6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư24-3-2021
Tiêu điểm
HẢI DƯƠNG-NAMGIAO
C
ụcThi hành án dân sự (THADS)
TP Cần Thơ đang thi hành
một vụ án khá lạ vì nội dung
sửa đổi, bổ sung bản án làm thay
đổi phần nào bản chất so với nội
dung bản án phúc thẩm có hiệu
lực pháp luật.
Tuyên án xong, tòa bổ
sung hai chữ “liên đới”
Năm2015, TANDquậnCái Răng,
TP Cần Thơ thụ lý vụ tranh chấp di
sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà
Nguyễn Thị Vinh, bà Nguyễn Thị
Bê và bị đơn là vợ chồng bà Nguyễn
Ngọc Điệp, Lê Văn Chương. Tòa
xác định có 16 cá nhân, tổ chức là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, trong đó có ông Lê Phước
Đạt (con trai bà Điệp, ông Chương).
Bản án sơ thẩm của TAND quận
Cái Răng đã tuyên buộc ôngChương,
bà Điệp, ông Đạt (do ông Đạt được
chia đất thừa kế từ cha mẹ) chịu
trách nhiệm chia giá trị di sản thừa
kế cho bà Vinh và bà Bê mỗi người
trên 1,3 tỉ đồng. Các trường hợp có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác,
tòa tuyên cho ổn định trên đất đã
có quyền sử dụng.
Nguyên đơn, bị đơn đều có kháng
cáo. Phía nguyên đơn yêu cầu bà
Điệp, ông Chương và ông Đạt chịu
trách nhiệm liên đới nhưng sau đó
rút lại yêu cầu này nên tòa phúc
thẩm không xem xét. Bản án phúc
thẩm (số 72/2016/DSPT) củaTAND
TPCần Thơ đã tuyên sửa một phần
bản án sơ thẩm, trong đó có việc
cho ông Đạt ổn định quyền sử dụng
trên phần đất đang sử dụng. Đồng
thời tòa vẫn tuyên buộc như án sơ
thẩm là ông Chương, bà Điệp và
ông Đạt chịu trách nhiệm chia giá
trị di sản cho bà Vinh, bà Bê mỗi
người trên 1,3 tỉ đồng.
Sau đó, ngày 2-11-2016, Cơ quan
THADS TP Cần Thơ có công văn
đề nghị tòa giải thích bản án. Ngày
7-11-2016, thẩm phán chủ tọa phiên
tòa phúc thẩm thay mặt HĐXX
phúc thẩm ban hành quyết định (số
40/QĐPT) sửa đổi, bổ sung Bản
án phúc thẩm số 72/2016/DSPT.
Quyết định số 40/QĐPT sửa cả nội
Ông Lê
Phước Đạt
trênphầnđất
bị kê biên để
thi hành án.
Ảnh: D.GIAO
Khác nhau giữa liên đới và không liên đới
Việc sửa chữa, bổ sung bản án như trong vụ này là không đúng với quy
định tại Điều 268 BLTTDS.
Tuy nhiên, việc sửa từ “chịu trách nhiệm” thành “chịu trách nhiệm liên
đới” trong trường hợp này có mục đích để việc THA được thuận lợi hơn
và bảo đảm quyền lợi của bà Vinh, bà Bê.
Bởi nếu tuyên“chịu trách nhiệm”một cách chung chung thì có thể hiểu
cơ quanTHA phải làmviệc với cả ba người là bà Điệp, ông Chương và ông
Đạt để yêu cầu họ cùng thực hiện nghĩa vụ với bà Vinh, bà Bê.
Còn nếu tuyên“chịu trách nhiệm liên đới”thì được hiểu cơ quanTHA chỉ
cần yêu cầumột trong ba người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Ai có tiền, tài
sản để thi hành thì “nắm” người đó. Người trả toàn bộ có quyền yêu cầu
những người có nghĩa vụ còn lại hoàn trả phần mà người đó đã trả thay.
Việc cơ quan THA có văn bản đề nghị tòa giải thích là phù hợp với quy
định tại Điều 179 Luật THADS, tránh việc THA kéo dài.
TS
NGUYỄNVĂN TIẾN
,
Phó Trưởng khoa Luật dân sự -
Trường ĐH Luật TP.HCM
HOA THI
ghi
Tôi muốn THA đối với bản án có
hiệu lực pháp luật ngay nhưng cơ
quanTHADS lại cứ buộc tôi phải chịu
trách nhiệm liên đới theo Quyết định
số 40 trong khi Quyết định giám đốc
thẩm số 43 và Bản án phúc thẩm 72
không nêu tôi phải chịu trách nhiệm
liênđới. Hiện cơquanTHADS buộc tôi
phải chịu trách nhiệm liên đới và sẽ
cưỡngchế tài sản, vậy cóđúngkhông?
Ông
LÊ PHƯỚC ĐẠT
,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
“Quyết định số 40/QĐPT
đã “bổ sung” làm thay
đổi nội dung quyết định
của Bản án số 72/2016/
DSPT theo hướng bất lợi
cho bị đơn và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan.” TAND TP
Cần Thơ
Rối vì sau
tuyên án,
tòabổ sung2
chữ “liênđới”
Quyết định giámđốc thẩmghi rõ giữ
nguyên bản án phúc thẩm, trong khi bản
án còn kèm theomột quyết định sửa đổi,
bổ sung với nội dung khác với án phúc
thẩm.Thi hành án phải làm sao?
dung bản án có hiệu lực pháp luật
từ chịu trách nhiệm chia giá trị di
sản thành chịu trách nhiệm liên đới
chia giá trị di sản.
“Việc HĐXX bổ sung là
sai pháp luật”
Ngoài việc gửi đơn yêu cầu giám
đốc thẩm, ông Lê Phước Đạt (người
liên quan) có khiếu nại Quyết định
số 40/QĐPT.
Ngày14-12-2016, chánhánTAND
TP Cần Thơ có văn bản gửi TAND
Cấp cao tại TP.HCM kiến nghị
kháng nghị giám đốc thẩm đối với
Quyết định số 40/QĐPT do đã vi
phạm Điều 268 BLTTDS.
Văn bản nêu: “Xét việc HĐXX
phúc thẩmthực hiện sửa, bổ sung bản
án với nội dung nêu trên là không
đúng theo quy định của pháp luật.
Bởi lẽ khoản 1 Điều 268 BLTTDS
2015 quy định sau khi tuyên án
xong thì không được sửa chữa, bổ
sung bản án, trừ trường hợp phát
hiện lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu
do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
Trong khi đó, Quyết định số 40/
QĐPT đã “bổ sung” làm thay đổi
nội dung quyết định của Bản án số
72/2016/DSPT theo hướng bất lợi
cho bị đơn và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là ông Lê Phước
Đạt. Như vậy, việc HĐXX phúc
thẩm ban hành quyết định sửa chữa
bổ sung bản án phúc thẩm là có sai
lầm trong việc áp dụng pháp luật
dẫn đến việc ra quyết định không
đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự”.
Ngoài ra, kiến nghị kháng nghị
còn chỉ ra việc nguyên đơn rút
kháng cáo nhưng HĐXX phúc thẩm
vẫn xem xét trách nhiệm liên đới
của ông Chương, bà Điệp và ông
Đạt là vượt quá thẩm quyền xét xử
phúc thẩm.
Giám đốc thẩm không
đề cập phần bổ sung
Ngày 14-3-2017, TAND Cấp cao
tại TP.HCM có thông báo cho rằng
không có căn cứ để kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm đối với
Quyết định số 40/QĐPT của TAND
TP Cần Thơ.
Tuy nhiên, trong một diễn biến
liên quan, từ đơn đề nghị giám đốc
thẩm của bà Điệp và ông Đạt, ngày
6-11-2018, VKSND Cấp cao tại
TP.HCM lại có quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm đối với Bản
án phúc thẩm số 72. Đến ngày 4-3-
2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM
có quyết định giám đốc thẩm bác
kháng nghị của VKS, tuyên giữ
nguyên Bản án phúc thẩm số 72
của TAND TP Cần Thơ.
Điều oái oăm là quyết định giám
đốc thẩm không đề cập đến Quyết
định số 40/QĐPT về việc sửa chữa,
bổ sung bản án của tòa phúc thẩm.
Sau đó, ngày 11-6-2019, Cục
THADS TP Cần Thơ ra quyết định
tiếp tục THA và thông báo THA
đến các đương sự. Đến thời điểm
này, cơ quan THA đã thực hiện các
bước kiểm kê, đo đạc… tài sản của
người bị THA.
Khi ra quyết định THA, Cục
THADS TP Cần Thơ căn cứ vào
quyết định giámđốc thẩmvà Bản án
phúc thẩm số 72 và cả Quyết định số
40, tức vẫn buộc ba đương sự “chịu
trách nhiệm liên đới” chia giá trị di
sản thừa kế cho hai nguyên đơn.
Giải thích của tòa và
chấp hành viên
Chánh án TAND TP Cần Thơ
Thái Quang Hải cho biết: “TAND
TPCần Thơ đã làm hết trách nhiệm
của mình. Điều này thể hiện ở việc
trước đó, khi phát hiện dấu hiệu vi
phạm trong việc ban hành Quyết
định 40, chánh án TAND TP lúc
bấy giờ đã có văn bản kiến nghị
TAND Cấp cao tại TP.HCM kháng
nghị giám đốc thẩm đối với Quyết
định 40 này. Vụ tranh chấp đã được
TAND Cấp cao ra quyết định giám
đốc thẩm và đã có hiệu lực. Theo
tôi, trong quá trình THA theo quyết
định giám đốc thẩm, nếu có gặp vấn
đề gì thì cơ quan THA phải có văn
bản hỏi, đề nghị TAND Cấp cao
giải thích cho rõ”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Đỗ Tuấn Hùng, chấp hành viên
(CụcTHADSTPCầnThơ), cho biết:
“Quyết định giám đốc thẩm tuyên
bác kháng nghị và giữ nguyên bản
án phúc thẩm, không đề cập đến
Quyết định 40 cũng gây khó khăn
cho cơ quan THA. Vì bản án phúc
thẩm là buộc các đương sự chia
giá trị tài sản…, còn Quyết định
40 sửa chữa thành liên đới. Do đó,
ngày 30-10-2020, cơ quan THAđã
có buổi họp liên ngành với đại diện
TAND TP là ông Phạm LâmĐồng,
Phó Chánh án TANDTP, lấy ý kiến
trong trường hợp này cơ quan THA
tiến hànhTHAtheo quyết định giám
đốc thẩm giữ nguyên bản án phúc
thẩm là có bao gồm Quyết định 40
hay không, tức là buộc đương sự
“chia” hay là “liên đới chia”.
Tại buổi họp, phó chánh ánTAND
TPCần Thơ có giải thích cho ý kiến
Quyết định 40 sửa đổi, bổ sung bản
án là bộ phận không thể tách rời
của bản án. Từ cơ sở này, chúng
tôi đã tiến hành THA bản án phúc
thẩm kèm theo quyết định sửa đổi,
bổ sung là “liên đới chia”.
PV hỏi ý kiến tại cuộc họp liên
ngành có giá trị như “giải thích
bản án” giám đốc thẩm hay không
và cơ quan THA đã có văn bản đề
nghị TAND Cấp cao giải thích hay
chưa. Ông Hùng thừa nhận đến thời
điểmnày, cơ quan THATPCần Thơ
chưa có bất kỳ văn bản nào đề nghị
TAND Cấp cao giải thích.•