067-2021 - page 8

8
Kiên Giang nói về việc
người dân chiếm đất
ở sân bay Phú Quốc
Cục Hàng không Việt Namđề nghị UBND tỉnh KiênGiang có phương án
xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếmđất tại khu vực sân bay PhúQuốc.
PHONGĐIỀN
T
rước tình hình người dân
tái chiếm đất khu vực
sân bay Phú Quốc (Kiên
Giang), trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, chủ tịch UBND tỉnh
Kiên Giang cho biết: Tỉnh đã
làm việc với nhà chức trách
hàng không và đã tìm được
hướng giải quyết.
Phần lớn mương thoát
nước bị lấp
Sân bay Phú Quốc đang nằm
trong tốp các sân bay bận rộn
nhất cả nước. Tuy nhiên, thời
gian gần đây đã xuất hiện tình
trạng người dân tái lấn chiếm
đất phía bắc đường cất hạ cánh
sân bay.
Theo Cục Hàng không Việt
Nam, tình trạng người dân tái
chiếm đất ở khu vực phía bắc
đường cất hạ cánh của Cảng
hàng không quốc tế Phú Quốc
diễn biến phức tạp.
Cụ thể, người dân san lấpmặt
bằng đã lấp phần lớn mương
thoát nước (mương M1), gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến
việc thoát nước tự nhiên ra sông
Cửa Lấp trong mùa mưa bão
tại khu vực phía đông, đông
bắc đường cất hạ cánh sân bay.
Tình trạng này ảnh hưởng rất
lớn đến an toàn khai thác bay
tại cảng.
Theo đó, Cục Hàng không
đã đề nghị UBND tỉnh Kiên
Giang hỗ trợ nạo vét khu vực
sôngCửa Lấp vào cuối mùa khô
và trước mùa mưa nhằm đảm
bảo yêu cầu thoát nước từ hệ
thốngmương khu bay của cảng.
Cục Hàng không cũng đề
nghị tỉnh này quản lý chặt chẽ
hoạt động xây dựng tại lưu vực
sông Cửa Lấp, không làm ảnh
hưởng đến dòng chảy của sông.
Đồng thời có phương án xử lý
dứt điểm tình trạng lấn chiếm
đất tại sân bay Phú Quốc để
triển khai phục hồi các mương
thoát nước đã bị các hộ dân lấn
chiếm đất lấp đi.
Lập tổ công tác kiểm tra
Đại diệnCảng vụ hàng không
miềnNam tại sân bay PhúQuốc
cho biết: Vụ việc trên đã được
đơn vị lực lượng chức năng
khảo sát thực địa. Đồng thời
đã báo cáo về Cảng vụ hàng
không miền Nam và Cục Hàng
không để kiến nghị các cấp có
thẩm quyền vào cuộc.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, phíaUBND tỉnhKiên
Giangxác nhận lãnhđạoUBND
tỉnh Kiên Giang đã chủ trì làm
việc với Cục Hàng không Việt
Nam về tình hình lấn chiếm
đất khu vực sân bay Phú Quốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Kiên Giang Nguyễn Thanh
Nhàn cũng cho biết UBND tỉnh
đã làm việc với nhà chức trách
hàng không để tìm giải pháp
tháo gỡ tình trạng người dân tái
lấn chiếm đất ở sân bay. Đồng
thời tìm biện pháp khơi thông
mương thoát nước để đảm bảo
khai thác hàng không an toàn.
“Vấnđềnàyđãđược tỉnhquan
tâm và làm rõ một số diện tích
đất liên quan đến sân bay Phú
Quốc để xử lý kịp thời” - ông
Nhàn nói.
Theo ông Nhàn, qua làm
việc, các bên đã thống nhất
một số phương án tháo gỡ tình
trạng trên. Cụ thể, tỉnh giao
cho UBND TP Phú Quốc chủ
trì, phối hợp với Cảng vụ hàng
không miền Nam cùng các sở,
ngành lập tổ công tác kiểm tra,
xử lý các hành vi lấn chiếm đất
tại sân bay Phú Quốc.
Trong đó, UBND TP Phú
Quốc có trách nhiệm kiểm tra,
xử lý nghiêmcác trường hợp lấn
chiếm, xây dựng không phép
trên đất đã giao cho sân bay Phú
Quốc. Đồng thời nghiên cứu,
đề xuất quy hoạch đường dân
sinh cặp hàng rào sân bay này.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh
Kiên Giang cũng đề nghị Tổng
Công ty Cảng hàng khôngViệt
Nam - ACV bố trí kinh phí để
chi trả bồi thường cho các hộ
dân. Chi phí bồi thường này
được tính theo phương án bồi
thường bổ sung đã được phê
duyệt.
Cùng đó, TP Phú Quốc cần
triển khai xây dựng dứt điểm
các đoạn hàng rào chưa thi công
và có biện pháp quản lý, bảo vệ
chặt chẽ quỹ đất đã được giao,
đảm bảo an ninh, an toàn cho
hoạt động bay.•
Lượng khách quốc tế và nội địa thông qua sân bay PhúQuốc không ngừng tăng qua các năm. Ảnh: P.ĐIỀN
Nghẽn thoát nước, 70 chuyến bay bị hủy
Sân bay Phú Quốc được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp
4E của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO). Sây bay
có đường hạ cất cánh 45 x 3.000 m, đường lăn song song 23 x
3.000m. Hệ thốngđường lănđápứngyêucầukhai thác, đài kiểm
soát không lưu, sân đậu máy bay. Sân bay có tám vị trí đậu cho
máy bay A320 - A321 vào giờ cao điểm với diện tích 39.400 m
2
.
Nhà ga hành khách có diện tích 24.325 m
2
, công suất phục
vụ 2,65 triệu khách/năm. Tuy nhiên, thời gian qua sân bay Phú
Quốc phục vụ 3 triệu khách/năm.
Theo quy hoạch đến năm 2030, sân bay Phú Quốc có khả
năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm. Lượng hàng
hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/
năm, tiếp nhận 3.500 khách/giờ.
Hồi tháng 8-2019, khubay của Cảnghàng khôngquốc tế Phú
Quốc bị ngập lụt do tắc nghẽn đường thoát nước ra sông Cửa
Lấp.Theo đó, cảng phải tạmngưng tiếp thumáy bay trong thời
gian 1 giờ 30 phút, cùng ngày hủy gần 70 chuyến bay đi/đến.
UBND TP Phú Quốc
có trách nhiệm kiểm
tra, xử lý nghiêm các
trường hợp lấn chiếm,
xây dựng không phép
trên đất đã giao cho
sân bay Phú Quốc.
Gần2.000 tỉ cải tạo
kênh, chốngngập
sânbayTânSơnNhất
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị
TP.HCM (Ban hạ tầng đô thị) vừa có văn bản gửi Sở
Xây dựng TP.HCM về đề xuất đầu tư hơn 1.980 tỉ
đồng để cải tạo kênh Hy Vọng, chống ngập cho khu
vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo Ban hạ tầng đô thị, qua quá trình khảo sát
và tìm hiểu cuộc sống người dân dọc hai bên kênh
Hy Vọng (phường 15, quận Tân Bình) cho thấy:
Nếu kênh này không được sớm cải tạo sẽ dẫn đến
ngập úng cục bộ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, gây
mất an toàn bay. Đồng thời tình trạng rác thải đầy
kênh đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân hai bên bờ kênh.
Ngoài ra, hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước
thải chung khu vực kênh hiện quá cũ (chỉ còn
khoảng 10% đạt yêu cầu), trên 30% diện tích khu
vực chưa có cống thoát nước.
Mặt khác, do phát triển đô thị một cách nhanh
chóng nên hệ thống tiêu thoát nước quá tải, không
đáp ứng nhu cầu. Các nhà máy, khu công nghiệp rải
khắp khu vực, xen kẽ với dân cư và công trình công
cộng thải ra các chất độc gây ô nhiễm nặng nề về
môi trường, ảnh hưởng lớn đến khoảng 1 triệu người
dân sinh sống trong khu vực.
Vì vậy, dự án cải tạo kênh Hy Vọng được tách
ra từ dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực
TP.HCM” để sớm triển khai giải quyết tình trạng ô
nhiễm cấp bách trong khu vực dọc kênh Hy Vọng.
Dự án cũng sẽ đảm bảo khả năng thoát nước cho lưu
vực sân bay Tân Sơn Nhất và vùng phụ cận, đồng
thời cải tạo được môi trường cho gần 200 hộ dân
sống hai bên kênh.
Ngoài ra, dự án sẽ giúp ngăn triều lũ, chống
ngập cho các khu công nghiệp, công trình công
cộng, dân cư, khơi thông dòng chảy, cải tạo vệ
sinh môi trường suốt tuyến kênh Hy Vọng. Từ
đó góp phần cải thiện môi trường phòng chống ô
nhiễm từ rác, nước thải. 
Dự án có điểm đầu đường Phạm Văn Bạch, điểm
cuối giáp với kênh Tham Lương, chiều dài xây dựng
kênh là 117,5 m (trong đó, kênh hở hình chữ nhật
chiều dài 970 m, kênh kè hai bên cừ lá sen dài
147,5 m). Toàn tuyến bố trí 55 hố thu để chờ kết nối
thoát nước mưa lưu vực dọc hai bên bờ kênh.
Dự án sẽ xây dựng mới chín cống xả, hai cống qua
đường. Bố trí đường giao thông đô thị kết hợp quản
lý, vận hành dọc hai bên bờ kênh rộng 6 m, kết cấu
nền mặt đường cấp phối đá dăm và bê tông nhựa,
vỉa hè 2 x 2 m.
Dự án có lan can thép dọc hai bên thành bờ kênh
đảm bảo an toàn và hệ thống đèn chiếu sáng, đèn
đôi bố trí dọc hai bên đường trên phần vỉa hè cập bờ
kênh. Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2025,
tổng mức đề xuất đầu tư là 1.980 tỉ đồng.
KIÊN CƯỜNG
Nam bộ sẽ tăng nhiệt vào
giữa tháng 4
Những ngày vừa qua, TP.HCM và các tỉnh Nam
bộ xuất hiện nắng nóng gay gắt, gây ảnh hưởng đến
cuộc sống người dân.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ,
nguyên nhân nắng nóng những ngày vừa qua chủ
yếu ảnh hưởng bởi áp thấp nóng phía tây mở rộng
về đông nam, trên cao trục áp cao tây Thái Bình
Dương (cận nhiệt đới) nằm trên khu vực Trung bộ,
Nam Trung bộ.
Ông Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng Dự báo
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết:
Đến đầu tháng 4 sẽ vẫn duy trì nắng nóng diện rộng.
Các ngày từ 3 đến 6-4 cường độ nắng có thể giảm
nhẹ và sau đó lại tăng lên.
Khoảng giữa tháng 4 có thể có đợt nắng nóng
mạnh nhất trong năm, nhiệt độ cao nhất ở Biên
Hòa, Đồng Xoài có thể 38-39 độ C, tại TP.HCM
nhiệt độ có thể 37-38 độ C. Người dân nên hạn chế
ra đường.
N.CHÂU
Đô thị -
ThứBa30-3-2021
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook