14
Bạn đọc -
ThứBa30-3-2021
THÙY LINH
K
ể từ ngày 31-3, các ngân hàng
sẽ buộc phải dừng phát hành
thẻ ATM nội địa mới là thẻ
từ, phải chuyển sang phát hành thẻ
gắn chip. Đó là nội dung tại Thông
tư số 22/2020/TT-NHNN sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 19/2016/
TT-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước quy định về hoạt động thẻ
ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước, quy
định này được đưa ra nhằm ngăn
ngừa hiện tượng một số ngân hàng
vẫn tiếp tục phát hành thẻ mới là
thẻ từ cho khách hàng, ảnh hưởng
đến lộ trình chuyển đổi thẻ chip
nội địa năm 2021.
Liên quan đến việc chuyển đổi
thẻ từ sang thẻ gắn chip,
Pháp Luật
TP.HCM
đã nhận được nhiều thắc
mắc của bạn đọc như đổi thẻ có
mất phí hay không, thẻ gắn chip có
tăng tính bảo mật, các ngân hàng
hỗ trợ như thế nào trong việc đổi
thẻ cho khách hàng…
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc
trao đổi với đại diện một số ngân
hàng để giải đáp những thắc mắc
trên của bạn đọc.
Thẻ ATM gắn chip tăng
tính an toàn, bảo mật
Chị Hồng Hạnh, quận Tân Bình,
TP.HCM thắc mắc về việc chuyển
đổi sang thẻ gắn chip có ngăn ngừa
được nguy cơ đánh cắp mật khẩu
thẻ tại các cây ATM hay không.
Trong thời gian chuyển đổi sang
thẻ chip, liệu thẻ từ có hoạt động
bình thường không.
Tương tự, chị Thảo Anh ở quận
3, TP.HCM cũng thắc mắc thẻ của
chị hiện vẫn còn thời hạn sử dụng
thì chị có cần phải đến ngân hàng
chuyển đổi sang thẻ gắn chip hay
không. Bởi mỗi lần ra ngân hàng
thường rất mất thời gian.
ÔngNguyễnMinhTâm, PhóTổng
giám đốc Ngân hàng Sacombank,
cho biết đối với Sacombank, ngay
từ năm 2019, ngân hàng đã ngưng
phát hành thẻ ATM mới là thẻ từ
mà chuyển đổi sang phát hànhATM
thẻ gắn chip. Việc sử dụng thẻATM
gắn chip sẽ giúp cho tài khoản của
khách hàng an toàn và bảo mật hơn
nhiều so với dùng thẻ từ.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh,
Phó Tổng giám đốc Ngân hàng
Vietcombank, cho biết để hỗ trợ
khách hàng thuận tiện trong việc
chuyển đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip,
hiện Vietcombank đang triển khai
nhiều kênh chuyển đổi thẻ. Khách
hàng có thể đến thực hiện chuyển
đổi sang thẻ gắn chip tại các quầy
giao dịch hoặc ngân hàng tiến hành
đổi thẻ gắn chip đồng loạt cho các
công ty, doanh nghiệp trả lương
nhân viên qua thẻ.
Ngoài ra, khách hàng có thể thực
hiện việc chuyển đổi trực tuyến.
Cụ thể, khách hàng có thể thực
hiện đăng ký chuyển đổi từ thẻ từ
sang thẻ chip trên ứng dụng VCB
DigiBank của ngân hàng mà không
cần phải tới quầy giao dịch để đăng
ký chuyển đổi.
Chuyển đổi thẻ gắn chip
miễn phí
Theo thông tin từ một số ngân
hàng, việc chuyển đổi thẻ từ sang
thẻ chip là xu hướng chung của
nhiều thị trường trên thế giới với
mục tiêu tăng cường an toàn bảo
mật cho khách hàng. Áp dụng tiêu
chuẩn công nghệ thẻATMgắn chip
sẽ hạn chế tình trạng đánh cắp thông
tin thẻ cũng như các nguy cơ mất
an toàn khác.
Thẻ ATM gắn chip đem lại sự
an tâm cho người dùng về vấn đề
bảo mật, thế nhưng vẫn còn nhiều
người dùng thẻ ATM chưa quan
tâm đến việc chuyển đổi.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó
Tổng giám đốc Vietcombank, cho
biết thêm là một trong số ngân
hàng có số lượng thẻ nội địa lưu
hành lớn nhất thị trường nên chi
phí chuyển đổi thẻ rất lớn. Để hỗ
trợ cho khách hàng, Vietcombank
hiện vẫn duy trì chính sách chuyển
đổi miễn phí khi khách hàng đổi thẻ
từ sang thẻ gắn chip. Chuyển đổi
thẻ đến cho khách hàng một sản
phẩm thẻ công nghệ an toàn, bảo
mật hơn, tăng sự thuận tiện trong
thanh toán, rút ngắn thời gian thanh
toán cho khách hàng… Tính đến
hết tháng 2-2021, Vietcombank đã
thực hiện phát hành mới và chuyển
đổi 2,5 triệu thẻ gắn chip nội địa.
Cũng theoôngNguyễnMinhTâm,
Dữ liệu giao dịch được lưu tại chip trên thẻ
Thẻ từ là thẻ có dải băng từ phía sau thẻ, dữ liệu trên thẻ từ được lưu
trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ). Vì vậy dễ dẫn đến rủi ro bị đánh cắp
thông tin thẻ và gian lận giao dịch. Thẻ gắn chip còn được gọi là “thẻ
thông minh”. Thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ, dữ liệu giao dịch
được lưu tại con chip (mặt trước thẻ). Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa
thẻ chip và thẻ băng từ, đảm bảo an toàn, bảo mật cho thẻ gắn chip.
(Theo đại diện SCB)
Từ 31-3: 100% thẻ ATMphát hành
mới phải gắn chip
Phó Tổng giám đốc Sacombank,
hiện ngân hàng có một bộ phận
chăm sóc gọi điện thoại và tư vấn
với các khách hàng về việc chuyển
đổi sang thẻ gắn chip. Đến khi thẻ
gắn chip của khách hàng hoàn tất,
ngân hàng phải mời nhiều lần thì
họ mới đến nhận thẻ. Việc chuyển
đổi thẻ ATM từ sang thẻ gắn chip
hiện nay cũng được ngân hàng thực
hiện hoàn toàn miễn phí.
“Hiện tỉ lệ chuyển đổi từ thẻ từ
sang thẻ gắn chip của Sacombank
đạt khoảng 60%. Trong thời gian
chuyển đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip,
thẻ của khách hàng vẫn hoạt động
bình thường. Khi thẻ gắn chip được
kích hoạt, thẻ từ sẽ bị khóa vĩnh
viễn” - ông NguyễnMinh Tâm nói.
Đại diện Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết
hiện ngân hàng cũng đã thực hiện
việc chuyển đổi sang thẻ chip đạt
tới tỉ lệ rất cao, hơn 80% số thẻ từ
của ngân hàng đã được đổi sang
thẻ gắn chip.•
Nhân viênNgân hàng SCB thực hiện các giao dịch với khách hàng. Ảnh: THÙY LINH
Trong thời gian chuyển
đổi thẻ từ sang thẻ gắn
chip, thẻ của khách hàng
vẫn hoạt động bình
thường. Khi thẻ gắn chip
được kích hoạt, thẻ từ sẽ
bị khóa vĩnh viễn.
Việc sử dụng thẻ ATMgắn chip sẽ giúp cho tài khoản của khách hàng an toàn và bảomật hơn nhiều
so với dùng thẻ từ.
Có được đăng ký BHYT cho
trẻ ở BV Nhi đồng 1?
Những người có thẻ BHYT đi
khám chữa bệnh tại các cơ sở
khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện quận,
huyện, nếu bệnh lý vượt quá khả năng điều trị sẽ
được chuyển tuyến.
Tôi mới sinh em bé và theo quy định thì tôi sẽ làm thủ tục
đăng ký khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại nơi
có hộ khẩu thường trú của tôi là quận Gò Vấp, TP.HCM.
Cho tôi hỏi, khi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu
BHYT cho con, tôi muốn đăng ký tại BV Nhi đồng 1 có
được không?
Bạn đọc
Mai Thảo
(Quận Gò Vấp, TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: BV Nhi đồng 1 là
bệnh viện chuyên khoa và hiện không tiếp nhận đăng ký
khám chữa bệnh BHYT ban đầu.
Trường hợp này bạn có thể đăng ký nơi khám chữa
bệnh ban đầu cho con bạn ở các cơ sở khám chữa bệnh
tuyến quận, huyện theo danh sách đã được cơ quan bảo
hiểm xã hội công bố trước đó.
Lưu ý rằng những người có thẻ BHYT đi khám chữa
bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc các bệnh
viện quận, huyện và nếu bệnh lý vượt quá khả năng điều
trị của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được chuyển tuyến
lên các bệnh viện khác để tiếp tục điều trị.
VÕ HÀ
Giấy chuyển tuyến BHYT có giá trị
bao nhiêu ngày?
Ngoại trừ 62 bệnh theo quy định có giá trị hết
một năm thì những trường hợp bệnh khác
giấy chuyển tuyến có giá trị 10 ngày.
Tôi có thẻ BHYT và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban
đầu ở BV Tân Bình, TP.HCM. Hiện tại tôi đang mang thai
ở tháng thứ tám và có dấu hiệu dọa sinh non nên tôi đã
đến BV Tân Bình để xin giấy chuyển tuyến lên BV Từ Dũ.
Tuy nhiên, đã qua một tuần rồi mà tôi vẫn chưa sinh.
Xin hỏi giấy chuyển tuyến BHYT có giá trị sử dụng
trong bao lâu?
Bạn đọc
Thanh Hằng
(Quận Tân Bình, TP.HCM)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Theo quy định tại
điểm c, d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT
thì giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm
việc kể từ ngày ký.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắc bệnh trong
nhóm 62 bệnh, nhóm bệnh như bệnh lao, ung thư, HIV,
động kinh… (theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành
kèm theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT) thì được sử dụng
giấy chuyển tuyến đến hết ngày 31-12 năm dương lịch đó.
Đến hết ngày 31-12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang
điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh thì giấy chuyển
tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.
Như vậy, trường hợp của chị Hằng không nằm trong nhóm
62 bệnh phải điều trị lâu dài theo quy định. Giấy chuyển tuyến
của chị chỉ có giá trị trong 10 ngày. Nếu quá thời hạn, chị phải
đến BVTân Bình xin giấy chuyển tuyến mới.
VÕHÀ