125-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 7-6-2021
Hành vi tạo khống án
để đạt chỉ tiêu thi đua
là sai trái, vi phạm đạo
đức nghề nghiệp nhưng
không có vụ lợi nên xử
lý về mặt Đảng, chính
quyền và kỷ luật theo
quy định ngành là hợp
tình, hợp lý.
Thử lý giải vụ
quan tòa làm
khống hồ sơ
Rất có thể những bất cập trong quy định
về cách tính thi đua của ngành tòa án dẫn
đến chánh án, phó chánh án và thẩmphán
ởĐắk Nông lập khống 57 hồ sơ để
“chạy thi đua”…
MINHCHUNG
S
ự việc chánh án, phó chánh
án và thẩm phán ở Đắk Nông
bị kỷ luật vì đã tạo ra 57 hồ
sơ vụ án dân sự khống đã gây sự
chú ý của dư luận, đặc biệt là trong
giới công tác ở lĩnh vực pháp luật.
Thủ thuật của các cán bộ
tòa án
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk
Nông vào ngày 5-6 đã ra quyết
định thi hành kỷ luật bằng hình thức
khiển trách đối với các cán bộ nói
trên, gồm các ông (bà): Phạm Văn
Phiếm (nguyên Chánh án TAND
Đắk Song, hiện là chánh án TAND
huyệnTuyĐức, ĐắkNông); Nguyễn
Thị Hải Âu (nguyên Phó Chánh
án TAND Đắk Song, hiện là phó
chánh án TAND huyện Krông Nô,
Đắk Nông); Nguyễn Xuân Triệu
(nguyên thẩm phán TAND Đắk
Song, hiện là thẩm phán TAND
huyện Tuy Đức).
Xác nhận với phóng viên về sự
việc trên, lãnh đạo TAND tỉnh Đắk
Nông cho biết sẽ có báo cáo với
TANDTối cao, đồng thời có những
biện pháp xử lý phù hợp với quy
định của ngành.
Trao đổi với phóng viên sáng 6-6,
chánh án một TAND tại TP.HCM
đưa ra nhận định về vụ việc trên
như sau: Năm thi đua của ngành
tòa án tính từ ngày 1-10 năm này
đến 30-9 năm sau. TAND Tối cao
yêu cầu các đơn vị phải giải quyết
xong 85% trên tổng số án thụ lý
đối với án dân sự (bao gồm cả án
kinh doanh thương mại, hôn nhân
Giao chỉ tiêu giải quyết đúng hạn 100%
các vụ việc
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 96/2019 của Quốc hội ngày 27-11-2019
thì TAND Tối cao phải có giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các loại án.
Tỉ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%; án dân sự đạt trên 78%; án hành
chính đạt trên 60%.
Trên cơ sở nghị quyết này, TAND Tối cao giao chỉ tiêu thi đua cho tòa án
địa phương. Chẳng hạn, theo Chỉ thị 01/2020 của TAND Tối cao thì tòa án
các cấp phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội cũng như
của TAND: Bảo đảm 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật
định. Trong đó, giải quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình
sự; đạt từ 85% trở lên đối với các vụ, việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với
các vụ án hành chính; đạt từ 99% trở lên đối với các đề nghị xem xét, áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án; đạt từ 60% trở lên đối với
các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm…
PHƯƠNG LOAN
gia đình, lao động…). Ví dụ: Thụ
lý 100 vụ, giải quyết xong 85 vụ
mới hoàn thành nhiệm vụ.
Có thể lấy ví dụ sau đây để lý
giải cho việc cán bộ TAND Đắk
Song lập khống vụ án: Giả sử tòa
này thụ lý 60 vụ, mới giải quyết
được 50 vụ (đạt tỉ lệ 83,3%). Do
đó cần giải quyết xong thêm một
vụ mới đạt tỉ lệ 85%.
Nhưng đến thời hạn thi đua, trong
số 10 vụ còn lại chưa giải quyết
xong (trong tổng số 60 vụ) thì
không có vụ nào có thể giải quyết
xong kịp cả. Do đó, cần lập khống
thêm bảy vụ khác đã giải quyết
xong vào cho đủ chỉ tiêu 85%. Tất
nhiên, cách tính khi đó sẽ là: (50
vụ + bảy vụ) : (60 vụ + bảy vụ),
tức 57 chia cho 67 (tương đương
85% - vừa đạt chỉ tiêu).
Dĩ nhiên, trong số 60 vụ (đã giải
quyết xong 50 vụ) mà đến hạn thi
đua có thể giải quyết thêm được
vài vụ trong số đó để đạt tỉ lệ cần
thiết thì không ai lập khống làm gì.
“Nói chung, người ta (các thẩm
phán, tòa án - PV) sẽ cố chạy chỉ
tiêu cho được bằng một số vụ án
khống sao cho phù hợp với tỉ lệ
như phân tích và ví dụ minh họa
nêu trên” - vị chánh án nói.
Cần xem lại cách tính
thi đua
Chia sẻ thêm với 
Pháp Luật
TP.HCM
, vị chánh án này cho rằng
có những bất cập trong cách tính thi
đua của ngành hiện nay.
Cụ thể, cũng với ví dụ trên, trong
số 10 vụ chưa giải quyết xong nhưng
hầu hết các vụ là mới thụ lý (chẳng
hạn như thụ lý từ tháng 8, đầu tháng
9 hoặc thậm chí là ngày 30-9) thì
không thẩm phán nào có thể giải
quyết xong cho kịp thi đua trong
khi cần làm rất nhiều thủ tục, công
việc mới có thể giải quyết xong
một vụ án.
“Tuy nhiên, TAND Tối cao đặt
ra quy định là
không cần biết thụ lý
vào thời điểm nào
, TAND Tối cao
chỉ tổng kết năm thi đua. Những vụ
nào chưa hết thời hạn xét xử hay
còn thời hạn, làm sao làm phải đạt ít
nhất 85%. Quy định này nói chung
cũng ngặt” - vị chánh án cho biết.
Vị này cho rằng sẽ hợp lý nếu quy
định tỉ lệ 85% trên số vụ đã hết thời
hạn giải quyết. Còn hiện nay đang
quy định là 85% trên số vụ hết thời
hạn giải quyết kể cả như vụ mới thụ
lý. Ví dụ như thụ lý ngày 29-9, tính
theo năm thi đua thì đến ngày 30-9
là ngày tổng kết, vẫn phải tính đó
là một vụ,
tòa vẫn phải chịu trách
nhiệm giải quyết, mà giải quyết
không xong thì coi như để án tồn.
“Có những vụ thẩm phán chỉ mới
thụ lý một tháng, một tuần, thậm
chí một ngày đã đến tổng kết thi
đua mà vẫn tính người ta là án tồn
thì sao được?” - vị chánh án nói.
Chia sẻ thêm, vị chánh án cho
rằng: Áp lực hiện nay đối với thẩm
phán là rất nặng nề. Như tại các tòa
quận, huyện ở TP.HCM, mỗi thẩm
phán được phân chỉ tiêu xử xong
7-8 vụ/tháng. Nhưng thực tế, con
số này đang là gấp đôi, tức 14-15
vụ/tháng/thẩm phán, vượt xa mức
yêu cầu.
“Chỉ tiêu đặt ra là vậy. Nhưng
nếu một tháng anh xử xong tám
vụ, 10 vụ thậm chí 15 vụ (kệ anh)
nhưng cuối năm tổng kết anh chỉ
đạt tỉ lệ dưới 85 % thì coi như năm
đó anh không hoàn thành nhiệm
vụ. Vượt năng suất gấp đôi, thậm
chí gấp ba nhưng lại không hoàn
thành nhiệm vụ. Như vậy là quá
khắt khe và bất cập” - vị chánh án
nêu quan điểm.
Vị này và một vị chánh án khác
cùng chung nhận định rằng hành
vi của cán bộ Tòa Đắk Song là sai
trái, thậm chí có dấu hiệu của tội
phạm. Cả hai nói thêm việc làm
này là “không quân tử, không minh
bạch, tạo ra sự bất công, vi phạm
đạo đức nghề nghiệp”.
Tuy nhiên, động cơ ở đây là chạy
chỉ tiêu chứ không có mục đích vụ
lợi về tài sản nên biện pháp xử lý
về mặt Đảng, chính quyền và kỷ
luật theo quy định của ngành tòa
án là hợp tình, hợp lý.•
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa chấp nhận việc đại
diện VKS rút toàn bộ quyết định kháng nghị phúc thẩm vụ
tranh chấp đất giữa bà NTT (sinh năm 1943, ngụ tại Đức)
với ông NVĐ (sinh năm 1972, ngụ thị trấn Gò Dầu, huyện
Gò Dầu, Tây Ninh).
HĐXX xét việc VKS xin rút toàn bộ kháng nghị và việc
rút đơn khởi kiện của nguyên đơn là tự nguyện nên giữ
nguyên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trước đó, TAND tỉnh Tây Ninh căn cứ vào điểm c
khoản 1 Điều 217 BLTTDS để đình chỉ giải quyết vụ án
và bị kháng nghị.
Kháng nghị của VKSND tỉnh Tây Ninh đề nghị cấp
phúc thẩm hủy quyết định đình chỉ sơ thẩm, giao hồ sơ
cho TAND tỉnh Tây Ninh tiếp tục giải quyết vụ án.
Hồ sơ thể hiện ngày 17-2-2020, bà NTT nộp đơn kiện
với yêu cầu tòa giải quyết buộc ông NVĐ phải trả hơn
1.604 m
2
 đất tại các thửa đất tọa lạc tại khu phố Thanh Hà,
thị trấn Gò Dầu. Hai tuần sau, TAND tỉnh thụ lý.
Sau đó, tòa nhận được đơn rút yêu cầu khởi kiện của bà
NTT và đơn rút yêu cầu khởi kiện của chị TTML - người
được bà NTT ủy quyền theo văn bản ủy quyền có chứng
thực tại văn phòng công chứng. Vì thế, tòa có quyết định
đình chỉ vụ án trên.
VKS cho rằng giấy ủy quyền cho chị TTML có nội
dung nộp đơn khởi kiện và tham gia tố tụng với tư cách
nguyên đơn. Cụ thể là được quyền thay mặt bà NTT nhận
thông báo xử lý đơn, bổ túc tài liệu nếu có, nộp tạm ứng
án phí, quyết định mọi việc liên quan thuộc trách nhiệm
của nguyên đơn trong vụ án, được trình bày lời khai, tham
gia hòa giải đối chất, tham gia xét xử, lập văn bản, ký trên
tất cả giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, phạm vi ủy quyền không có nội dung nộp đơn
xin rút đơn khởi kiện. Mặt khác, hồ sơ thể hiện bà NTT có
đơn xin rút đơn khởi kiện gửi qua đường bưu điện đến tòa
án ngày 5-1-2021. Đơn này được gửi từ nước Đức, không
có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam tại Đức và không được hợp pháp hóa
lãnh sự.
Việc chị TTML rút đơn khởi kiện là vượt quá phạm vi
ủy quyền theo khoản 1 Điều 141 BLDS. Đơn rút khởi
kiện của bà NTT thì không được công chứng chứng thực,
hợp pháp hóa lãnh sự theo điểm b khoản 2 Điều 478
BLTTDS. Do đó, TAND tỉnh đã đình chỉ vụ án không
đúng quy định pháp luật và vi phạm nghiêm trọng tố
tụng...
HOÀNG YẾN
VKSrút khángnghị, tòađình chỉ vụ tranh chấpđất
DÂN SỤ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook