066-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 29-3-2021
Lãi hơn 500 tỉ
đồng từ găng tay
y tế xuất ngoại
PHƯƠNGMINH
T
rong tình hình dịch
COVID-19diễnbiếnphức
tạp, đã có nhiều doanh
nghiệp Việt Nam nhận đơn
hàng sản xuất xuất khẩu cho
đến hết năm 2022, thậm chí
phải từ chối đơn hàng vượt
quá công suất.
Đơn hàng dồn dập
Đến thời điểm này, Công
ty VRG Khải Hoàn đã trong
tình trạng đầy công suất và
thường xuyên phải từ chối
đơn hàng. Nếu từ năm 2019
trở về trước, đơn đặt hàng của
công ty chỉ đủ chạy 70%-80%
công suất nhà máy. Nhưng
bước vào năm 2020, khi dịch
COVID-19 bắt đầu bùng phát
tại Trung Quốc, các đối tác
nước ngoài truyền thống của
Khải Hoàn đã nhanh chóng
đặt đơn hàng găng tay y tế
lớn để dự trữ, cùng với đó
các khách hàng mới cũng
liên tục đặt hàng.
ÔngDươngDuy Phú, Tổng
giám đốc Công ty VRGKhải
Hoàn, cho biết ngay đầu năm
2021, công tyđã chốt đơnhàng
sảnxuất chođếnhết năm2022.
Hầu hết hàng chủ yếu xuất đi
sang các nước Mỹ, châu Âu,
Nhật và phần còn lại phục vụ
cho thị trường nội địa.
“Là công ty sản xuất trong
lĩnh vực y tế, nhờ dịch bệnh
đã đẩy mạnh về sản lượng và
giá nên năm 2020 chúng tôi
có mức lãi đột biến hơn 500
tỉ đồng, con số chưa từng có
trước đây, vì lãi bình quân
hằng năm chỉ đâu đó khoảng
5-10 tỉ đồng” - ông Phú vui
mừng chia sẻ.
Và Khải Hoàn cũng nhìn
thấy triển vọng thị trường
trong các năm tiếp theo nên
quyết định xây thêm nhà máy
nâng công suất từ 2,5 tỉ chiếc
găng tay lên 5 tỉ chiếc găng
tay. Việc quyết tâm đầu tư,
theo ông Phú, không phải
trông chờ dịch bệnh tiếp tục
kéo dài, mà vì dịch bệnh khiến
cho nhiều người có thói quen
đeo găng tay bảo vệ bản thân
và người trong gia đình, cũng
như các nước đã khởi động
nguồn dự trữ quốc gia về sản
phẩm y tế.
Sản phẩm đồ gỗ cũng nhận
được nhiều tin vui, bà Lê
Thị Xuyến, Tổng giám đốc
Công ty Chế biến gỗ Thuận
An, bày tỏ sự ngạc nhiên về
đơn hàng dồn dập đổ về ngay
trong những tháng đầu năm
2021. Vì cũng thời điểm này
năm ngoái, công ty bị khách
hàng hủy, giãn đơn hàng
và thậm chí mất 1,5 tháng
không có việc làm vì dịch
bệnh hoành hành.
“Hiện nay đơn hàng về
nhiều vượt gần 30%công suất
của nhà máy. Theo chúng tôi
tìm hiểu, do tình hình dịch
COVID-19, ở nước ngoài mọi
người làm việc ở nhà nên họ
có nhu cầu trang bị giường
tủ mới để tạo không gian
đẹp hơn, mà họ ở nhà cũng
lùng mua online nhiều nên tự
dưng nhu cầu bán hàng tăng
lên” - bà Xuyến nói.
TheobàXuyến, hàng của gỗ
Thuận An chủ yếu đi những
thị trường cao cấp như Mỹ
chiếmđến 40% sản lượng sản
xuất, xuất sangAnh là 15%và
phần còn lại là các thị trường
khác. Một mặt nhờ sự thuận
Dùcókếtquảkinhdoanhtíchcực,thịtrường
khởi sắc nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu
vẫn còn nhiều nỗi lo. Ông Dương Duy Phú,
Tổng giám đốc Công ty VRG Khải Hoàn, cho
biết hiện các nguyên vật liệu đầu vào phải
nhập từ nước ngoài, giá tăng rất mạnh 20%-
40% tùy chủng loại. Nguyên nhân là do vấn
đề thiếu container cũng như nguồn hàng
trong nước không thể đáp ứng.
Cũng gặp tình trạng tương tự, bà Lê Thị
Xuyến, Tổng giám đốc Công ty Chế biến gỗ
Thuận An, cho hay tình trạng thiếu container
khiến công ty hàng hóa sản xuất xong nhưng
không thể giao cho khách hàng, mà có thời
điểm ứ đọng hàng tương đương với 38
container. Và công ty buộc phải thuê thêm
nhà kho để giải phóng mặt bằng sản xuất,
còn nếu để hàng kẹt cứng thì không tăng
năng suất được, thiệt hại nhiều hơn.
Báo cáo chỉ số PMI ngành sản xuất Việt
Nam của IHS Markit cho thấy trong tháng 2,
số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng và
con số này dự báo tăng sáu tháng liên tiếp.
Nguyên nhân nhu cầu thị trường quốc tế cải
thiện dẫn đến sản lượng tăng trở lại.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu ra những khó
khăn trong việc mua hàng từ nước ngoài do
thiếu container chuyển hàng và do nhu cầu
nguyên vật liệu của thế giới vượt quá khả
năng cung cấp đã dẫn đến kéo dài thời gian
giao hàng. Sự mất cân bằng này tiếp tục làm
chi phí đầuvào củadoanhnghiệp tăngmạnh.
World Bank dự báo kinh tế Việt Nam
tăng trưởng mạnh mẽ
Trong báo cáo về kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương mới phát hành, Ngân hàng Thế giới (World Bank)
cho biết Việt Nam đã vượt qua mức tăng trưởng kinh tế
trước đại dịch COVID-19 trong khi các nước khác có thể
mất nhiều năm hơn để khôi phục. 
World Bank cho biết nhiều nền kinh tế trong khu vực bắt
đầu phục hồi trở lại vào nửa cuối năm 2020 sau đợt sụt giảm
ban đầu. Tuy nhiên, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là hai
quốc gia đi theo con đường phục hồi hình chữ V vượt qua
mức trước dịch COVID-19. Tổ chức này dự báo tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,6% trong năm nay.
Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Malaysia
được World Bank dự báo có mức tăng trưởng khả quan
lần lượt là 4,4% và 6% và phục hồi trở lại mức trước đại
dịch COVID-19. Trong khi đó, Thái Lan và Philippines
được dự báo sẽ duy trì dưới mức trước đại dịch cho đến
năm 2022.
PHƯƠNG MINH 
TP.HCM, Hà Nội dẫn đầu về bằng
độc quyền sáng chế
Thông tin tư Cuc Sơ hưu tri tuê (SHTT), giai đoạn
2011- 2020, đơn vi đã tiếp nhận hơn 350.000 đơn đăng ký
xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể Việt
Nam. Trong đó có hơn 325.000 đơn đăng ký nhãn hiệu
quốc gia, chiếm 93%; hơn 16.000 đơn đăng ký kiểu dáng
công nghiệp, chiếm 4,6%.
TP.HCM là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng
đơn đăng ký sở hữu công nghiệp với hơn 135.600 đơn,
tiếp đến là Hà Nội với hơn 108.000 đơn.
Về số lương văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp,
giai đoạn 2011-2020, Cục SHTT đã cấp tổng cộng
gần 139.000 văn bằng về bằng độc quyền sáng chế,
Hà Nội và TP.HCM vẫn là hai địa phương sở hữu số
lượng nhiều nhất cả nước với lần lượt là hơn 1.100
và 469 văn bằng, chiếm khoảng 74%. Theo Cuc
SHTT, riêng băng đôc quyên sáng chế trong năm
2020 có sự gia tăng đột biến so với các năm khác,
chủ yếu tập trung ở TP.HCM và Hà Nội.
TÚ UYÊN
Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm
2021, lượng gạo cả nước xuất khẩu đạt trên 656.000 tấn,
kim ngạch gần 359 triệu USD, giá trung bình đạt gần
548 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu gạo
hai tháng đầu năm nay giảm mạnh 29% về lượng, giảm
16,5% về kim ngạch nhưng tăng hơn 18% về giá so với
hai tháng đầu năm 2020.
Đáng chú ý, hai tháng đầu nămTrung Quốc tăng mua gạo
Việt Nam, xuất khẩu gạo sang nước này tăng mạnh hơn 140%
về lượng, tăng 126% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam hiện đang ở mức cao hơn cả
Thái Lan, Ấn Độ. Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam trong
nửa cuối tháng 3 giá tăng lên 515-520 USD/tấn. Trong khi
đó, gạo 5% tấm của Thái Lan hiện được chào bán ở mức
giá 500-518 USD/tấn. Gạo đồ 5% tấm Ấn Độ vẫn duy trì
mức khoảng 398-403 USD/tấn.
QUANG HUY
lợi của thị trường, mặt khác
nhờ công ty đáp ứng được
các yêu cầu khó nhằn nhất
của khách hàng đã giúp lấy
được nhiều đơn hàng.
Doanh nghiệp xếp hàng
mở thêm nhà máy
Không nằm trong lĩnh
vực sản xuất, chủ yếu thực
hiện dịch vụ cho thuê nhà
xưởng nhưng Khu công
nghiệp (KCN) Nam Tân
Uyên (Bình Dương) đã có
những hiệu quả kinh doanh
cực tốt. Chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung và dịch bệnh
cũng như sự thuận tiện về cơ
sở hạ tầng, KCN này luôn
trong tình trạng lấp đầy.
Theo ông Hà Trọng Bình,
Giám đốc KCN Nam Tân
Uyên, đất đai tại đây được
các doanh nghiệp thuê không
phải đầu cơ mà chủ yếu đầu
tư nên việc xây dựng nhà
máy sản xuất chiếmgần 80%,
phần còn lại đang triển khai
xây dựng nhà máy.
“Hiệnnay, các doanhnghiệp
đến từ các lĩnh vực sản xuất
ô tô, sản xuất pin công nghệ
cao đang xếp hàng đăng ký
50-100 ha đất để mở thêm
nhà máy khi được biết chúng
tôi đang mở rộng thêm diện
tích KCN” - ông Bình tiết lộ.
Tính riêng trong năm2020,
doanh thu của KCNNamTân
Uyên đã đạt gần 500 tỉ đồng
và dự kiến năm 2021 tiếp tục
tăng mạnh. Và đây là một
công ty đang niêm yết trên
sàn UpCOM nhưng có giá
cổ phiếu không thua kém các
công ty lớn trên sàn chứng
khoán TP.HCM (HOSE).
Lý giải về điều này, ông
Michael Kokalari, kinh tế
trưởngTập đoànVinaCapital,
cho biết vì giãn cách xã hội,
các nhân viên tại các nước
phát triển buộc phải làm việc
ở nhà nên đã gia tăngmua sắm
các hàng hóa phục vụ công
việc. Và Việt Nam đang có
vị thế tốt cung ứng các sản
phẩm này. Có thể nhìn thấy
doanh số xuất khẩu của Việt
Namđặc biệt tăngmạnh ở sản
phẩm điện tử và đồ nội thất.
Đối với lĩnh vực phát triển
KCN của Việt Nam, ông
Michael Kokalari nhận định
đây làphânkhúcnóngnhất của
ngành bất động sản cả nước
vào năm 2020 và sẽ tiếp tục
tăng mạnh trong năm 2021.
“Chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung đã thúc đẩy nhiều
nhà sản xuất chuyển nhà
máy sang Việt Nam và dịch
COVID-19 đã thúc đẩy nhanh
xu hướng này. Đất KCN phía
Nam đang trở nên nóng hơn
với giá thuê tăng theo hằng
năm” - ôngMichael Kokalari
phân tích.•
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có lợi
nhuận tăng đột biến lên tới hàng trăm tỉ đồng/năm
nhờ đơn hàng dồi dào giữamùa dịch.
CôngnhânlàmviệctrongnhàmáysảnxuấtgăngtayytếxuấtkhẩutạiBìnhDương.Ảnh:PHƯƠNGMINH
Hiện nay, các doanh
nghiệp đến từ các
lĩnh vực sản xuất
ô tô, sản xuất pin
công nghệ cao đang
xếp hàng đăng ký
50-100 ha đất để mở
thêm nhà máy.
Thiếu container làm khó xuất khẩu
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook