12
Đời sống xã hội -
ThứHai 7-6-2021
CHÂUANH
G
i ữa l úc d ị ch bệnh
COVID-19 diễn biến
phức tạp, ở các tuyến
đường ra vào TP Cần Thơ,
lực lượng tình nguyện viên
cũng đang căng mình tại các
chốt kiểm soát để kịp thời
ghi nhận, phân loại người có
nguy cơ nhiễm bệnh để bảo
vệ vùng lõi. Bên cạnh đó,
cũng có nhiều người đang
âm thầm góp chút công sức
để chung tay cùng chính
quyền địa phương đẩy lùi
dịch COVID-19.
Cơm 5.000 đồng
dành cho
người lao động
Hơn tuần nay ởmột góc nhỏ
trên con đường Hải Thượng
Lãn Ông (quận Ninh Kiều),
ngày nào cũng có đông các
bạn trẻ đến quán cà phê số 4
để chung tay chuẩn bị cơm
bán cho người lao động nghèo.
Mỗi phần cơmvới đủ thức ăn,
rau và canh nhưng chỉ với giá
5.000 đồng/hộp - cái giá “bảo
trợ” cho những người lao động
chân tay, những người bán vé
số... cuộc sống vốn dĩ đã khó
khăn, nay lại càng khó hơn
trong đợt dịch bệnh.
Bà LêHoài Hận (một người
bán vé số dạo) bày tỏ: “Trong
lúc dịch bệnh như hiện nay,
mua bán ế ẩm mà có được
nơi bán cơm rẻ, ngon như
thế này cũng đỡ cho chúng
tôi lắm”.
Anh Trung Dũng, chủ quán
cà phê số 4, cho biết trong
đợt dịch trước anh có tổ chức
đi phát cơm, phát quà cho
những người vô gia cư. Sau
“Một phần cơm như thế
này thông thường tôi bán giá
25.000 đồng/phần, để hỗ trợ
bà con nghèo tôi chỉ bán giá
5.000 đồng. Sở dĩ tôi phải bán
thay vì tặng miễn phí cho bà
con vì với nhiều người, khi
bỏ ra 5.000 đồng để mua họ
sẽ tự tin hơn, hơn nữa đây
cũng là cách để có ít kinh
phí tiếp tục nấu cơm cho bà
con. Tôi sẽ duy trì mô hình
này đến khi Nhà nước công
bố hết dịch COVID-19” - anh
Dũng chia sẻ.
Nấu cơm tặng lực
lượng tình nguyện viên
Cùng mục đích, quán ăn
Quê Mình (quận Ninh Kiều)
cũng tổ chức nấu cơm để tiếp
sức cho lực lượng tình nguyện
viên ở các điểmkiểm soát trên
địa bàn TP. Theo anh Võ Văn
Nam, nhân viên quản lý quán,
từ ngày 10-5 khi dịch bệnh bắt
đầu diễn biến phức tạp, quán
đã tiên phong không bán tại
chỗ mà chỉ bán online.
Từ khi các điểm kiểm soát
lập nên, nhận thấy công việc
tại các chốt khá vất vả, cần
được hỗ trợ về thức ăn, thức
uống nên doanh nghiệp cũng
tiếp một phần sức để cùng
chính quyền địa phương
chống dịch. Rồi cứ vậy, mỗi
ngày ba buổi, sáng trưa thì
cơm phần, tối thì thức ăn
nhanh, các nhân viên của
quán cùng nhau chế biến
và trao đến tận tay các tình
nguyện viên đang làm việc
ở các điểm kiểm soát.
“Dù bán online đã khó
khăn cho doanh thu nhưng
mỗi món bán đi chúng tôi
cố gắng trích 10.000 đồng
để nấu cơm ủng hộ các tình
nguyện viên, tuy nhiên sự
ủng hộ về kinh phí lớn nhất
là từ quỹ thiện nguyện Mr
Chì. Chúng tôi nguyện sẽ hỗ
trợ cho các tình nguyện viên
của các điểm kiểm soát đến
khi nào các chốt dừng hoạt
động, không giới hạn thời
gian” - anh Nam nói.•
NgườimiềnTâyđùmbọcnhau
trong mùa dịch COVID-19
Những phần
cơmbán
cho người
nghèo với giá
“bảo trợ” hay
những phần
cơmmiễn phí
cho các tình
nguyện viên
tại các trạm
kiểm soát
thể hiện tinh
thần lá lành
đùm lá rách
của người
miền Tây.
Với tính hào sảng của người
miềnTây, họ luôn tâmniệmcho
đi là còn mãi, vì vậy khi thấy
người khác khó khăn, họ luôn
hỗ trợ trong khả năng có thể.
Đây cũng chính là hành động
khẳng định sự đồng lòng của
chínhquyềnvàngườidântrong
cuộc chiến với dịch COVID-19.
Tiêu điểm
Những phần cơmcó giá 5.000 đồng như thế này rất có ý nghĩa với người lao động, người bán vé số...
trong thời điểmhiện nay. Ảnh: CHÂUANH
Chuẩnbị cơmmiễnphí cho lực lượng tìnhnguyệnviên tại CầnThơ.
Ảnh: ANHHÀO
này suy nghĩ lại, anh cảm
thấy sự giúp đỡ của anh khá
ít với người có hoàn cảnh khó
khăn. Đến đợt dịch này, sau
khi tham khảo ý kiến nhiều
người, anh Dũng quyết định
Mỗi ngày ba buổi,
sáng trưa thì cơm
phần, tối thì thức
ăn nhanh, các nhân
viên của quán cùng
nhau chế biến và
trao đến tận tay các
tình nguyện viên.
nấu cơm hỗ trợ cho người lao
động, người bán vé số, hàng
rong... Anh Dũng tiết lộ, mỗi
ngày anh nấu hơn 200 suất
cơm cho người có hoàn cảnh
khó khăn đến mua.
Gần 2.000 cán bộ, người lao động ở
quận Gò Vấp làm việc ngoài quận
Tối 5-6, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp (TP.HCM) đã tổ
chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cán bộ, công
chức, người lao động cư trú tại quận Gò Vấp đang làm
việc tại các sở, ngành TP và các quận, huyện khác.
Việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 được tổ chức tại
ba địa điểm: Trường Tiểu học Hạnh Thông (phường 4),
Trường Mầm non Anh Đào (phường 7) và Trung tâm Văn
hóa quận (phường 13).
BS Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế quận
Gò Vấp, cho biết đến 20 giờ 30 ngày 5-6, đã có 1.976
người là cán bộ, công chức, người lao động cư trú tại quận
Gò Vấp, đang làm việc tại các sở, ngành của TP và các
quận, huyện khác được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.
Theo BS Hòa, việc xét nghiệm là thực hiện theo chỉ
đạo của UBND TP về thay đổi phương thức làm việc của
cơ quan, đơn vị nhà nước đảm bảo phù hợp trong đợt cao
điểm phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Cụ
thể, cán bộ, công chức, người lao động trực thuộc các sở,
ban, ngành TP, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện,
UBND các phường, xã, thị trấn khác đang cư trú trên địa
bàn quận Gò Vấp, thực hiện các công việc có tính chất
quan trọng, đặc thù không thể làm việc tại nhà, phải có
giấy kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của
cơ quan y tế. Do đó, trong sáng 5-6, Trung tâm Y tế quận
Gò Vấp đã thông báo về việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm
SARS-CoV-2 cho các đối tượng nêu trên. Dự kiến, kết
quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 72 giờ.
HOÀNG LAN
Huyện Hóc Môn kêu gọi tình nguyện viên
chăm sóc người cách ly tập trung
Sáng 6-6, mạng xã hội lan truyền thông tin với tiêu đề
“Chúng tôi cần bạn”.
Thông tin có nội dung: “Trước tình hình diễn biến phức
tạp của đại dịch COVID-19, huyện Hóc Môn (TP.HCM)
đang kêu gọi các tình nguyện viên có chuyên môn y tế là
các y, bác sĩ (BS), điều dưỡng nghỉ hưu, sinh viên, thực
tập sinh ngành y, kể cả người dân có chuyên môn y tế…
tình nguyện tham gia cùng địa phương thực hiện công tác
phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện.
Vì ý nghĩa đó, huyện Hóc Môn rất mong nhận được sự
ủng hộ, tình nguyện tham gia của mọi người chung sức
chung lòng cùng quê hương Hóc Môn vượt qua và chiến
thắng dịch bệnh”.
Thông tin còn có nội dung: “Các tình nguyện viên đăng
ký tham gia thông qua Phòng y tế huyện Hóc Môn hoặc
liên hệ BS Đàm Công Minh, Phó Trưởng Phòng Y tế
huyện Hóc Môn”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, BS Minh cho biết
thông tin trên là chính xác. “Khu cách ly tập trung của
huyện Hóc Môn có 50 giường và lượng người thực hiện
cách ly tập trung đã gần bằng con số đó. Trước diễn biến
phức tạp của dịch bệnh COVID-19, số người thực hiện
cách ly tập trung chắc chắn sẽ gia tăng. Do vậy, Hóc Môn
có kế hoạch mở rộng khu vực cách ly tập trung” - BS
Minh cho biết thêm.
Theo BS Minh, một khi mở rộng khu cách ly tập trung
buộc phải có lực lượng y tế chăm sóc những người cách
ly. “Do đó ngoài nhân viên y tế cơ hữu, huyện Hóc Môn
rất cần tình nguyện viên để bổ sung nhân lực chăm sóc
những người cách ly tập trung” - BS Minh chia sẻ.
Phóng viên đặt câu hỏi: “Y, BS, điều dưỡng nghỉ hưu
thì sức khỏe có phần hạn chế, lại có bệnh nền đi kèm thì
liệu có đảm trách được công việc chăm sóc người cách ly
hay không?”. “Khi tiếp nhận, chúng tôi phải sàng lọc tình
nguyện viên đủ sức khỏe và không có bệnh nền để thực
hiện tốt công việc và đảm bảo không để lây nhiễm bệnh” -
BS Minh nói.
TRẦN NGỌC