054-2021 - page 12

12
BÙI TOÀN
K
hu bảo tồn thiên nhiên
SơnTrà (TPĐàNẵng) là
nơi sinh sống của nhiều
loài động vật quý hiếm với số
lượng lớn loài khỉ. Tuy nhiên,
trong khoảng hai năm qua,
tình trạng khách tham quan
thường xuyên cho khỉ ăn đã
vô tình “tập hư” cho loài vật
này. Thay vì kiếm ăn trong
rừng, hàng trăm con khỉ ở
núi Sơn Trà thường xuyên
mò xuống các tuyến đường
lớn tại bán đảo để chờ đợi
người dân, du khách cho ăn.
Trả lại tập tính tự
nhiên của loài khỉ
Trước thực trạng trên, Ban
quản lý bán đảo Sơn Trà và
các bãi biển du lịch Đà Nẵng
(BQL) đã thực hiện tuyên
truyền, dựng các biển cảnh
báo, chỉ đạo nhân viên thuộc
BQL tăng cường giám sát
nhằm ngăn chặn người dân
cho khỉ ăn.
Bốn nhân viên thuộc BQL
túc trực thường xuyên tại bán
đảo Sơn Trà. Anh Trần Văn
Công có nhiệm vụ “gác” khỉ
tại chốt gần khu vựcMiếuĐôi
ở đườngHoàng Sa.AnhCông
cho biết anh làm nhiệm vụ
theo hai ca trong ngày, trong
đó ca sáng làm từ 9 giờ đến
11 giờ 30; ca chiều từ 15 giờ
30 đến 6 giờ.
Cùng với chiếc loa nhỏ
phát những thông tin về việc
“người dân không nên cho khỉ
ăn tại bán đảo Sơn Trà”, anh
cùng đồng nghiệp được giao
nhiệmvụ nhắc nhở người dân
chấp hành các quy định đối
với động vật hoang dã tại bán
đảo. Tuy nhiên, công tác tuyên
truyền vẫn gặp khó khăn vì
nhiều người dân thể hiện thái
độ thờ ơ với các khuyến cáo,
vẫn đến gần loài khỉ.
“Khi thấy nhân viên tới
nhắc nhở, nhiều người lái xe
cho loài khỉ quay lại với tập
tính kiếm ăn tự nhiên.
Tình nguyện “gác”
khỉ không công
Sau tết Nguyên đán, người
dân đi trên bán đảo Sơn Trà
dễ bắt gặp hình ảnh những
thanh niênmặc áo có tôngmàu
trắng xanh với dòng chữ “Hãy
dừng tay hành động cho khỉ
ăn - Hãy tôn trọng đời sống
hoang dã của loài khỉ” in sau
lưng áo. Đây là những thanh
niên tình nguyện được BQL
tuyển chọn với mong muốn
phối hợp với nhân viên của
ban xử lý dứt điểm tình trạng
người dân cho khỉ ăn.
Vừa là một người hoạt
động tích cực, lại lớn tuổi
nhất trong nhóm tình nguyện
viên “gác” khỉ, anh Lê Khả
Thiên (sinh năm 1983, quận
Sơn Trà) cho biết công việc
“ăn cơm nhà vác tù và hàng
tổng” của anh rất được nhiều
người trong gia đình ủng hộ.
Anh Thiên chia sẻ động lực
để anh làm công việc tình
nguyện này là vì muốn giữ
gìn một môi trường hoang
dã cho các động vật tại bán
đảo Sơn Trà.
AnhThiên chohay: “Cứvào
khoảng17giờchiều, nhiềuphụ
huynh lại chở con nhỏ mang
theo nhiều kẹo bánh đến Sơn
Trà ngắm khỉ. Điều này rất
nguy hiểm vì nguy cơ khỉ tấn
côngngười để lấyđồăn rất cao.
Đối với những trường hợp này,
chúng tôi cố gắng yêu cầu họ
đứng cách xa bầy khỉ. Một số
trường hợp cự cãi nhưng tôi
vẫn kiên trì giải thích đến khi
nào họ hiểu thì thôi”.•
“Biệt đội” canhgáchàng trăm
con khỉ trên núi Sơn Trà
“Biệt đội”
thay phiên
nhau trông
chừng những
con khỉ tại
núi Sơn Trà
mò xuống
đường xin
đồ ăn của
người dân.
BQL đã tuyển được 10 tình
nguyện viên từ 19 đến 35 tuổi,
phần lớn là các bạn sinh viên
đang theo học tại các trường
đại học ở địa phương. Những
tìnhnguyện viênnày thực hiện
nhiệm vụ ứng trực, canh gác
bầy khỉ tại các chốt từ Miếu
Đôi đến các khu vực gần chùa
Linh Ứng.
Tiêu điểm
Hiệu quả từ các tình nguyện viên
được tập huấn kỹ càng
Theo ông Phan Minh Hải, Phó BQL bán đảo Sơn Trà và
các bãi biển du lịch Đà Nẵng, sau hơn một tháng có thêm
lực lượng tình nguyện viên phối hợp cùng nhân viên BQL
làm nhiệm vụ, tình trạng người dân cho khỉ ăn tại bán đảo
Sơn Trà đã giảm đi rất nhiều.
“Hầu hết các tình nguyện viên đã được tập huấn kỹ càng
nên công tác tuyên truyền đạt nhiều kết quả tích cực. Hy
vọng trong thời gian tới nhiều người sẽ ý thức được hệ quả
từ việc cho khỉ ăn, để giúp cho loài vật này quay trở lại với
nét hoang dã vốn có” - ông Hải nói.
Các nhân viên thuộc BQL bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịchĐàNẵng làmnhiệmvụ “gác” khỉ
tại khu vực gần chùa LinhỨng. Ảnh: BÙI TOÀN
Một số người dân hiếu kỳ sờ vào khỉ. Ảnh: BÙI TOÀN
bỏ chạy đến khu vực khác xa
hơn để có thể cho khỉ ăn. Cá
biệt hơn, nhiều người còn tỏ
thái độ cự cãi với chúng tôi”
- anh Công cho biết.
Bên cạnh việc thuyết phục
người dân không cho khỉ ăn,
các thành viên trong tổ giám
sát tại bán đảo Sơn Trà còn
phải thực hiện đuổi những chú
khỉ quay trở lại rừng. Gần sáu
năm làm việc tại BQL, anh
Nguyễn Hữu Đạt cho biết
đã chứng kiến nhiều chú khỉ
vì tràn xuống đường xin ăn
mà vô tình bị tai nạn, nhiều
trường hợp khỉ bị thương
nặng không qua khỏi.
AnhNguyễnHữu
Đạt cho biết đã
chứng kiến nhiều
chú khỉ vì tràn xuống
đường xin ănmà vô
tình bị tai nạn, nhiều
trường hợp khỉ bị
thương nặng không
qua khỏi.
“Phần lớn khỉ tập trung
đông ở phía sau chùa Linh
Ứng, chúng thường được
khách ở chùa cho ăn nên
có tính ỷ lại. Đến thời điểm
này, dù ảnh hưởng của dịch
COVID-19 khiến chùa vắng
khách nhưng số lượng khỉ
tràn xuống đường, các khu
vực miếu để lấy trộm thức ăn
càng nhiều hơn” - anhĐạt nói.
Anh Đạt cho biết khi thấy
khỉ đi trên đường lớn, anh
cùng đồng nghiệp dùng gậy
đập vào cây cối, bụi cây để
tạo tiếng động lớn, mục đích
để cho khỉ sợ, bỏ chạy vào
rừng kiếm ăn, góp phần giúp
Đời sống xã hội -
ThứHai 15-3-2021
Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca mắc
COVID-19 mới là chuyên gia nhập cảnh
Theo bản tin của Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19
tại Việt Nam, tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 14-3, Việt
Nam ghi nhận thêm một ca mắc mới, là ca nhập cảnh
được cách ly ngay.
Ca bệnh 2554 (BN2554): Nam, 46 tuổi, là chuyên gia,
quốc tịch Nhật Bản. Bệnh nhân từ Nhật Bản nhập cảnh
sân bay Tân Sơn Nhất ngày 10-3 và được cách ly ngay
sau khi nhập cảnh tại TP.HCM.
Kết quả xét nghiệm ngày 12-3 cho thấy dương tính với
SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại
BV dã chiến Củ Chi.
Tính đến 18 giờ ngày 14-3, Việt Nam có tổng cộng 1.594
ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số
lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-1 đến nay là 901 ca.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch
đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 39.613 người;
trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện có 503 người,
cách ly tập trung tại cơ sở khác là 16.056 người và cách ly
tại nhà, nơi lưu trú có 23.054 người.
Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo quốc
gia phòng chống dịch COVID-19, số người âm tính với
SARS-CoV-2 lần 1 là 48, lần 2 có 48 và lần 3 là 91 người.
Số ca điều trị khỏi là 2.086 và số ca tử vong là 35.
HT
Vĩnh Long: Cách ly 1 cô gái có biểu hiện
ho, sốt
Ngày 14-3, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết
ngành y tế tỉnh đang cách ly phòng chống dịch COVID-19
một trường hợp có biểu hiện ho, sốt và đau họng. Đó là một
cô gái 21 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long đến BV đa khoa Xuyên
Á (Vĩnh Long) khám với biểu hiện ho, sốt và đau họng.
Kết quả test nhanh của bệnh viện cho kết quả dương
tính với COVID-19. Tuy nhiên, sau đó Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Long tiến hành lấy mẫu xét
nghiệm lại cho kết quả âm tính.
Theo điều tra dịch tễ ban đầu cho thấy trước đó cô gái
này bay từ Cần Thơ ra Hà Nội và ngược lại. Sau đó, cô
gái có đi đến tỉnh Tiền Giang gặp nhiều người bạn, trong
đó có người nước ngoài. Đến khi về Vĩnh Long thì có
biểu hiện ho, sốt, đau họng nên đi khám.
Ngành y tế tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành lấy mẫu xét
nghiệm gửi Viện Pasteur TP.HCM. Hiện cô gái đang được
cách ly tại BV đa khoa Xuyên Á.
HẢI DƯƠNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook