067-2021 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN-HÀPHƯỢNG
N
gày 27-3, Bộ GD&ĐT
đã tổ chức lễ bế mạc
và trao giải cuộc thi
khoa học kỹ thuật (KHKT)
cấp quốc gia dành cho học
sinh trung học nămhọc 2020-
2021. Năm nay có 12 dự án
giành giải nhất.
Lại lùm xùm về
đề tài được giải
Kể từ năm 2011 đến nay,
đã chín lần cuộc thi được tổ
chức, xét lại khách quan thì
kết quả được áp dụng khá ít
nhưng những lùm xùm, tố
cáo sau mỗi cuộc thi luôn
xuất hiện.
Chỉ vài tiếng sau khi cuộc
thi KHKT cấp quốc gia năm
2021 kết thúc, đã có ý kiến
phản ánh về việcmột trong 12
dự án đạt giải nhất có sự trùng
lặp với một dự án từng tham
gia cuộc thi này năm 2019.
Cụ thể, giải nhất thuộc về
dự án “Giường bệnh thông
minh hỗ trợ cho người mất
chức năng vận động tay chân
sử dụng tại nhà” của học sinh
TrườngTHPTHoa LưA, tỉnh
Ninh Bình bị tố sao chép “Dự
án giường I.o.T (năm 2019)
giúp người chăm sóc bệnh
nhân vận hành từ xa” cũng
của chính học sinh Trường
THPT Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình dự thi. Cả hai dự án đều
do một giáo viên hướng dẫn.
Bộ GD&ĐT cho biết đã
nhận được thông tin trên và
yêu cầu SởGD&ĐT tỉnhNinh
Bình báo cáo.
Trả lời báo chí, phó giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh Ninh
Bình khẳng định cùng một
giáo viên hướng dẫn nên
không bao giờ có chuyện lặp
lại cái cũ. Theo lý giải của
ông, hai dự án mặc dù có tên
gần giống nhau nhưng vấn đề
được nghiên cứu, giải quyết
là khác nhau.
Đâycũngkhôngphải lầnđầu
cuộc thi này vướng phải lùm
xùm, trước đó vào năm 2019,
sau khi cuộc thi kết thúc 5/15
giải nhất, 10 giải nhì và bốn
giải ba có giải pháp, kết quả
trùng lặp với các sản phẩm,
nghiên cứu trước, không có
sự cải tiến, đột phá riêng (thể
hiện rất rõ trên poster). Các
giải này cũng bị phụ huynh
yêu cầuBộGD&ĐTvào cuộc
thẩm định lại.
Sau khi có kết quả thẩm
định từBộGD&ĐT, nhiềuphụ
huynh ở Hải Phòng tiếp tục
phản đối vì cho rằng kết quả
thẩm định không công bằng.
Có nên duy trì
cuộc thi?
Đề cập đến vấn đề trên, GS-
TS PhạmTất Dong, Phó Chủ
tịch thường trực Hội Khuyến
học Việt Nam, cho rằng sản
phẩm nghiên cứu khoa học
không được trùng lặp.
Năm2019 “Nghiên cứuứng
dụng gối thông minh Dream
Pillow trong hỗ trợ điều trị
rối loạn giấc ngủ” cũng có
đề tài tên tiếng Anh tương
tự, các vấn đề đặt ra nghiên
cứu cũng trùng nhau.
“Do vậy, ban chấm thi cuộc
thi này phải trả lời tại sao
đề tài trùng như vậy mà vẫn
chấm đề tài có tính sáng tạo.
Vì theo nguyên tắc nghiên cứu
và chấm thi với một sản phẩm
khoa học giá trị cốt lõi nhất,
cơ bản nhất là sản phẩm phải
không trùng lặp, nếu trùng
lặp phải chứng minh được tác
giả nghiên cứu trước” - ông
Dong nói.
TheoôngLêVănVỵ,nguyên
Giámđốc TTGDTXHà Tĩnh,
hai tác giả đạt giải nhất năm
2019 hiện đã ra trường, hai
năm sau, không hiểu sao đề
tài tương tự lại đạt giải nhất
quốc gia năm 2021.
“Xem qua các cuộc thi tôi
thấy còn khá nhiều tồn tại như
Học sinh TP.HCMthamdự vòng chung kết cuộc thi nghiên cứu KHKT diễn ra hồi tháng 1.
Trong ảnh: Học sinh đang trao đổi với ban giámkhảo về đề tài củamình. Ảnhminh họa: TN
Cuộc thi nghiên cứu khoa học cấpquốc gia nămnay có 91
dự án đoạt giải thưởng trên tổng số 141 dự án dự thi (chiếm
64,5%).Trong đó, có 12 giải nhất, 19 giải nhì, 26 giải ba và 34
giải tư. Bên cạnh đó, ban tổ chức trao tặng 30 giải triển vọng.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi học
sinh giỏi lớp 9, lớp 12 cấp TP. Theo đó, có 6.036 học sinh
thuộc diện học sinh giỏi, trong đó 2.406 học sinh lớp 9 và
3.629 học sinh lớp 12. Hơn 1.000 em ở cả hai khối giành
giải nhất, còn lại đạt giải nhì và ba. Đây là số học sinh giỏi
cấp TP cao nhất trong vòng mấy năm trở lại đây.
Về vấn đề này, thông tin từ Sở GD&ĐT TP, năm nay số
lượng các trường và học sinh đăng ký tham gia nhiều hơn.
Trước đây, sở quy định mỗi trường THPT chỉ được cử
dự thi tối đa năm học sinh/môn thi. Tuy nhiên, năm nay
mỗi trường được cử tối đa 10 học sinh/môn thi. Đối với
các trường chuyên, trường có lớp chuyên, tất cả học sinh
ở mỗi môn chuyên đều có quyền đăng ký dự thi và những
em này sẽ thi theo chương trình chuyên (theo đề thường
nhưng có bổ sung một số câu chuyên sâu).
Điều kiện dự thi là học sinh đang học lớp 12, có xếp
loại học lực và hạnh kiểm học kỳ 1 từ khá trở lên.
Còn ở lớp 9, số lượng thí sinh tối đa của mỗi đội tuyển
quận, huyện là 20 học sinh/môn thi. Riêng môn công
nghệ, số lượng tối đa của mỗi đội tuyển quận, huyện là 10
học sinh. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường
Trung học Thực hành Sài Gòn, THPT Nam Sài Gòn,
THPT Lương Thế Vinh có thể cử riêng đội tuyển dự thi tối
đa 15 học sinh/môn thi khác, môn công nghệ không quá
10 học sinh.
Học sinh muốn dự thi phải có kết quả học kỳ 1 đạt yêu
cầu học lực và hạnh kiểm khá trở lên, là thành viên của
đội tuyển học sinh giỏi các quận, huyện.
Theo quy định, đối với mỗi môn thi, điểm bài thi được
xếp từ cao xuống thấp theo thang điểm 20 và không quá
60% tổng số thí sinh dự thi được công nhận đạt giải học
sinh giỏi TP.
Học sinh đạt giải nhất cấp TP là nhóm có điểm cao nhất
và chiếm không quá 20% tổng số thí sinh đạt giải môn
đó. Học sinh đạt giải nhì cấp TP là nhóm đạt giải có điểm
cao tiếp theo và chiếm không quá 30% tổng số thí sinh đạt
giải môn đó. Học sinh đạt giải ba cấp TP thuộc nhóm đạt
giải còn lại và chiếm không quá 50% tổng số thí sinh đạt
giải môn đó.
Đề thi học sinh giỏi không những khó mà còn yêu cầu
thí sinh phải biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn
đề từ thực tiễn. Đó là vận dụng cao chứ không thể là vận
dụng thấp.
Theo hiệu trưởng một trường THPT, hiện nay ngoài
việc tăng số lượng học sinh dự thi, kỳ thi học sinh giỏi
cấp TP ngày càng được nhiều học sinh quan tâm. Bởi theo
phương án tuyển sinh của nhiều trường đại học, hiện đã có
quy định ưu tiên tuyển thẳng học sinh giỏi cấp quốc gia,
cấp tỉnh, TP. Do đó, cánh cửa vào đại học của các em rộng
mở hơn.
THỤC ĐOAN
Đời sống xã hội -
ThứBa30-3-2021
Lùmxùmcuộc thi khoahọc kỹ thuật
quốc gia
Thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh là cần thiết để khơi gợi đammê khoa học nhưng vấn đề đặt ra là
làm sao có những quy định, cơ chế để cuộc thi đích thực là sân chơi bổ ích.
các đề tài vượt quá tầm của
học sinh, không thực chất,
không có tính ứng dụng, chấm
không khách quan. Ví dụ như
một số đề tài “chữa ung thư”,
“điều trị xơ vữa động mạch”,
“hoại tử”” - ông Vỵ nói.
Ông Vỵ cho rằng nếu có
thống kê đầy đủ, ông tin
rằng tỉ lệ trùng lặp đề tài/dự
án, ý tưởng của cuộc thi qua
các năm là rất lớn. Một điều
trùng hợp nữa là hầu hết đề
tài, dự án không có khả năng
ứng dụng, sản xuất tung ra
thị trường.
“Dùmục đích ban đầu là tạo
sân chơi rất tốt nhưng cuộc
thi KHKT đã đi quá xa theo
hướng tiêu cực và không thực
chất. Tôi cũng như nhiều giáo
viên cho rằng Bộ GD&ĐT
hãy dừng lại càng sớm càng
tốt, tránh để lại những hệ lụy
không đáng có cho thế hệ
trẻ” - ông Vỵ nói.
Ngược lại, cô VK, giáo
viên một trường THPT tại
TP.HCM, lại có quan điểm
khác. Thực tế nhiều năm qua,
cuộc thi này cũng có nhiều
lùm xùm, có nhiều đề tài quá
sức với học sinh, tuy nhiên cô
K. cho rằng không nên dừng
cuộc thi này. Bởi đây là một
hoạt động học tập, nghiên cứu
của học sinh, tạo tiền đề để
các em đam mê nghiên cứu.
“Như trường tôi, học sinh mê
nghiên cứu khoa học bởi các
em được làm, được khẳng
định bản thân mình qua các
sản phẩm. Đây là một sân
chơi để các em nghiên cứu,
còn hơn sau giờ học các em
tìm đến những trò chơi vô
bổ” - cô K. nói thêm.
“Lùm xùm hay không chủ
yếu là do người lớn, còn học
sinh như tờ giấy trắng” - côK.
chia sẻ. Do đó, không riêng
cuộc thi này, bất kỳ cuộc thi
nào quan trọng nhất chính là
cách thực hiện. Đặc biệt khâu
tổ chức phải chặt chẽ, nhất là
ban giám khảo của cuộc thi
phải có trình độ chuyên môn,
thực sự công tâm.
Tương tự, ôngNguyễnVăn
Ngai, nguyên Phó Giám đốc
Sở GD&ĐT TP.HCM, cho
rằng cuộc thi nghiên cứu
KHKT dành cho học sinh
cần thiết để phát huy tính
năng động, sáng tạo và khơi
gợi niềm đam mê nghiên
cứu khoa học. Trước những
sự cố xảy ra, nên chăng bộ
cần có những quy định tránh
sự trùng lặp về mặt đề tài.
Mặt khác, để đánh giá thực
chất thì Bộ GD&ĐT cần có
những quy định, tiêu chí cụ
thể. Điều này cần được thống
nhất trong hội đồng thi, ban
giám khảo. Đồng thời ngoài
việc đánh giá dựa trên sản
phẩm nghiên cứu, những
đề tài có giải ban tổ chức
nên có cuộc gặp gỡ thêm
với tác giả, nhóm tác giả để
tìm hiểu sâu hơn. Từ đó có
cách đánh giá khách quan
và chính xác hơn.•
TP.HCM: 11.000học sinhdự thi, hơn6.000đạt giải học sinhgiỏi
Ngoài việc đánh giá
dựa trên sản phẩm
nghiên cứu, ban tổ
chức nên gặp gỡ tác
giả, nhóm tác giả
để tìm hiểu sâu hơn
từ đó có cách đánh
giá khách quan và
chính xác hơn.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook