8
Đô thị -
ThứHai 15-3-2021
Uống rượu, bia lái tàu, thuyền
sẽ bị phạt đến 40 triệu?
Bộ GTVT đề xuất tăngmức phạt tiền đối với nhiều hành vi vi phạm
trong lĩnh vực giao thông đường thủy, mức phạt từ 3 triệu đến 40 triệu đồng.
VIẾT LONG
B
ộ GTVT đang lấy ý kiến
các bộ, ngành dự thảo
nghị định thay thế Nghị
định 132/2015 về quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường thủy
nội địa. Trong đó, tăng mức
phạt tiền đối với nhiều hành
vi vi phạm trong lĩnh vực này.
Có nồng độ cồn
là phạt
Theo đó, Nghị định 132/2015
chỉ quy định thuyền viên,
người lái có nồng độ cồn vượt
quá 50 miligam/100 mililit
máu hoặc 0,25 miligam/01
lít khí thở, hoặc sử dụng các
chất kích thích khác mà luật
cấm sử dụng mới bị phạt
tiền 200.000-300.000 đồng.
Nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc
0,25 miligam/lít khí thở, bị
phạt 500.000-1 triệu đồng.
Như vậy, nghị định hiện
hành đang cho phép thuyền
viên, người lái có nồng độ cồn
ở mức giới hạn cụ thể mới bị
xử phạt, số tiền phạt cao nhất
cho hành vi sử dụng rượu, bia
là 1 triệu đồng.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định
lần này quy định thuyền viên,
người lái uốngmột ly rượu cũng
bị phạt với mức cao.
Cụ thể, dự thảo quy định
thuyền viên, người lái đang
làm việc trên phương tiện mà
trongmáu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn nhưng chưa vượt quá
50 miligam/100 mililít máu,
hoặc 0,25 miligam/lít khí thở,
hoặc có các chất kích thích
khác mà luật cấm sử dụng thì
bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Thuyền viên, người lái đang
làm việc trên phương tiện
mà trong máu hoặc hơi thở
có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam đến 80 miligam/100
mililít máu hoặc 0,25 miligam
đến 0,4 miligam/lít khí thở thì
bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Đặc biệt, dự thảo quy định
phạt tiền ở mức 20-40 triệu
đồng đối với hành vi của thuyền
viên, người lái
phương tiện
đang làmviệc
trên phương
tiện mà trong
m á u h o ặ c
hơ i t hở có
nồng độ cồn
vượt quá 80
miligam/100
mililít máu,
hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít
khí thở. Cạnh đó, tước quyền
sử dụng giấy chứng nhận khả
năng chuyên môn, chứng
chỉ chuyên môn của thuyền
viên, người lái phương tiện
2-4 tháng.
TheoBộGTVT, quy định này
được đưa ra nhằm phù hợp với
Luật Phòng chống tác hại của
rượu, bia năm 2019.
Phạt nặng người khai
thác cát, sỏi trái phép
Cũng theo đại diệnBộGTVT,
hiện hầu hết mức xử phạt được
quy định tại Nghị định 132 còn
thấp, chưa đủ sức răn đe, không
còn phù hợp với thực tế phát
triển kinh tế - xã hội cũng như
chưa tươngxứng
với các văn bản
quy phạm pháp
luật liên quan.
Chẳng hạn
như hành vi khai
thác cát, sỏi hoặc
khoáng sản khác
trong phạm vi
luồng mà không
được cấp phép
chỉ ở mức 55-60 triệu đồng.
Vì vậy, trong dự thảo nghị định
lần này quy định rõ hành vi và
tăng mức xử phạt đối với việc
khai thác cát, sỏi trái phép.
Cụ thể, dự thảo quy định
phạt tiền 10-20 triệu đồng đối
với người sử dụng phương tiện
nạo vét, vận chuyển chất nạo vét
không được cơ quan có thẩm
quyềnphêduyệt theoquyđịnh…
Phạt tiền 20-30 triệu đồng
đối với hành vi đổ chất nạo
vét không đúng vị trí quy
định. Phạt tiền 30-50 triệu
đồng đối với hành vi nạo vét
vùng nước đường thủy nội địa
không đúng yêu cầu kỹ thuật đã
được cơ quan có thẩm quyền
chấp thuận.
Đối với hành vi nạo vét vùng
nước đường thủy nội địa mà
không có văn bản chấp thuận
của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định sẽ bị phạt tiền
50-75 triệu đồng.
Ngoài phạt tiền, cơ quan chức
năng cũng sẽ phạt bổ sung các
hànhvi trênbằngviệc tướcquyền
sử dụng giấy chứng nhận khả
năng chuyên môn của thuyền
trưởng có thời hạn 3-6 tháng.
Cạnh đó, tịch thu phương tiện,
thiết bị sử dụng để nạo vét, vận
chuyển chất nạo vét của các
thuyền viên, chủ thuyền theo
từng cấp độ vi phạm.
Ngoài ra, dự thảo nghị định
lần này cũng tăngmức phạt, đối
tượng xử phạt áp dụng đối với
cả người khai thác và sử dụng
dịch vụ vận tải nhằm đảm bảo
an toàn giao thông đường thủy
nội địa, đặc biệt đối với các
phương tiện chở người.
Bộ GTVT cho biết dự thảo
nghị định lần này đã làm rõ
phạm vi, đối tượng áp dụng,
chủ thể có thẩm quyền, các
hành vi vi phạm và mức xử
phạt tương ứng.
“Việc bổ sung các hành vi
vi phạm, nâng mức xử phạt
có ý nghĩa quan trọng trong
việc răn đe, giáo dục. Dự thảo
nghị định ra đời là cơ sở nâng
cao ý thức chấp hành pháp
luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân khi tham gia hoạt động
đường thủy nội địa...” - Bộ
GTVT cho hay.•
Người sử dụng rượu, bia điều khiển tàu, thuyền có thể bị phạt tới 40 triệu đồng. Ảnh: ĐÀOTRANG
5 năm xử phạt hơn 670.000 trường hợp
vi phạm
Theo Bộ GTVT, trong khoảng năm năm triển khai Nghị định
132, lực lượng tuần tra, kiểm soát cảnh sát đường thủy các địa
phương đã phát hiện, lập biên bản xử lý 671.611 trường hợp
vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy.
Lực lượng chức năng ra quyết định phạt tiền 630.449 trường
hợp với 683.883 lỗi vi phạm; chuyển Kho bạc Nhà nước thu gần
456 tỉ đồng; đình chỉ hoạt động1.767 trườnghợp; tước quyền sử
dụngbằng, chứng chỉ chuyênmôn có thời hạn 315 trường hợp.
Tuy nhiên, một số hành vi vi phạm, nhất là đối với phương
tiện vận tải hành khách mức xử phạt còn nhẹ, chưa quy định
hình thức phạt bổ sung nên chưa đủ sức răn đe, giáo dục người
vi phạm. Cạnh đó là quy định về thẩmquyền của thanh tra giao
thông, CSGT, cảng vụ cần được phân định cụ thể hơn..., vì vậy
cần phải sửa đổi nghị định nêu trên.
Dự thảo nghị định
lần này đã làm rõ
phạm vi, đối tượng
áp dụng, chủ thể có
thẩm quyền, các hành
vi vi phạm và mức xử
phạt tương ứng.
Dựkiếnkhởi côngmetro
số 2vàonăm2022
UBNDTP.HCMvừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT về tình
hình thực hiện dự án tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham
Lương, trong đó cơ bản xác định tiến độ khởi công dự án.
Cụ thể, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR)
cho biết đang thực hiện hoàn tất các thủ tục để khẩn trương
mời thầu dự án metro số 2 trong năm 2021 và dự kiến có
thể trao thầu, khởi công xây dựng vào giữa năm 2022.
Hiện tuyến metro số 2 đã cơ bản hoàn thành các thủ tục
ban hành quyết định bồi thường (đạt 99,67%, tương ứng
601/603 trường hợp bị thu hồi đất), trong đó các quận 1,
10, 12, Tân Bình, Tân Phú đạt 100%. Tỉ lệ bàn giao mặt
bằng đạt 74,63% (450/603 trường hợp).
Theo UBND TP, dự kiến kế hoạch triển khai các hạng
mục công việc chính do các nhà tài trợ yêu cầu: Hoàn
thành công tác giải phóng mặt bằng đầu năm 2021, công
tác di dời hạ tầng kỹ thuật dự kiến triển khai thi công từ
tháng 8-2021. Đồng thời tổ chức đấu thầu các gói thầu
chính trong năm 2021, 2022 (trong trường hợp các hiệp
định vay được ký kết và có hiệu lực).
Metro số 2 có tổng mức đầu tư hơn 47.800 tỉ đồng, dài
hơn 11 km. Trong đó 9,2 km đi ngầm, còn lại chạy trên
cao và đường dẫn vào depot Tham Lương, quận 12. Dự
án có chín ga ngầm, một ga trên cao. Hiện nay bốn ga đã
có mặt bằng sạch gồm: S9 - Bà Quẹo (quận Tân Bình),
S10 - Phạm Văn Bạch, S11 - Tân Bình (quận Tân Bình
và quận Tân Phú), S5 - Lê Thị Riêng (quận 10).
PHAN CƯỜNG
Bình Thuận: Sử dụng công nghệ
viễn thám để bảo vệ rừng
UBND tỉnh Bình Thuận vừa có báo cáo gửi HĐND
tỉnh về việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ
viễn thám trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Theo đó, từ năm 2018, UBND tỉnh đã giao Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh cùng Sở NN&PTNT phối hợp với đơn vị
liên quan báo cáo, đề xuất cho UBND tỉnh phương án sử
dụng máy bay không người lái phục vụ công tác quản lý
rừng trên địa bàn tỉnh.
Qua kết quả hai lần tổ chức bay thử nghiệm tầm soát
lâm phận rừng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã lấy ý kiến
các sở, ngành liên quan và có báo cáo gửi Tỉnh ủy và
UBND tỉnh. Theo đó, việc sử dụng máy bay không người
lái quản lý rừng vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, Sở NN&PTNT đã liên hệ với Tổng cục Lâm
nghiệp, Cục Kiểm lâm để đề xuất việc sử dụng phần mềm
phát hiện mất rừng bằng vệ tinh Landsat 7+8, Sentinel-2.
Mục đích sử dụng ảnh vệ tinh qua các kỳ để so sánh tìm
ra vị trí, diện tích mất rừng.
Phần mềm ứng dụng công nghệ viễn thám sử dụng ảnh
vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên
rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận mới bắt đầu đi vào
hoạt động đầu tháng 2-2021.
Vừa qua UBND tỉnh có yêu cầu Sở NN&PTNT sau
hai tháng hoạt động phải chủ trì, phối hợp với các ngành,
địa phương, đơn vị liên quan có đánh giá toàn diện về dự
án. Từ đó rút ra những tồn tại bất cập và đề xuất những
việc làm tiếp theo.
Tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT báo cáo tình hình cho
UBND tỉnh trước ngày 10-4 để xem xét, chỉ đạo hoặc
kiến nghị cấp trên. Trên cơ sở đó đưa ứng dụng công
nghệ thông tin và sử dụng bản đồ không ảnh trong công
tác quản lý, bảo vệ rừng; hệ thốngWebGIS quản lý, giám
sát tài nguyên rừng Bình Thuận đạt hiệu quả cao trong
thời gian tới.
PHƯƠNG NAM
Hình ảnh được truyền trực tiếp theo thời gian thực từmáy
bay về trạmđiều khiểnmặt đất phát hiệnmột điểmcháy rừng.
Ảnh: ĐC