066-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 29-3-2021
Tiêu điểm
PGS-TS
PHẠM XUÂN MAI
,
nguyên Trưởng Khoa kỹ thuật
giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM:
Hạ tầng kết nối là
sự thành bại của metro
Metro là loại hình giao thông mới
mẻ, dễ hấp dẫn người dân. Tuy nhiên,
khó ở chỗ dù họ muốn đi nhưng giao thông đi đến metro
không thuận tiện thì “khó quá họ sẽ bỏ qua”. Metro số
1 gần như đã hoàn thành mà bây giờ cơ quan chức năng
mới làm giao thông kết nối là quá trễ, chính vì quá trễ
nên chúng ta phải làm thật quyết liệt.
Hệ thống giao thông kết nối sẽ quyết định sự thành bại
của metro nói chung và metro số 1, số 2 nói riêng.
Để tăng cường tiếp cận của người dân với metro số
1, số 2, theo tôi thì TP cần gấp rút xây dựng các dự án
GTCC kết nối, bao gồm hệ thống xe buýt có sức chứa
nhỏ hoặc trung bình (12-30 chỗ). Hệ thống xe buýt này
sẽ đưa khách đến và đi các trạm dừng metro trong bán
kính 1,5-2 km.
Mặt khác, các nhà ga metro cũng phải được thiết kế
như những trạm trung chuyển nhỏ cho hành khách đến
và đi các nhà ga này. Ngoài ra, hệ thống vé xe buýt trung
chuyển này cũng phải liên thông với vé metro để tạo
thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho hành khách.
Các công trình giao thông tại các khu vực lân cận dọc
tuyến metro cũng nên đồng bộ tương xứng với các nhà
ga, trạm trung chuyển metro. Từ đó, người dân không
những đi lại, ra vào, lên xuống nhà ga được dễ dàng mà
còn sử dụng các tiện ích khác như các điểm ăn uống, mua
sắm, giải trí... Đây là những điều mà metro các nước đã
làm thành công.
KTS
NGÔ VIẾT NAM SƠN
:
Coi metro là cụm dự án
Theo tôi, hãy coi metro là cụm dự
án, là tổng hợp của nhiều dự án như hệ
thống giao thông kết nối, bãi giữ xe,
đường đi bộ, nhà ga…Khi metro muốn
vận hành, cụm dự án này cũng hoàn
thành mới hoạt động hiệu quả được.
Có thể thấy nếu xây xong metro thì cũng chỉ mới giải
quyết được 1/5 vấn đề. Các đơn vị chức năng cần xây
dựng mạng lưới bãi xe xung quanh các trạm metro và
mạng lưới xe buýt bao quanh từ các trạm metro lan tỏa
đi khắp nơi trong TP. Bên cạnh đó, việc xây dựng các bãi
xe miễn phí xung quanh metro và các tuyến xe buýt đóng
vai trò hàng đầu trong việc thu hút hành khách đi metro.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, khi chưa
đồng bộ xe buýt và bãi xe tôi thấy người ta chỉ tò mò đi
metro trong 1-2 tháng đầu, rồi lượng khách giảm dần do
không có kết nối thuận tiện với metro.
Đường đi bộ và cầu nối cũng nên được tính toán và
sớm được xây dựng. Ví dụ như các trạm metro xây dọc
tuyến xa lộ Hà Nội, trạm ở bên này còn người dân ở bên
kia thì người dân đi qua bằng cách nào. Cơ quan chức
năng nói sẽ xây cầu bộ hành nhưng giờ mới làm thì bao
giờ mới xong. Cho nên phải gấp rút đẩy nhanh tiến độ
những dự án kết nối này.
Cuối cùng là hệ thống các công trình giao thông và các
trạm metro phải được đồng bộ từ sớm, đồng thời tổ chức
giao thông khu vực này cần sự rõ ràng: xe ra đường nào,
xe vào đường nào.
TS
NGUYỄN QUỐC HIỂN
,
Giám đốc Ban chuẩn bị đầu tư
(thuộc MAUR):
Lập tổ công tác
thực hiện TOD
Hiện nay, khi đầu tư xây dựng các
tuyến metro, cơ quan quản lý chỉ
được giao diện tích đất nằm trong ranh mốc để thiết kế
phần hạ tầng kỹ thuật của dự án. Trong khi đó, muốn khai
thác hiệu quả các hệ thống đường sắt đô thị thì cần phải
đảm bảo quỹ đất xung quanh để xây dựng các đường tiếp
cận cho xe cá nhân, xe buýt và người đi bộ một cách an
toàn, thuận lợi. Bên cạnh nhà ga cần có thêm các diện
tích đất để bố trí các quảng trường ga, khu vực gửi xe cá
nhân, khu vực kinh doanh dịch vụ...
Trong phạm vi xa hơn, diện tích khu vực nhà ga thông
thường sẽ được quy hoạch lại theo định hướng phát triển
GTCC (TOD - Transit Oriented Development). Nếu thực
hiện được điều này, TOD sẽ mang lại lợi ích cho cả bốn
bên gồm: cho TP trong việc quy hoạch, chỉnh trang mỹ
quan đô thị; cho người dân sinh sống và làm việc trong
bán kính có thể đi bộ một cách thuận tiện đến nhà ga
metro; cho đơn vị vận hành hệ thống đường sắt và GTCC
khi có thêm nhiều người sử dụng và cho các doanh
nghiệp vì thường có lợi nhuận cao nếu đầu tư vào bất
động sản gần nhà ga.
Để triển khai TOD hiệu quả thì hành lang pháp lý và
mô hình cơ cấu tổ chức như hiện nay có nhiều rào cản
lớn. Do đó, tôi nghĩ rằng cách tốt nhất để làm được việc
này trong điều kiện hiện nay là TP cần lập một tổ công
tác liên ngành, phối hợp, kết hợp giữa sở, ban, ngành,
UBND các quận, huyện để cùng thực hiện.
metro: Dễ mà khó
Trong lần kiểmtra thực tế ga
Ba Son củametro số 1mới đây,
Chủ tịchUBNDTP.HCMNguyễn
Thành Phong đề nghị các đơn
vị liên quan nghiên cứu, tính
toán quy hoạch hạ tầng, giao
thông quanh khu vực các nhà
ga metro. Điều này không chỉ
thu hút người dân sử dụng
phương tiện công cộng mà
còn thu hút du khách tham
quan các bảo tàng quanh khu
vực nhà ga metro.
metro số 1. Nếu kết hợp với bảo tàng phía trên ga Ba Son thì tuyến
metro số 1 sẽ thu hút được du khách tới tham quan và di chuyển
dọc tuyến này.
Về lâu dài sẽ có tuyến đường ven sông kết nối với Sài Gòn Pearl
nên ngay từ bây giờ cần tính toán để tuyến metro này có thể đồng bộ
với đường ven sông. Do đó cũng nên xem xét thu hút nguồn xã hội
hóa tham gia các dự án đường ven sông, kết nối với ga Ba Son.
Cấp thiết đồng bộ
metro với dự án
giao thông
Sở GTVT cho biết: Ngoài
nghiên cứu hai dự án kết nối
trên, vấn đề tổ chức giao thông
dọcmetro số 1 đang được sở rà
soát hiện trạng và xây dựng kế
hoạch kết nối đồng bộ.
Cụ thể, trong năm 2021, Sở
GTVT sẽ tiếp tục hoàn thành
các dự án cải tạo và xây dựng
mới trạm dừng, nhà chờ xe
buýt khu vực TP Thủ Đức.
Đồng thời hoàn thành dự án
xây dựng bãi trung chuyển xe
buýt tại 152 Điện Biên Phủ,
góp phần chuẩn bị kết nối các
tuyến xe buýt vào khu vực ga
Văn Thánh.
Theo Sở GTVT, nhằm đảm
bảo người dân trên địa bàn TP
Thủ Đức, Bình Dương dọc xa
lộHà Nội đều tiếp cận các nhà
gametro số 1, hệ thống xe buýt
dọc xa lộ Hà Nội sẽ được thay
đổi theo hướng từ “điểm nối
điểm” sang “tuyến trục - tuyến
nhánh”.Nhưvậy theokếhoạch
giai đoạn2021-2022,TP.HCM
dự kiến mở mới 20 tuyến xe
buýt mini kết nối dọc tuyến
metro số 1.
ÔngLươngMinhPhúc,Giám
đốc Ban giao thông TP.HCM,
cho rằng: “Cần đẩy nhanh
tiến độ các dự án kết nối, để
khi tuyến metro vận hành thì
công trìnhgiao thôngdọc tuyến
cũng hoàn tất. Việc đồng bộ
này còn giúp cho tuyến giao
thông công cộng (GTCC) tăng
lượng hành khách, người dân
đến metro được dễ dàng. Bởi
một TP hiện đại người dân sử
dụng phương tiện công cộng
khoảng 30%-50%nhưng hiện
nay GTCC TP.HCM chỉ đạt
10%”.
TheoôngPhúc,vềnguyêntắc
làphải nối kết các tuyếnGTCC
lớn với dự án giao thông liên
quan để tránh ùn tắc và kết nối
giao thông tốt nhất cho người
dân. Hiện nay trong nghiên
cứu tại ngã ba mũi tàu (nối
đường Trường Chinh - Cộng
Hòa), dự kiến sẽ xây dựngmột
hầm kết nối nhà ga metro số
2. Quy hoạch trong tương lai
sẽ có các trạm kết nối metro
số 2 với đường bộ.
TS Nguyễn Quốc Hiển,
Giám đốc Ban chuẩn bị đầu
tư (thuộc Ban quản lý đường
sắt đô thị - MAUR), đánh giá:
“Giao thông tiếp cận đóng vai
trò hết sức quan trọng đối với
hệ thống GTCC nói chung và
metro nói riêng. Việc tiếp cận
này đảm bảo trong các điều
kiện không gian và thời gian
khác nhau”.
TheoTSHiển,nếugiaothông
tiếp cận không an toàn, không
thuận lợi thì GTCC kém hấp
dẫn và ít thân thiện với người
dân. Do đó số lượng hành
khách sử dụng GTCC sẽ ít đi,
từ đó làm giảm hiệu quả của
hệ thống này.
Ông Hiển cho biết mỗi dự
ánmetro đều cómột dự án tiếp
cận. Ví dụ, tuyến metro số 1
trướcđâyMAURcónghiêncứu
thực hiện dự án SAPI,
dưới sự
hỗ trợ của JICA. Dự án hướng
đến giải quyết việc trùng lắp
giữa hướng tuyến metro với
các tuyến xe buýt dọc trục xa
lộHàNội vàmở thêm13 tuyến
xe buýt nhánh kết nối.
G
ần đây Trung tâm quản lý
công cộng được giao nhiệmvụ
đề xuất kết nối tăng cường xe
buýt nhưng chưa được duyệt
chủ trương đầu tư. Tuy nhiên,
đây chỉ là xe buýt, còn kết nối
các phương tiện cá nhân, taxi,
phươngtiệncôngnghệ…thìvẫn
chưa được nghiên cứu cụ thể.
“Còn nghiên cứu tiếp cận
metro số 2 sẽ cung cấp cơ sở
hạ tầng cho việc cải thiện tiếp
cận các bến của tuyến, thực
hiện đường nối chuyển tiếp
với xe buýt, các nhà ga tích
hợp với tiện ích đỗ và đi phù
hợp” - ông Hiển thông tin.•
Hiếnkếđểngườidânvàmetroxíchlạigầnnhau
Xây xongmetromới làmhạ tầng kết nối là quá trễ, vì vậy phải làmquyết liệt.
Nhà ga
ngầm
Ba Son
đang
thi công.
Ảnh:
HOÀNG
GIANG
Metro ở Singapore và Nhật Bản
có gì độc đáo?
Tôi đã trải nghiệm nhiều lần các tuyến metro tại Singapore
và Nhật Bản. Tôi nhận thấy tuy cơ sở hạ tầng xây dựng đã lâu
nhưng vẫn rất hiện đại, an toàn và chất lượng dịch vụ rất tốt.
Khi di chuyển trên các tuyến này rất yên tĩnh, giúp hành khách
có thể nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách.
Hạ tầngmetro của các nước này đều thực hiện tốt giải pháp
kết nối nhưmetro với các phương tiệnGTCCkhác vàmetro với
ngườisửdụng.Cácđịađiểmmàtôimuốnđếnđềucóthểđibằng
metro. Người dân hiếmdùng xemáy, hầu hết họ dùngmetro.
Ngoàira,họpháttriểnapphướngdẫnsửdụngmetro,kếthợp
với app bản đồ, trải nghiệmdu lịch trên toàn quốc.
Ông
NGUYỄNVŨTHẮNG
, phườngĐông ThuậnTây,
quận7, TP.HCM
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook