM
đã có cuộc trao
đổi với TS Trần Hữu Hiệp,
chuyên gia kinh tế ĐBSCL,
về các giải pháp tiếp theo để
thực hiện có hiệu quả nghị
quyết này.
TSTrầnHữuHiệpnhậnđịnh
NQ120 đã xác định được con
đường choĐBSCLvà qua thời
gian ba năm đã cho thấy con
đường này hoàn toàn đúng.
Nghị quyết này cho thấy tầm
nhìn, tư duy, hướng tiếp cận
giúp giải quyết vấn đề không
chỉ ở góc độ kinh tế mà còn
ở môi trường, văn hóa bản
địa vùng lấy con người làm
trung tâm. Vấn đề tới đây là
NQ120 cần sự hiện thực hóa
nhiều hơn nữa.
Đã đi đúng hướng
và mang lại kết quả
ban đầu
Phóng viên
:
Với quá trình
gắn bó với ĐBSCL và có
quá trình quan sát, tiếp cận
NQ120, theo tiến sĩ, sau hơn
ba năm triển khai, những kết
quả ban đầu mang lại cho
ĐBSCL là gì?
+
TS
TrầnHữuHiệp:
Nhìn
lại banămtriểnkhaiNQ120, tôi
thấy chúng ta đã đi đúng, theo
.
Thưa tiến sĩ, phát triển bền vững cho ĐBSCL không thể thiếu
TP.HCM. Vậy TP.HCM sẽ đóng vai trò như thế nào?
+
TP.HCM là thị trường lớn, là đầu tàu kinh tế của cả nước
nên tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của ĐBSCL.
Từ năm2000, giữa ĐBSCL với TP.HCMđã ký kết chương trình
hợp tác kinh tế - xã hội, qua đó đã có hàng trăm dự án của các
doanh nghiệp từ TP.HCM đầu tư vào ĐBSCL trong các lĩnh vực
hạ tầng khu công nghiệp, chế biến lương thực, thủy hải sản,
siêu thị, du lịch, các dư án kết nối hạ tầng giao thông…
Với NQ120, Chính phủ đã giao UBND TP.HCM chủ động xây
dựng chương trình phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương vùng ĐBSCL để kiến tạo phát triển, thúc đẩy liên
kết giữa ĐBSCL với vùng Đông Nam bộ và TP.HCM.
Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa TP.HCM với
13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội giữa hai bên. Thời gian tới cần
thu hút hơn nữa sự tham gia của TP.HCM trong quá trình xây
dựng cơ chế phối hợp vùng ĐBSCL.
Hoạt động đầu tư cho ĐBSCL phải
được điều phối thống nhất, bảo
đảm tính liên vùng, có trọng điểm.
Đầu tư chomiền Tây: Cần“
hướng
t h ô n g
quaviệc
t r i ể n
khaiquy
h o ạ c h
tíchhợp.
Nói là
t h u ậ n
thiên nhưng phải hiểu ở đây
là không cố chống lại bằng
mọi giá với tự nhiên nhưng
những gì bằng trí tuệ, công
nghệ, kiến thức con người
phải biến tự nhiên thành lợi
thế của mình…
Thời gian qua, có thể thấy
các công trình đầu tư hạ tầng
vùng đã phát triển như những
cầu vượt sông lớn, trục giao
thông dọc, ngang trong đó các
cao tốc hơn 10 năm qua đã
được khởi động theo hướng
tích cực. Có thể nói rằng đây
là những tác động cụ thể hóa
của NQ120.
Đối với mặt làm được ở
khu vực tư, nông dân, doanh
nghiệp đang chuyển theo
hướng sản xuất nông nghiệp
sang kinh tế nông nghiệp, đây
là hướng rất quan trọng. Rõ
ràng trước đây người ta sử
dụng nhiều phân bón, thuốc
trừ sâu, chủ yếu chú trọng về
tăng sản lượng, còn bây giờ
nông dân chuyển sang sản
xuất hữu cơ, sản xuất sạch
hơn. Điều này cho thấy nông
dân chuyển dịch theo hướng
tích cực là giảm chất lượng
đầu vào, nâng cao chất lượng
đầu ra, quan tâm đến giá trị
chất lượng sản phẩm. Nông
dân không chỉ sản xuất nhiều
mà phải làm ra nhiều giá trị
lợi nhuận cao.
.
Bên cạnh nhữngmặt được,
hiện ĐBSCL tiếp tục đối mặt
với những thách thức, hạn
chế nào?
+
Sau hơn ba năm triển khai
thực hiện nghị quyết, có thể
khẳng định vùng ĐBSCL đã
có những thay đổi, chuyển
mình mạnh mẽ theo hướng
thuận thiên, bền vững, bức
tranh phát triển ĐBSCLngày
càng nhiều gam màu sáng.
Nhưng thách thức vẫn còn
đó. Đó là BĐKH ngày càng
diễn ra nhanh, phức tạp và
sẽ tiếp tục khó lường, khó
dự báo do tính thất thường,
cực đoan, đặc biệt là những
tác động ngắn hạn dẫn đến
vấn đề an ninh nguồn nước,
hạn mặn và vấn đề di dân ra
khỏi vùng.
Cơ chế khuyến khích vùng
nhìn ở khu vực công rõ ràng
chưa có sự phối hợp, còn rời
rạc giữa các địa phương, đây
chính là điểm yếu. Hội đồng
vùng ra đời từ sự đòi hỏi bức
thiết này nhưng phải làm sao
để hội đồng này hoạt động
hiệu quả thật sựmới là vấn đề.
Quan trọng hơn, một trong
những cơ chế tài chính sáng
tạo đảm bảo cho liên kết đầu
tư công có nêu hằng năm ít
nhất bố trí 10% cho tổng vốn
đầu tư vùng ĐBSCL cộng với
2 tỉ đôla, vậy cơ chế này hiện
tại ra sao, cần phải có những
thông tin minh bạch.
Nhìn lại khu vực tư, mặc
dù nông dân có phấn khởi
nhưng chuỗi giá trị nông sản
chủ lực của vùng nhìn chung
Sống trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
nước mặn xâm nhập, nông dân ở Bến Tre đã dần chuyển
đổi sản xuất theo hướng thuận thiên. Nhiều mô hình sinh kế
thích ứng với nước mặn đã giúp nông dân thoát nghèo, cuộc
sống được cải thiện.
Thạnh Phú là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre có
điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi trồng thủy sản. Sau nhiều
năm thất bại với con tôm sú do bị bệnh đốm trắng, nông
dân ở đây đã tìm được mô hình nuôi tôm càng xanh toàn
đực trên ruộng lúa. Đây được coi là mô hình canh tác thông
minh, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Anh Trần Đa Lộc (ấp An Khương, xã Mỹ An, Thạnh Phú)
cho biết trước đây anh nuôi tôm sú nhưng lợi nhuận đem về
không cao lại nhiều rủi ro. Cuối năm 2018, được dự án thích
ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL tại tỉnh Bến Tre (AMD)
hỗ trợ, anh đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang nuôi tôm
càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa.
Tham gia mô hình này, anh Lộc được dự án hỗ trợ 20.000
con giống, 80 kg thức ăn và được hướng dẫn kỹ thuật
nuôi. Sau sáu tháng nuôi, tôm được thu hoạch. Với giá bán
180.000-200.000 đồng/kg, mỗi vụ tôm anh Lộc thu được
gần 70-80 triệu đồng, trừ đi chi phí anh lãi 45-50 triệu đồng.
“Ưu điểm của tôm càng xanh toàn đực là dễ nuôi, mau
lớn, ít bị dịch bệnh lại thích ứng nhanh với môi trường,
nguồn nước nhiễm mặn. Đặc biệt, tôm càng xanh rất thích
hợp trong các mô hình xen canh với các loại cây trồng vật
nuôi khác, cho hiệu quả về kinh tế kép” - anh Lộc nói và
cho biết nhờ mô hình này mà đời sống kinh tế gia đình anh
đã khá lên.
Nằm ven sông Hàm Luông, xã An Hiệp (huyện Ba Tri,
Bến Tre) thường xuyên bị mặn xâm nhập sớm vào mùa khô
và kéo dài 6-7 tháng, nông dân gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất. Những năm gần đây, người dân đã dần chuyển đổi
mô hình sản xuất thích ứng với hạn mặn, trong đó có mô
hình nuôi vịt biển thích ứng với nước mặn.
Người tiên phong trong mô hình này là hộ bà Lê Thị
Kim Cúc (61 tuổi, ấp 9, xã An Hiệp). Theo đó, cuối năm
2017, bà Cúc được dự án AMD hỗ trợ 300 con giống vịt
biển nuôi lấy thịt. Bà Cúc cho biết sau 60 ngày nuôi, đàn vịt
biển đạt trọng lượng trung bình 3 kg/con. Lứa vịt đầu tiên
bà tuyển chọn gần 100 vịt mái để đẻ trứng, số còn lại cho
xuất chuồng với giá bán 40.000-45.000 đồng/kg (lãi khoảng
20.000 đồng/con). “Tôi đã đầu tư mua lò ấp trứng tại nhà
để nhân giống và đang hướng tới nuôi vịt biển theo hướng
công nghiệp” - bà Cúc nói.
ĐÔNG HÀ
Đầu tàu TP.HCM rất quan trọng đối với kinh tế ĐBSCL
Nhờ thuận thiên, người dânĐBSCLcó sinhkế bềnvững
Người dânĐBSCL đã tìmnhữngmô hình sản xuất mới như chuyển đổi canh tác, nuôi trồng xen canh…để thích ứng được với điều kiện hạnmặn nơi đây.
“Chính phủ từng
cam kết dành
tổng cộng gần 2
tỉ đôla để ưu tiên
cho những chương
trình, dự án hạ tầng
kỹ thuật trọng điểm,
mang tính kết nối
cho vùng, nguồn lực
này cần sớm được
triển khai ngay.”
CầuMỹ Thuận được xây dựng đã giúp cho việc lưu thông giữa các tỉnh củaĐBSCL thuận lợi hơn. Ảnh: CHÂUANH