9
QUANGHUY
T
ừ năm 2014 đến nay, các
chủ đầu tư dự án khu nhà ở,
khu dân cư, khu đô thị mới
trên địa bàn TP.HCM không
được quyền đầu tư các phần
đất giáo dục, y tế, thể dục thể
thao, công viên phục vụ vui
chơi giải trí (có mục đích kinh
doanh) trong dự án.
Trong khi đó, chủ đầu tư là
người bỏ vốn thực hiện giải
phóng mặt bằng (GPMB) để
có quỹ đất và cũng là người
bỏ vốn xây dựng toàn bộ kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội của dự án.
Muốn xây vẫn phải
đợi đấu thầu
Với hạnchếnhư trên, chủđầu
tư“mang tiếngoan” không thực
hiện được đầy đủ trách nhiệm
xây dựng các cơ sở dịch vụ,
tiện ích trong dự án đã được cơ
quan có thẩmquyền phê duyệt.
Như câu chuyện về công
viên chuyên đề rộng 6,4 ha
tại khu đô thị Vạn Phúc (Vạn
Phúc City) được phê duyệt
quy hoạch đầy đủ cách đây hai
năm nhưng đến khi triển khai
thì thủ tục bị hướng dẫn vòng
vòng không hồi kết.
Bà Trịnh Thị Kim Xuyến,
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn
Bất động sản Vạn Phúc (Van
Phuc Group), cho biết: Dự án
Vạn Phúc City (gần 200 ha),
tập đoàn phải mất gần 20 năm
chuẩn bị và hoàn tất các thủ tục
pháp lý liên quan theo quy định.
Không chỉ dự án, mà riêng
hạngmục công viên nước phục
Vướng mắc “số phận” trường học,
công viên trong khu đô thị
Dù bỏ số tiền lớn để bồi thường giải tỏa cho phần đất trường học, công viên trong khu đô thị nhưng nhiều
chủ đầu tư dự án vẫn phải chờ thủ tục…đấu thầu.
Quốc lộ 19 bị hư hỏng và chưa xác định được nguyên nhân.
Ảnh: TẤN LỘC
Trong những ngày qua, quốc lộ 19 mới đoạn từ cảng Quy
Nhơn đến giao nhau với quốc lộ 1 (Bình Định) bị đào bới,
bóc dỡ nhiều đoạn để sửa chữa.
Đoạn đường trên vừa khánh thành, đưa vào sử dụng gần
một năm nay. Đây là dự án giao thông có quy mô lớn nhất từ
trước đến nay của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn
4.410 tỉ đồng.
Theo ghi nhận của PV, trên quốc lộ 19 mới có nhiều điểm
hằn lún, bong tróc, mặt đường nhiều đoạn bị đào bóc nham
nhở. Một số đoạn đường có nhiều gợn sóng, rạn nứt. Có
nhiều đoạn mặt đường bị đào cắt sâu 30-40 cm, rộng hàng
chục mét vuông để thảm nhựa lại. Dọc theo đường còn nhiều
ô dài vừa đào cắt để chờ vá lại…
Theo nhiều người dân địa phương, chỉ vài tháng sau
khi đưa vào sử dụng, quốc lộ 19 mới đoạn qua huyện Tuy
Phước đã xuất hiện tình trạng hư hỏng. Thời gian qua, các
nhà thầu liên tục huy động nhân lực, phương tiện để khắc
phục.
Làm việc với báo chí ngày 23-3, ông Lưu Nhất Phong, Phó
Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định - chủ
đầu tư dự án quốc lộ 19 mới, thừa nhận mặt đường nhiều vị
trí xuất hiện ổ gà, rạn nứt, nhiều lỗ nhỏ, mặt bê tông có đoạn
bị bóc ra mất tính kết dính với đá nên bong tróc… Tổng
chiều dài các đoạn đường bị hỏng khoảng 1,5 km.
Theo ông Phong, hiện vẫn chưa xác định nguyên nhân hư
hỏng. Qua nhận định ban đầu, có thể do chất lượng đá, vật
liệu thi công có một số yếu tố không đảm bảo tính cơ lý, khi
mưa xuống bị acid ăn mòn, gây hư hỏng.
“Trước mắt, chúng tôi yêu cầu các nhà thầu phải khắc phục
triệt để các hư hỏng. Sau khi khắc phục xong, được các đơn
vị giám sát, thẩm định chấp thuận thì mới trình Bộ GTVT
thẩm định để bàn giao, chính thức đưa vào khai thác, sử
dụng… Khi đưa vào khai thác, nhà thầu tiếp tục chịu trách
nhiệm bảo hành công trình” - ông Phong nói.
Trao đổi với PV, ông Lê Từ, Giám đốc Ban quản lý dự
án giao thông tỉnh Bình Định, cho hay quốc lộ 19 mới chưa
nghiệm thu, chưa chính thức đưa vào khai thác. “Vừa rồi
chúng tôi phát hiện hư hỏng rồi yêu cầu các nhà thầu sửa
chữa triệt để để bàn giao cho Bộ GTVT quản lý vì đây là
quốc lộ” - ông Từ nói.
Khi PV đề cập nguyên nhân hư hỏng, trách nhiệm các
đơn vị liên quan, giám đốc Ban quản lý dự án giao thông
tỉnh Bình Định hẹn sẽ thông tin đầy đủ trong cuộc làm việc
với PV vào hôm nay (24-3).
TẤN LỘC
HoREA kiến nghị
cần thiết bổ sung quy
định chi tiết, hướng
dẫn thực hiện thẩm
định, chấp thuận chủ
trương đầu tư đối với
dự án xây dựng nhà
ở, khu đô thị.
Hàng chục dự án bất động sản bị “tắc”
Qua rà soát 61 dự án nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT
TP.HCM để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Sở Xây dựng là
cơ quan tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, có hai dự án bị trùng,
ba trường hợp không phải là hồ sơ đề nghị quyết định chủ
trương đầu tư và một trường hợp đã chuyển tổ công tác đầu
tư xử lý. Như vậy chỉ còn 56 hồ sơ.
Trong số này có 17 dự án đã trình báo cáo thẩmđịnh đề nghị
UBND TP ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, 18 dự
án chưa nhận được ý kiến của các sở ngành, 20 dự án đã yêu
cầu nhà đầu tư bổ sung hồ sơ nhưng chưa nhận được hồ sơ
bổ sung và một dự án nhà đầu tư đã rút hồ sơ.
Khu công viên chuyên đề trong khu đô thị Vạn Phúc City
(khoanh đỏ)
, chủ đầu tưmuốn xây dựng
phải chờ đấu thầu. Ảnh: QH
vụ dân cư, tập đoàn đã bỏ ra
hàng trăm tỉ đồng bồi thường
GPMB. Hạngmục này đã được
UBNDTP phê duyệt đồ án quy
hoạch chi tiết 1/500 tại Quyết
định số 4353/2017.
BàXuyếnchobiếtđốitácnước
ngoài là Tập đoàn Daemyung
đồng ý rót 300 triệu USD xây
dựng công viên nước lớn nhất
Đông Nam Á này. Đội ngũ
kỹ sư đã qua Việt Nam chuẩn
bị triển khai với thời gian 18
tháng là đi vào vận hành khai
thác giai đoạn 1. Trang thiết bị,
máy móc cũng đã đặt từ châu
Âu thế nhưng tất cả đều phải
dừng lại chờ… đấu thầu.
“Thiệt hại cho doanh nghiệp
và đối tác là rất lớn. Đáng nói
đất do chủ đầu tư bồi thường
được dùng vào mục đích quy
hoạch công viên phục vụ cộng
đồng. Các hạng mục tiện ích
trong các dự án do chủ đầu
tư tư nhân phát triển thì đáng
lẽ chủ đầu tư sẽ được ưu tiên
triển khai. Thế nhưng đến nay
chủ đầu tư vẫn phải chờ” - bà
Xuyến chia sẻ.
Cần ưu tiên
chủ đầu tư
Vướngmắc này của chủ đầu
tư Van Phuc Group cũng như
các chủ đầu tư khác tưởng như
được gỡ nút thắt khi văn phòng
UBNDTPcóVănbản855/2020
thông báo kết luận và chỉ đạo
của Phó Chủ tịch UBND Võ
VănHoan về trách nhiệmquản
lý công trình công cộng tại các
dự án xây dựng nhà ở chung
cư trên địa bàn TP.
Theo văn bản này, nhóm đất
xây dựng công trình công cộng
(công viên cây xanh, bệnh viện,
trường học, thể dục thể thao),
Nhà nước lập thủ tục quản lý,
sau đó mới quyết định chủ
trương đầu tư. Trong đó có giải
pháp cho thuê, khuyến khích
cho chủ đầu tư dự án tham gia
đầu tư và khai thác hoặc đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp cho biết khi mang văn
bản này tới làmviệc với các sở,
ngành thì cũng chưa giải quyết
được vì từ ngữ chung chung là
“khuyến khích”.
“Doanh nghiệp đề xuất
Chính phủ, UBND TP.HCM
xem xét, cho phép các chủ đầu
tư thực hiện đầu tư xây dựng
các công trình công viên, y tế,
giáo dục trong phạm vi dự án
nếu có nhu cầu” - bà Trịnh Thị
Kim Xuyến, Phó Tổng giám
Van Phuc Group, kiến nghị.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch Hiệp hội Bất động sản
TP.HCM (HoREA), cho rằng
điểm bất cập là quỹ đất dự án,
trong đó có công viên do chủ
đầu tư tự bỏ vốn tạo lập thì
tại sao không được tự đầu tư
kinh doanh. Thứ hai, quỹ đất
này cũng không phải là đất
công thì tại sao lại được Nhà
nước tổ chức đấu thầu. Lẽ ra
TP phải ưu tiên cho chủ đầu
tư dự án thực hiện các công
trình này.
Do vậy, HoREA kiến nghị
cần thiết bổ sung quy định chi
tiết, hướng dẫn thực hiện thẩm
định; kiến nghị chấp thuận chủ
trương đầu tư đối với dự án
xây dựng nhà ở, khu đô thị.
Hiệp hội cũng kiến nghị bổ
sung dự án sản xuất, kinh doanh
mới có tính chất thử nghiệm
trong không gian và thời gian
có giới hạn vào khoản đầu tư
khởi nghiệp sáng tạo trong
danh mục ngành nghề ưu đãi
đầu tư. Mục đích để khuyến
khích hoạt động đầu tư sáng
tạo có tính mới.
Ông Trần Khánh Quang,
Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Đầu tư bất động sản Việt
An Hòa, nhận định các dự án
công trình công cộng này được
phê duyệt quy hoạch chi tiết rồi
thì TP nên ưu tiên chủ đầu tư
trong khu đô thị đó thực hiện.
Chẳng hạn, khu đô thị được
chủ đầu tư phát triển ở phân
khúc cao cấp nên công viên
nước chuyên đề cũng được
đầu tư quy mô ngang tầm với
hàng trăm triệu USD.
“Việc chủ đầu tư đầu tư xây
dựng các công trình công cộng
cần được ưu tiên không qua đấu
thầu. Vì chờ đấu thầu sẽ mất
thêm nhiều thời gian thủ tục.
Công trình công viên, trường
học, bệnh viện chậm triển khai
thì người dân chịu thiệt trước
tiên” - ông Quang nói.•
Đường4.400 tỉ vừakhánh thành1nămđãbị hỏng