125-2021 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 7-6-2021
Khó khăn kép
nhưng vẫn
muốn góp tiền
mua vaccine
TÚUYÊN
N
hằm sớmkhôi phục sản
xuất, chung tay cùng
Nhà nước thực hiện
mục tiêu kép vừa chống dịch
vừa phát triển kinh tế, doanh
nghiệp (DN) ngành bán lẻ,
lương thực, thực phẩm, du
lịch… mong muốn tự bỏ
kinh phí để tìm mua nguồn
vaccine và tiêm cho người
lao động.
Cảnh báo môi giới
vaccine
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch
Hội Lương thực Thực phẩm
TP.HCM (FFA), cho biết hiện
nay các hội viên rất mong
tìm được nguồn vaccine để
tiêm cho nhân viên của mình.
Các loại vaccine thông dụng
đang lưu hành tại các nước
gồm: AstraZeneca, Pfizer,
ModernavàJohnson&Johnson.
Thế nhưng các nhà sản xuất
vaccine thường chỉ đồng ý
ký hợp đồng bán cho chính
phủ các nước có nhu cầu, mà
không bán cho các đơn vị tư
nhân hay DN.
“Trong thời gianchờvaccine
về, FFA sẽ đồng hành cùng
Quỹ vaccineCOVID-19, cùng
Chính phủ, Bộ Y tế… triển
khai hiệu quả các biện pháp
đảm bảo phòng chống dịch
như cơ quan y tế đã khuyến
cáo” - bà Chi nói.
Ở lĩnh vực bán lẻ, trên cơ
sở đề xuất của Hiệp hội Bán
lẻViệt Nam, BộCôngThương
đã kiến nghị Chính phủ đưa
người lao động tại các siêu
thị, chợ... vào đối tượng được
ưu tiên tiêm vaccine.
TheoôngFurusawaYasuyuki,
TổnggiámđốcCông tyTNHH
AEONViệt Nam, một số DN
đang chủ động tìmnguồn cung
vaccine cho người lao động
với kinh phí tự chi trả. Bản
thân AEON Việt Nam cũng
sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ
tất cả nhân viên của mình
được tiêm vaccine.
Đồng thời, công ty đang cố
gắng làmviệc với các cơ quan
nhànước có thẩmquyềnvà các
đơn vị được BộY tế cấp phép
đủ điều kiện nhập khẩu, bảo
quản vaccine COVID-19 để
nhanhchóngxúc tiếnkếhoạch.
Tổng công ty cổ phần Bia
Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) cho hay đang nỗ lực
tìm kiếm các nguồn cung ứng
vaccine phòng COVID-19
cho người lao động của công
ty trên toàn quốc. Hiện công
ty đang tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định và hướng
dẫn của Nhà nước về phong
chông COVID-19. Điều này
cũng sẽ được áp dụng khi
công ty làm việc với các cơ
quan chức năng về việc đặt
mua vaccine cho nhân viên
của mình.
“Chúng tôi cam kết đảm
bảo sẽ thực hiện theo đúng
quy trình và nhận được các
phê duyệt cần thiết của các cơ
quan quản lý khi tìm nguồn
cung ứng vaccine COVID-19
cho nhân viên” - đại diện
Sabeco nhấn mạnh.
Nỗ lực tìm kiếm
nguồn vaccine
Hiệp hội Du lịch Việt Nam
mới đây cũng đề nghị cơ quan
chức năng cho phép hệ thống
các đơn vị kinh doanh ngành
du lịch được đóng góp kinh
phí để tiêm phòng vaccine
cho nhân viên và gia đình
của người làm trong ngành
du lịch, dù đang gặp muôn
vàn khó khăn. Bên cạnh đó,
hiệp hội kêu gọi các công ty
du lịch tích cực đóng góp vào
Hàng loạt doanh nghiệp ủng hộ
Quỹ vaccine COVID-19
Tối 5-6, Quỹ vaccine COVID-19 chính thức ra mắt. Đến
nay, tổng số tiền các tổ chức, DN, người dân, bộ, ngành,
địa phương đóng góp và cam kết hỗ trợ cho quỹ là hơn
6.600 tỉ đồng.
Nhiều DN mặc dù đang phải đối mặt với khó khăn do
tác động của dịch bệnh nhưng vẫn tích cực đóng góp cho
quỹ. Bên cạnh đó, nhiều DN cho hay sẵn sàng kết nối với
các hãng sản xuất vaccine.
Điển hình như Vingroup tuyên bố góp số tiền tương
đương 4 triệu liều vaccine. HDBank, Sovico ủng hộ 60 tỉ
đồng, tương đương 1 triệu liều vaccine; Hòa Phát, T&T,
Vietcombank, VietinBank, Agribank... cũng đồng loạt ủng
hộ hàng trăm tỉ đồng.
quỹ vaccine của Chính phủ.
Ông Pham Phu Trương,
Chu tich Hôi Doanh nhân tre
TP.HCM, cũng cho hay: Khi
xay ra dich COVID-19, ban
thân DN xac đinh vaccine la
giai phap tôt nhât đê ôn đinh
san xuât, kinh doanh nên đa
tham gia tim nguôn vaccine
cach đây khoang bôn thang.
Tuy nhiên, trên thê giơi,
viêc tim nguôn cung vaccine
COVID-19 gân như la “cuôc
chiên” giữa cac quôc gia
nên đôi vơi DN cang không
đơn gian.
“Nhu câu timmua vaccine
đê tiêm cho ngươi lao đông
cua cac hôi viên doanh nhân
tre rât lơn. Vưa qua, môt
sô doanh nhân cung đa tim
nguôn vaccine tưẤnĐô, Nga,
My… đên giơ nay chung tôi
biêt đươc la vân đang đam
phan. Doanh nhân tham gia
mua vaccine co lơi thê la co
nhiêu môi quan hê quôc tê,
đamphangia cungnhư thương
lương nhanh vi không qua cơ
chê đâu thâu” - ông Trương
nhận định.
Liên quan đên thông tin
hiên nay cac nha san xuât
vaccine chi ký hơp đông
trưc tiêp vơi Chinh phu chư
không ký trưc tiêp vơi DN,
ông Trương giai thich: Trên
nguyên tăc, phai đươc sư
đông y tư Chinh phu, BôY tê
thi đơn vi co nguôn vaccine
mơi ban cho DN Viêt Nam.
Nghia la họ ban cho DN đa
đươc Bô Y tê câp phep nhâp
khâu, đên khâu thanh toan thì
doanh nhân chi tra.
“Vì vậy, hiên nay chúng
tôi đang chu đông tim nguôn
vaccine ơ cac nươc. Song
song đo, chúng tôi đa đăng
ký trươc vơi môt sô đơn vi
co tiêm năng uy tin trong
số 36 DN đa đươc câp phep
nhâp khâu đê hôi viên co
đươc vaccine sơm nhât co
thê” - ông Trương thông tin.•
Hầuhết cácdoanhnghiệpmongmuốn sớmcóvaccine
ngừaCOVID-19để tiêmchongười laođộng củamình.
Các doanh nghiệpmongmuốn sớmcó vaccine để tiêmcho người lao động củamình. Ảnh: TÚUYÊN
Nhiều chủ DN bày
tỏ dù đang gặp khó
khăn kép do dịch
bệnh và nguyên liệu
đầu vào leo thang
nhưng tha thiết
“chia lửa” về kinh
phí và tìm vaccine
cùng Chính phủ.
Cần sớmhướngdẫnđể địaphương thamgiamuavaccine
Đợt dịch COVID-19 trở lại Việt Nam lần thứ tư với
những diễn biến phức tạp. Nó đặt ra thách thức rằng Việt
Nam không chỉ thực hiện mục tiêu kép là chống dịch và
phát triển kinh tế. Cùng với những diễn biến tích cực ở
Mỹ và châu Âu thời gian qua, đến nay ai cũng nhận thấy:
Vaccine là giải pháp hiệu quả nhất trong trung hạn và dài
hạn dành cho Việt Nam.
Trong báo cáo của Bộ Y tế hôm 31-5 về tình hình, tiến
độ nhập khẩu vaccine có ba điểm sáng. Thứ nhất, từ nhiều
tháng nay Bộ Y tế đã liên tục có hàng chục cuộc tiếp xúc,
đàm phán với các nhà sản xuất vaccine và cơ quan liên
quan để có vaccine sớm, phấn đấu cuối năm 2021 sẽ có
miễn dịch cộng đồng.
Thứ hai, bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Bộ Y tế được
giao là đầu mối nhập khẩu vaccine nhưng không có nghĩa
là bộ “độc quyền” nhập khẩu. Các địa phương, doanh
nghiệp có đủ năng lực đều được khuyến khích nhập khẩu.
Thứ ba, tất cả vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) cấp phép; dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin
cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam thì vẫn được tiến
hành nhập khẩu. Với vaccine mà WHO chưa cấp phép
nhưng đã được các nước cấp phép, nếu có đơn vị nào
tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay. Bộ
trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Bộ sẽ xử lý
ngay khi có hồ sơ và nếu hợp lệ thì tối đa năm ngày làm
việc là cấp phép được”.
Như vậy về chủ trương, chuyện phân quyền cho địa
phương, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn cung vaccine
là đã có. Làm tốt chủ trương này sẽ đạt ít nhất hai lợi
ích: (i) Dễ tiếp cận nguồn cung hơn, huy động được nhiều
nguồn lực hơn, có chiến lược đàm phán hợp lý hơn; (ii)
Giảm tải việc cho Bộ Y tế.
Đến nay Bộ Y tế đã có hai động thái mở đường cho
vaccine. Thứ nhất, bộ công bố danh sách các vaccine đã
được phê duyệt (gồm AstraZeneca của Anh, Sputnik V của
Nga và Sinopharm của Trung Quốc). Đây là vai trò thẩm
định chuyên môn cực kỳ quan trọng và không ai có thể
thay thế Bộ Y tế.
Thứ hai, Bộ Y tế đã công bố danh sách 36 doanh nghiệp
có đủ điều kiện và pháp nhân nhập khẩu vaccine. Đây sẽ
là các đầu mối tham gia đàm phán và đủ điều kiện nhập,
bảo quản, phân phối vaccine hiệu quả.
Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ
thể để chính quyền địa phương và doanh nghiệp tham gia
vào quá trình tìm kiếm, đàm phán và mua vaccine.
Cần hiểu rằng văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý để
các địa phương và doanh nghiệp vừa an tâm tham gia đi
tìm nguồn cung, vừa chia sẻ gánh nặng với Bộ Y tế trong
đàm phán và huy động nguồn lực mua vaccine. Khi đó Bộ
Y tế sẽ là đơn vị đồng hành và “gác cổng” cuối cùng cả
về chất lượng lẫn về đảm bảo nguồn cung.
Ngoài ra trên thực tế, nhiều hãng cung cấp vaccine
không đàm phán với người mua khi họ mang danh nghĩa
là doanh nghiệp hay chính quyền địa phương để đi đàm
phán (mà phải cần có sự xuất hiện của chính phủ và ở
đây đại diện là Bộ Y tế). Ví dụ như Công ty Pfizer, họ cho
biết họ chỉ đàm phán việc mua vaccine với các chính phủ
và các tổ chức xuyên quốc gia, thay vì các doanh nghiệp
và chính quyền địa phương. Như vậy, sự tham gia của bộ
trong vai trò lãnh đạo vẫn sẽ được đảm bảo.
Một doanh nghiệp bán vaccine thường sẽ dựa vào: (i)
giá trị đạo đức (tính cấp thiết phải bán vaccine cho vùng
có dịch bệnh nặng); (ii) quan hệ chính trị (cấp nhà nước);
và (iii) các lợi ích về kinh tế, cơ hội đầu tư lâu dài ở nước
mua vaccine (mà hơn ai hết, chính quyền địa phương,
doanh nghiệp sẽ hiểu rất rõ).
Có sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh
nghiệp thì Chính phủ và Bộ Y tế sẽ có thêm tham mưu, chọn
lựa về hứa hẹn hợp tác, đầu tư khi đàm phán với các chính
phủ, bộ, ngành và doanh nghiệp nước ngoài nhằm đổi lại
cơ hội mua vaccine kịp thời về cho người dân Việt Nam.
ĐỖ THIỆN
Sổ tay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook