066-2021 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 29-3-2021
“Metro số 1 gần như
đã hoàn thành mà
bây giờ cơ quan chức
năng mới làm giao
thông kết nối là quá
trễ, chính vì quá trễ
nên chúng ta phải
làm thật quyết liệt.”
PGS-TS
Phạm Xuân Mai
Kết nối người dân với
Nhiều người dân ở TP.HCMchưa
hình dung được làm thế nào để
tiếp cậnmetro dù đây là loại hình
giao thông được người dânmong
đợi từ nhiều nămnay.
THUTRINH-VÕNGUYÊN
“Đ
ã nhiều lần đi ngang
khu vực rào chắn
metro số 1 ở quận
1, tôi thầm nghĩ sau này TP sẽ
có một tuyến đường sắt hoàn
toàn mới lạ, bản thân tôi cũng
bị hấp dẫn. Tuy nhiên, kỳ thật
tôi khó hình dung sẽ sử dụng
metro như thế nào” - chị Vũ
ThuHiền (một người dânquận
3) chia sẻ về tuyến metro số
1 sắp đi vào hoạt động trong
nay mai.
Chưa có hạ tầng
kết nối metro
Chị Thu Hiền chia sẻ chị
cũng biết tuyến metro sẽ đi từ
quận 1 đến Suối Tiên (TPThủ
Đức) nhưng sẽ đi như thế nào.
“Cứ cho rằngkhông cóxe buýt
gomhay trung chuyển thì tôi đi
bằngxemáyđếngaBếnThành
hoặc ga Ba Son nhưng tới ga
thì gửi xe ở đâu để đi metro”.
Cùng tâm trạng, chị Hòa
Thanh (quận 1) cũng chia sẻ đi
metro tất nhiên là phải ra nhà
ga nhưng ra ga bằng cách nào.
Từ nhà chị tới gametro không
quáxa, chỉ khoảng2kmnhưng
đi bộ thì hơi căng. “Nếu đi xe
máy thì để xe ở đâu rồi lên ga
metro. Lâu nay cứ thấy người
ta làm metro thì tôi cũng háo
hức nhưng lại không tưởng
tượng được đi metro như thế
nào” - chị nói.
Theo tìmhiểu của chúng tôi,
tuyếnmetro số 1 có 14 nhà ga,
gồmba nhà ga ngầmvà 11 nhà
ga trên cao. Theo quan sát của
PV, các nhà ga trên cao cơ bản
đãhình thành, cáccầu thang lên
xuống đều đã hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, ngoài các tuyến đường
lớn, dọc theo tuyếnmetro như
Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội
thì hầu như không có đường
kết nối từ khu vực dân cư ra
các ga và cũng chưa có dự án
giao thông nào đang triển khai
để kết nối hạ tầng giao thông
với metro.
Điều chỉnh giao thông công cộng cho phù hợp
MAUR cho hay đối với các nhà ga trên cao, đơn vị đều tính toán
phương án kết nối giao thông cho thuận tiện. Trong đó để phục vụ
người dân dọc tuyến xa lộ Hà Nội (TPThủ Đức) và tuyến đường
Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), MAUR sẽ xây dựng 11 cầu vượt
bộ hành trên tuyến metro số 1.
Cụ thể, sẽ có 11 cầu vượt bộ hành trên xa lộ Hà Nội và một cầu
vượt bộ hành trên đường Điện Biên Phủ. Theo thiết kế, các cầu vượt
bộ hành có chiều dài bình quân khoảng 100 m/cầu, rộng 3 m và có
mái che mưa nắng cho người dân thuận tiện đến các ga metro.
MAUR đã yêu cầu liên danh nhà thầu Sumitomo (Nhật Bản) và
Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 đẩy nhanh tiến độ
thi công các cầu vượt bộ hành.
TheoMAUR, hai tuyến đường xa lộ Hà Nội và Điện Biên Phủ
có lượng phương tiện lưu thông rất đông vì là trục giao thông
chính của TP. Do vậy, việc xây dựng 11 cầu vượt bộ hành trên là
rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Về khu vực các ga ngầm ở trung tâmTP, ông Nguyễn Xuân
Cường, Giám đốc MAUR, cho biết đối với ga Ba Son, một ga
ngầm quan trọng của metro số 1, xung quanh sẽ có nhiều dự án
thương mại được triển khai, xây dựng. Theo đó sẽ có năm lối
lên xuống của ga Ba Son kết nối với các dự án xung quanh
Sẽ có11 cầuvượt bộhànhkết nối gametro
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban giao thông TP.HCM,
cho biết theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có tám tuyến metro và
sáu tuyến xe buýt nhanh (BRT), đấu nối với các tuyến trên là
150 tuyến xe buýt truyền thống. Tuy nhiên, dưới sự phát triển
đô thị hóa vệ tinh, quy hoạch các tuyến xe buýt cần phải điều
chỉnh lại sao cho phù hợp.
Riêng sáu tuyến BRT, hiện nay ban đang thực hiện bước
duyệt thiết kế, dự kiến cuối năm nay sẽ khởi công một số
gói thầu. Tuyến BRT số 1 đi dọc theo Võ Văn Kiệt - Mai Chí
Thọ điểm đầu vòng xoay An Lạc, cuối tuyến Rạch Chiếc kết
nối metro số 1. Về lâu dài, tuyến BRT này sẽ kết nối với Bến
xe Miền Tây mới và Bến xe Miền Đông mới nhằm phát triển
giao thông công cộng cho TP Thủ Đức.
Ông Phúc cho biết tuyến BRT phải đi trên mặt cắt ngang
rộng nên cần sử dụng làn xe riêng hoặc tính đến phương án
sử dụng hỗn hợp chứ không thể chèn vào tuyến đường quá
hẹp. Tuyến BRT phù hợp kết nối ngoại vi hoặc xuyên tâm
nên mặt cắt ngang phải rộng để không ùn tắc giao thông.
Ngay cả các hộ dân rất gần
metro số 1 cũng khá lúng túng
khi nói về việc làm thế nào để
đi metro.
Nhà nằm ngay mặt tiền xa
lộHàNội, con đường có tuyến
metro chạy dọc theo nhưng bà
Kim Nguyên cũng tỏ ra lúng
túng. “Nhà tôi ở bên này xa
lộ, còn metro ở bên kia xa lộ,
tuy gần đấy nhưng hóa ra xa.
Tưởng đâu nhà gần metro thì
dễ dàng đi metro nhưng ngẫm
lại thấy khó. Không lẽmỗi lần
sử dụng metro tôi phải đi bộ
băng qua đường, nghĩ cũng
thấy ớn, mà băng qua đường
thì cũng không biết leo lên tàu
bằng cách nào. Metro thì sắp
làm xong, đã hiển hiện trước
mắt đây nhưng đường vào
metro còn xa quá” - bà Kim
Nguyên chia sẻ.
Gần 81.500 tỉ làm hai
dự án kết nối metro
Về những băn khoăn của
người dân, SởGTVTTP.HCM
cho biết: Giao thông kết nối
với metro là rất quan trọng.
Chínhvì vậy, SởGTVTđãđịnh
hướng hai dự án nhằm hướng
người dân tiếp cận thuận lợi
với hai tuyến metro số 1 và 2.
Dự án thứ nhất là tăng cường
khả năng tiếp cận và tổ chức
kết nối các tuyến xe buýt với
nhà ga metro số 1, dự án thứ
hai là giao thông đô thị bền
vững cho tuyến metro số 2.
Cụ thể, Sở GTVT cho biết
theo kế hoạch dự án tăng
cường khả năng tiếp cận và
tổ chức kết nối các tuyến xe
buýt với nhà ga metro số 1,
trạm dừng xe buýt kết nối tại
11 ga trên cao của metro 1 và
các trạm dừng, tuyến nhánh
và các tuyến buýt gom sẽ
được thực hiện.
Như vậy có tổng cộng 67
nhà chờ và 242 trụ dừng đón
trả khách, một trạm trung
chuyển, ba bến đầu cuối xe
buýt và bốn bãi đậu xe cá
nhân. Tổng mức đầu tư dự
án gần 80.000 tỉ đồng.
Tháng 10-2020, Sở GTVT
đã có văn bản gửi SởKH&ĐT
đề nghị thẩm định và trình
HĐND thông qua chủ trương
dự án.
Còn dự án giao thông
đô thị bền vững cho tuyến
metro số 2 do Ban quản lý
dự án đầu tư các công trình
giao thông (Ban giao thông)
làm chủ đầu tư, có tổng mức
đầu tư 65 triệu USD (tương
đương gần 1.500 tỉ đồng).
Phạm vi nghiên cứu 500-
1.000 m xung quanh 10 nhà
ga metro số 2. Dự án có ba
hợp phần chính: Hợp phần
1 là cải tạo tiếp cận nhà ga
- xây dựng hệ thống hạ tầng
đô thị phục vụ tiếp cận nhà
ga; hợp phần 2 là xây dựng
các dịch vụ giao thông công
cộng tích hợp; hợp phần 3
là nghiên cứu chính sách và
quy định.
Hiện hai dự án nghiên cứu
trên đã được UBND TP phê
duyệt nhưng đang ở bước xin
chủ trương, chưa được bố trí
vốn nghiên cứu chính thức.
Sơ đồ các nhà ga tuyếnmetro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đồ họa: HỒTRANG
Nhà ga trên cao
ThủĐức hầu
như đã hoàn
thiện nhưng
chưa có đường
kết nối vào khu
dân cư.
Ảnh:
HOÀNG GIANG
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook