8
Lý do metro số 2 dời thời
gian khởi công đến 2022
Thủ tục đấu thầu phải thực hiện lại, giải phóngmặt bằng tại một số địa
phương chưa hoàn thành… là lý do khiếnmetro số 2 phải dời thời gian
khởi công.
ĐÀOTRANG
T
heo kế hoạch ban đầu của
Ban quản lý đường sắt đô
thị TP.HCM (MAUR),
tuyến metro số 2 dự kiến
được khởi công vào cuối năm
2021. Tuy nhiên, do gặp phải
một số vướng mắc nên tiến độ
khởi công dự án phải dời sang
năm 2022.
Nhiều thủ tục chưa
hoàn thành
Theo MAUR, công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng
(GPMB) đã cơ bản hoàn thành
với99,67%quyếtđịnhbồithường
được ban hành. Trong đó, các
quận 1, 10, 12, Tân Bình, Tân
Phú đạt 100%. Tỉ lệ bàn giao
mặt bằng đã đạt 74,63%.
QuậnTânBình là địa phương
bị ảnh hưởng mặt bằng nhiều
nhất với 356 trường hợp bị giải
tỏa, chiếm sáu ga trên tuyến
metro số 2. Đến nay UBND
quận này đã chi trả cho 322/339
trường hợp với tổng kinh phí
trên 1.871 tỉ đồng.
MAURchobiết kếhoạch triển
khai các hạng mục công việc
chính do các nhà tài trợ yêu cầu
như sau: Công tác GPMB phải
hoàn thành vào đầu năm 2021;
công tác di dời hạ tầng kỹ thuật
phải triển khai từ tháng 8-2021;
tổ chức đấu thầu các gói thầu
chính trong năm 2021-2022
(trong trường hợp các hiệp định
vay được ký kết và có hiệu lực).
Đối với công tác tổ chức lựa
chọnnhà thầucácgói thầuchính,
MAUR đang thực hiện hoàn tất
các thủ tục để khẩn trương mời
thầu trong năm2021 và dự kiến
khởi công dự án giữa năm2022.
Lý giải nguyên nhân tuyến
metro số 2 dời thời gian khởi
công đến năm 2022, ông Lê
Văn Khoa, Giámđốc Ban quản
lý dự án 2 (thuộc MAUR), cho
biết: Năm 2021, tuyến metro
số 2 vẫn được khởi công hạng
mục di dời hạ tầng kỹ thuật theo
đúng tiến độ. Tuy nhiên, các
gói thầu chính hiện đang còn
chậm và phải làm thủ tục đấu
thầu lại. Nguyên nhân là do
phạm vi công việc, tổng mức
đầu tư được thay đổi nên các
gói thầu cần được điều chỉnh.
Bên cạnh đó, việc chi trả
bồi thường cho những hộ dân
ở quận 3 hiện cũng đang gặp
khó vì người dân chưa đồng
thuận về giá bồi thường. Hiện
UBND TP, MAUR và UBND
quận 3 đang nỗ lực để tháo gỡ
khó khăn này.
Gặp khó bởi hợp đồng
tư vấn IC
MAUR cho biết ngoài thủ tục
đấu thầu, công tác GPMB thì
dự án cũng gặp khó về thương
thảo phụ lục hợp đồng tư vấn
thực hiện dự án (gọi tắt là Tư
vấn IC - Đức).
Cụ thể, qua quá trình đàm
phán từ năm 2019 đến nay
đã đạt được một số kết quả
nhất định về phạm vi công
việc của phụ lục hợp đồng số
13. Tuy nhiên, do nhiều yếu
tố cả về chủ quan và khách
quan nên hiện Tư vấn IC đã
tạm ngừng tham gia dự án.
Thời gian qua MAUR đã tổ
chức các buổi họp trực tuyến
để thương thảo với Tư vấn IC
và hai bên cũng có công văn
trao đổi về vấn đề này.
Đến nay công tác thương thảo
đã được thống nhất nhưng Tư
vấn IC yêu cầu phải thanh toán
các dịch vụ tư vấn mà đơn vị
đã thực hiện thuộc hợp đồng
gốc và phụ lục hợp đồng đã
ký trước khi quay lại thương
thảo phụ lục hợp đồng số 13.
Qua rà soát theo điều kiện
hợp đồng trọn gói và các phụ
lục hợp đồng đã ký cũng như
quy định tại Việt Nam về quản
lý hợp đồng, các nhiệm vụ này
chưa hoàn thành, vì vậy không
thể thực hiện thanh toán. Theo
đó, MAUR sẽ tiếp tục mời đơn
vị tư vấn thương thảo. Trường
hợp thương thảo không thành
hoặc đơn vị tư vấn từ chối
thương thảo, MAUR sẽ có
buổi làm việc chính thức với
các nhà tài trợ và sẽ có báo cáo
chính thức.
Liên quan đến việc chậm trễ
ký kết hợp đồng với Tư vấn IC,
mới đây UBNDTPđã phê bình
nghiêm khắc tập thể lãnh đạo
MAURgiai đoạn 2018-2019 đã
để xảy ra chậm trễ ký kết, thực
hiện hợp đồng với đơn vị Tư
vấn IC. Theo UBND TP, việc
chậm trễ này làm ảnh hưởng
đến tiến độ, chất lượng dự án
và uy tín của TP với các nhà
tài trợ và đối tác ngoại giao.•
Dự ánmetro
số 2 sẽ hoàn
thành giải
phóngmặt
bằng trong
quý I-2021.
Ảnh: ĐT
Kiến nghị gỡ khó cho dự án
Nguồn vốn thực hiện dự án metro số 2 gồm vốn vay ODA
từ ba nhà tài trợ là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân
hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và
vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Dự án hiện đang cònmột số vướngmắc khác như chờ thẩm
định lại điều kiện vay vốn, khoản vay của Ngân hàng Tái thiết
Đức (KfW). Khoản vay này đã hết hạn vàongày 31-12-2020. Hiện
vẫn chưa được gia hạn thời gian giải ngân và điều chỉnh lịch trả
nợ của hai hiệp định vay đã ký với ngân hàng này.
Liên quan đến vấn đề tài chính dự án, MAUR đã kiến nghị
UBND TP gỡ khó. Cụ thể, MAUR cho biết theo phương án tài
chính hiện tại, khoản vay ADB và khoản vay của EIB đều đã hết
hạn. Việc này dẫn đến phải thu xếp bổ sung khoản tài chính
khoảng 137,44 triệu USD. Theo dự kiến, ADB sẽ thực hiện xúc
tiến khoản vaymới, dự kiến có hiệu lực từ năm2022 và EIB cũng
đã thể hiện thiện chí cung cấp khoản vay 137,44 triệu USD.
Trong bối cảnh hiện nay, các bên làm việc chủ yếu qua hình
thức họp trực tuyến và văn bản. Điều này có thể dẫn đến chậm
trễ trong việc xúc tiến phương án tài chính nếu tài liệu, hồ sơ
khôngđược chuẩnbị kỹ với địnhhướng chỉ đạo rõ ràng, kịp thời.
Theo đó, MAUR kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Tài chính, Sở
KH&ĐT quan tâm hỗ trợ, phối hợp với MAUR trong quá trình
chuẩn bị và ưu tiên rà soát hồ sơ, thammưu UBNDTP xem xét,
quyết định các vấn đề liên quan đến dự án.
Tốc độ sụt lún
chóngmặt ởĐBSCL
Ngày 22-3, tại TP Cần Thơ diễn ra hội thảo Quản
trị sụt lún và quản lý nước ngầm tại khu vực ĐBSCL.
Hai nguyên nhân chính gây sụt lún
Theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia (Hà
Lan, ĐH Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL): Tốc độ sụt
lún ở ĐBSCL lên đến 5,7 cm/năm (năm 2019), cao
hơn mực nước biển dâng tuyệt đối (35 mm/năm).
Điều này cho thấy tốc độ mực nước biển dâng tương
đối, chủ yếu là do sụt lún đất. Nếu tình trạng này
tiếp tục xảy ra, phần lớn diện tích của đồng bằng có
thể sẽ nằm dưới mực nước biển trung bình vào cuối
thế kỷ 21.
Các chuyên gia đưa đến kết luận: Có hai tác nhân
chính gây ra sụt lún ở ĐBSCL là quá trình nén tự
nhiên và khai thác nước ngầm. Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng nước ngầm nhiễm mặn cũng là một vấn đề
ngày càng gia tăng ở sông Mekong và là nguyên nhân
chính làm giảm nguồn nước ngọt dưới bề mặt. Cứ
mỗi m
3
nước ngọt được khai thác từ các tầng chứa
nước thì có 13 m
3
nước ngọt dự trữ bị mất đi do xâm
nhập mặn tự nhiên và bị hòa lẫn nước lợ ngầm.
ThS Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu
ĐBSCL, cho rằng cần giảm sử dụng nước ngầm,
vì càng khai thác nước ngầm thì ĐBSCL càng sụt
lún. Để giảm sử dụng nước ngầm, chúng ta có thể
sử dụng nước sông. Tuy nhiên, để nước đủ sạch cho
sinh hoạt thì phải cải cách về nông nghiệp, hạn chế
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm xả thải ra
sông ngòi.
“Khi người dân đồng bằng sử dụng được nước
sông như trước đây thì chỉ vài chục năm bà con sẽ
giảm sử dụng nước ngầm, hạn chế tình trạng bị sụt
lún đất” - ông Thiện nói.
Sụt lún ở Cần Thơ diễn ra rõ rệt
Riêng tại Cần Thơ, sụt lún đang xảy ra rõ rệt. Sụt
lún đất đang xảy ra tại TP này thể hiện qua các tác
động đến cơ sở hạ tầng của TP ở mức độ mà người
dân có thể nhận thấy. Cụ thể, tốc độ sụt lún do Bộ
TN&MT đo lường tăng lên 4,37 cm/năm từ năm 2005
đến 2017. Khảo sát của InSAR từ năm 2015 đến 2019
cho thấy TP Cần Thơ là điểm nóng về sụt lún với tốc
độ vượt quá 5 cm/năm ở hầu hết các khu vực.
Những vấn đề này đặt ra thách thức: Một số vùng
của Cần Thơ có thể mất toàn bộ độ cao so với mực
nước biển vào năm 2100 nếu không giảm thiểu việc
khai thác nước ngầm.
Các chuyên gia đưa ra hai kịch bản cho bài toán
sụt lún tại Cần Thơ. Thứ nhất, phần lớn TP Cần Thơ
có thể mất toàn bộ độ cao so với mực nước biển vào
năm 2100 nếu các hoạt động khai thác nước ngầm
tiếp tục theo kịch bản kinh doanh như bình thường.
Thứ hai là giảm hoạt động khai thác nước ngầm.
Sự khác biệt giữa hai kịch bản là rất lớn và biện
pháp giảm khai thác nước ngầm để giảm lún giúp
duy trì độ cao trong tương lai. Tuy giảm khai thác
50% vẫn sẽ bị lún nhưng lượng sụt lún thấp hơn
đáng kể.
Theo các chuyên gia, hậu quả của việc mất độ cao
ở địa bàn TP Cần Thơ là khác nhau, vì đây không
phải là một tỉnh ven biển nhưng lại phải đối mặt với
vấn đề ngập lụt. Nếu việc khai thác nước ngầm tiếp
tục không suy giảm, phần lớn TP Cần Thơ sẽ nằm
dưới mực nước biển vào năm 2080.
HẢI DƯƠNG
Sụt lún tại Cần Thơ đang diễn ra rõ rệt thể hiện qua việc
ngập lụt gia tăng. Ảnh: HD
Đô thị -
ThứBa23-3-2021
MAURđang thực hiện
hoàn tất các thủ tục để
khẩn trươngmời thầu
trong năm2021 và dự
kiến khởi công dự án
giữa năm2022.