066-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 29-3-2021
(Tiếp theo trang 1)
Luật & đời
NHẪNNAM
T
ANDTPCần
Thơ vừa xét
xử sơ thẩm
(lần hai), tuyên
phạt bị cáo Phạm
Văn Trọng (28
tuổi) bảy năm
chín tháng chín
ngày tù về tội
giết người. Đồng
thời tòa tuyên
trả tự do cho bị
cáo ngay tại tòa
do mức án bằng
thời gian tạm
giam và áp dụng
biện pháp bắt buộc đi chữa bệnh
tâm thần. Tòa cũng công nhận
thỏa thuận về việc gia đình bị
cáo đồng ý bồi thường cho bị hại
hơn 39 triệu đồng (đã bồi thường
9 triệu đồng).
Phạm tội vì muốn là
game thủ vô địch
Tại phiên xử sơ thẩm lần thứ
nhất, tòa từng tuyên phạt Trọng
bảy năm tù nhưng sau đó phúc
thẩm đã hủy án sơ thẩm để làm
rõ tại thời điểm phạm tội bị cáo
có bị bệnh tâm thần hay không.
Theo hồ sơ, nhiều năm liền
Trọng từng là sinh viên Trường
ĐH Cần Thơ thường xuyên lên
mạng Internet chơi game Travian
trực tuyến nên bị nghiện game,
muốn thể hiện mình là game thủ
vô địch. Từ đó, Trọng nảy sinh ý
định giết người để gia nhập hội
trên game.
Tối 12-6-2013, Trọng chuẩn bị hai
cây dao bỏ vào ba lô, đi bộ từ đường
30-4 hướng về quận Cái Răng, TP
Cần Thơ tìm người để giết. Sau đó,
bị cáo thấy anh Nguyễn Thanh Tâm
là người chạy xe ômnên kêu anh này
chở đi về TPVị Thanh (Hậu Giang).
Khi xe chạy đến địa phận xã Nhơn
Nghĩa, huyện Phong Điền (Cần
Thơ), Trọng nói đã đến nơi rồi lấy
tiền trả. Anh Tâm cầm tiền, chuẩn
bị chạy xe đi thì Trọng rút dao tấn
công anh vào vùng lưng, mặt, cổ…
AnhTâmgiật được dao củaTrọng,
lấy xe chạy đến cơ quan công an
trình báo rồi đến trạm y tế sơ cứu
và được chuyển viện với thương
tích 25%.
Trọng bị bắt giữ. Quá trình điều
tra phát hiện Trọng bị tâm thần nên
VKSND TP Cần Thơ ra quyết định
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh đối với Trọng.
Ấm áp phiên xử
nam sinh viên
“ngáo game”
Tòa tuyênmức án bằng thời gian tạmgiam, bị cáo được trả tự do
tại tòa. Cha của bị cáo cầm tay bị hại nói lời xin lỗi, bị hại gật đầu
chia sẻ.
Bị cáo PhạmVăn Trọng đang nghe tòa tuyên án. Ảnh: NHẪNNAM
Bị cáo nói lời xin lỗi
Khi nghe tòa tuyên án xong, chamẹ bị cáo liên tục nói lời cámơn HĐXX,
VKS và luật sư. Trước khi ra về, ông L. lại đến cầm tay bị hại lắc nhẹ, như
thể muốn nói nhiều điều. Phiên tòa không có giọt nước mắt nào nhưng
gây bao xúc động cho những người chứng kiến.
Dù tâm thần không ổn định nhưng khi nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo
cũng xin HĐXX tuyên bản án nhẹ nhất để sớm được hòa nhập với xã hội.
Bị cáo nói đã nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, xin lỗi người bị hại
và mong muốn được khắc phục đầy đủ cho bị hại.
Cái nắm tay ấm áp
tình nghĩa
Tại tòa, đại diện VKS nhiều lần
nhắc đến hoàn cảnh của gia đình bị
cáo. Bị cáo từmột sinh viên giỏi, chỉ
vì mê chơi game đã bị các nhân vật
trong game lôi kéo phải giết người
để trở thành anh hùng. Hành vi của
bị cáo là đặc biệt nguy hiểm.
Tuy nhiên, bị cáo thật thà khai báo.
Bị cáo có xuất thân từ thành phần con
em lao động nghèo nhưng có ý chí
vươn lên học tập, vì mê chơi game
đã ảnh hưởng sức khỏe tâm thần dẫn
đến hành vi phạm tội.
Đại diệnVKSnhắc nhiều đến hoàn
cảnh gia đình bị cáo, cha mẹ phải
bán vé số kiếm sống, bị cáo có một
em gái vượt khó học tốt, hiện đang
là sinh viên. Từ đó, đại diện VKS đề
nghị phạt bị cáo bảy năm10 tháng tù.
Luật sư bào chữa cho Trọng cũng
thay mặt bị cáo và gia đình xin lỗi
bị hại và đề nghị tòa tuyên mức án
bằng với thời gian tạm giam để có
điều kiện đi chữa bệnh.
Ông L., cha của bị cáo, trình bày:
“Bác sĩ nói nó bị bệnh suốt đời, chỉ
tạm ổn trong giai đoạn nào đó thôi
nên xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho
bị cáo. Gia đình hứa sẽ khắc phục
hậu quả cho bị hại”.
Khi tòa vào nghị án, ông L. liền
đi nhanh đến chỗ người bị hại đang
ngồi để nói lời xin lỗi và cầm tay
bị hại. Bị hại cũng gật đầu chia sẻ.
Ông L. kể gia đình mình ở một
huyện của tỉnhAn Giang, hoàn cảnh
khó khăn, ai thuê gì làm đó nhưng
được hai đứa con đều ham học. Bị
cáo Trọng là con đầu, học lực giỏi
và đã thi đậu vào Trường ĐH Cần
Thơ. Ông thường xuyên phải xin
ứng trước tiền công làm thuê để
con có tiền đi học.
“Nào giờvợ chồng tôi có biết game
là cái gì, con cũng hiền lành, đâu có
chơi bời gì đâu. Khi nó đang học
năm thứ hai, xảy ra chuyện này thì
gia đình mới biết…” - ông L. nói.
Khi biết Trọng phải đi điều trị bệnh
tâm thần bắt buộc ở Biên Hòa, vợ
chồng ông phải gửi con gái cho bà
ngoại để đi chăm sóc Trọng. “Đến
đôi dép nó cũng không biết xỏ, quần
áo không biết mặc, cơm không tự
múc ăn được. Nó đi Biên Hòa chữa
bệnh thì vợ chồng tôi cũng đi theo,
thuê một phòng trọ ở gần bệnh viện.
Con điều trị nội trú, còn cha mẹ đi
bán vé số kiếm sống” - ông L. kể.•
Đây là một vụ án mua bán trái phép chất ma túy tưởng
bình thường nhưng lại thành phức tạp mà
Pháp Luật
TP.HCM
từng nhiều lần phản ánh. Qua tận sáu năm tố tụng
thì sự thật nghiệt ngã mới được phơi bày khi bị cáo Nguyễn
Hồng Ngọc Anh không phạm tội nhưng đã bị điều tra viên
tự ý ghi thêm vào bản cung để buộc tội cho bằng được. Hậu
quả là thân phận pháp lý của người bị oan bị đẩy tới đẩy lui
hết từ cơ quan tố tụng này đến cơ quan tố tụng khác.
Cụ thể, bị can bị khởi tố vào giữa năm 2013 và bị xét xử
hai lần. Phải đến giữa năm 2019, sau cả chục lần điều tra
bổ sung do hồ sơ vụ án bị trả đi trả lại rất nhiều lần, Cơ
quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa mới ra quyết định đình chỉ
điều tra, chính thức xác định bà Ngọc Anh bị oan.
Rất dễ nhận ra trong nhiều vụ án oan không chỉ có một,
hai mà có cả ba cơ quan tố tụng cùng có lỗi gây oan, sai và
vụ án “thêm thắt lời khai” hiếm có này cũng “dính” đến cả
ba cơ quan tố tụng ở TP Tuy Hòa.
Đối với Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa, lỗi khá nặng
khi đã khởi tố sai, điều tra theo kiểu làm sai lệch hồ sơ vụ
án và đề nghị truy tố oan. Đối với VKSND TP Tuy Hòa, lỗi
không nhẹ khi đã nhiều lần đồng ý truy tố oan. Tương tự,
TAND TP Tuy Hòa cũng mắc lỗi khi xử sơ thẩm đã kết tội
không đúng (sau đó bị TAND tỉnh Phú Yên hủy án để điều
tra lại).
Cần lưu ý là theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước, dẫu cả ba cơ quan cùng có lỗi thì không phải cả ba
phải cùng bồi thường thiệt hại. Thay vào đó, chỉ cơ quan
tiến hành tố tụng có quyết định buộc tội oan cuối cùng mới
phải đứng ra giải quyết yêu cầu bồi thường.
Đến đây, cứ tưởng lấy luật này ra giải quyết là xong
chuyện nhưng xui rủi vẫn bám tiếp bà Ngọc Anh. Lý do là
các cơ quan cấp dưới và cấp cao không thống nhất được cơ
quan buộc tội oan cuối cùng, dẫn đến những tranh cãi về
phận sự bồi thường như thể pháp luật đang bị bỡn cợt ở chỗ
ai muốn nói sao cũng được và lại không có trọng tài để phân
xử đúng, sai!
Trong vụ này, TAND TP Tuy Hòa cho rằng VKSND TP Tuy
Hòa phải bồi thường. VKSND tỉnh Phú Yên hai lần liên tiếp
khẳng định Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa phải bồi
thường. Phía CSĐT Công an TP Tuy Hòa thì không công
khai có ý kiến.
Ở trung ương cũng mỗi người một ý. TAND Tối cao cho
là VKSND TP Tuy Hòa phải bồi thường nhưng không nêu
ra được căn cứ pháp lý nào. Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường
Nhà nước) cũng có ý kiến tương tự là VKSND TP Tuy Hòa
phải bồi thường. Gây chú ý nhất là lập luận của VKSND Tối
cao. Viện này có hai lần đồng tình với VKSND tỉnh Phú Yên
rằng Cơ quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa phải bồi thường.
Nhưng mới đây, khi trả lời thỉnh thị của VKSND tỉnh Phú
Yên, VKSND Tối cao (Vụ 7 - Vụ Thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử) đã dẫn chiếu cùng lúc Điều 34 Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước (có nội dung xác định ba
trường hợp cơ quan điều tra phải giải quyết bồi thường) và
khoản 2 Điều 35 luật này (quy định một trường hợp thuộc
trách nhiệm bồi thường của VKS) để “đề nghị viện trưởng
VKSND TP Phú Yên chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực
hiện ngay việc thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường của bà
Nguyễn Thị Ngọc Anh theo đúng quy định của pháp luật”.
Với văn bản hướng dẫn này vẫn chưa xác định được Cơ
quan CSĐT Công an TP Tuy Hòa hay VKSND TP Tuy Hòa
phải chịu trách nhiệm bồi thường? Hay cả hai cùng phải
bồi thường? Nếu hiểu theo hướng cả hai cơ quan liên quan
cùng chịu trách nhiệm bồi thường thì lại trái với nguyên
tắc chung “cơ quan làm oan sau cùng phải bồi thường cho
người bị oan” được thể hiện xuyên suốt trong các điều luật
có liên quan để trước giờ trong tất cả vụ oan đều chỉ có duy
nhất một cơ quan tiến hành tố tụng (hoặc là cơ quan điều
tra, hoặc là VKS, hoặc là tòa án) đứng ra bồi thường
mà thôi.
Cần phải thấy vụ án ở TP Tuy Hòa không đơn giản do
bị kéo dài ở nhiều vòng tố tụng và các điều luật hiện hành
không đủ chi tiết để các cơ quan dễ dàng có tiếng nói chung,
tránh được việc áp dụng luật cắt khúc. Chính vì thế, cách
khắc phục tốt nhất vẫn là các cơ quan chức năng ở Phú Yên
và ở cấp trung ương cần ngồi lại để phải có bằng được câu
trả lời ổn thỏa hơn cả, chấm dứt những chỉ đạo bất nhất,
không phù hợp, gây thêm nỗi hoang mang về cách hiểu và áp
dụng pháp luật thiếu thống nhất.
Rối chuyệnbồi thườngoan từ
3 cơ quan tố tụng
NGUYÊN THY
Bị cáo có xuất thân từ
thành phần con em lao
động nghèo nhưng có ý
chí vươn lên học tập, vì
mê chơi game đã ảnh
hưởng sức khỏe tâm thần
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook