125-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 7-6-2021
(Tiếp theo trang 1)
Luật & đời
TẤNLỘC
N
gày 6-6, nguồn tin của
Pháp Luật
TP.HCM
xác nhận TAND tỉnh
Khánh Hòa đã tiếp nhận đơn yêu
cầu tham gia tố tụng vụ án hành chính
của bà Nguyễn Thụy Hồng Anh (46
tuổi, ngụ phường Phương Sài, TP Nha
Trang, Khánh Hòa). Bà HồngAnh là vợ
của ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch
thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa.
Đề nghị tòa bổ sung người
liên quan
Theo đơn của bà Hồng Anh, mới đây
bà được biết TAND tỉnh Khánh Hòa đã
thụ lý vụ kiện hành chính giữa người
khởi kiện là ông NguyễnVăn Độ, nguyên
Phó Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa
và người bị kiện là chủ tịch UBND tỉnh
KhánhHòa, chủ tịchUBNDTPNhaTrang.
Bà Hồng Anh cho rằng việc ông Độ
khiếu nại chủ tịch UBND TPNha Trang
về quyết định thu hồi đất có liên quan đến
thửa đất do vợ chồng bà cùng vợ chồng
ông Độ nhận chuyển nhượng 5.656 m
2
tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang hồi
năm 2000. Do chủ tịch UBND TP Nha
Trang, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa
không giải quyết khiếu nại nên ông Độ
đã khởi kiện vụ án hành chính.
Bà Hồng Anh đề nghị TAND tỉnh
Khánh Hòa khi giải quyết vụ án trên có
thông báo bổ sung cho vợ chồng bà tham
gia tố tụng vụ án với tư cách người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Qua đó,
vợ chồng bà Hồng Anh được tham gia
các phiên họp kiểm tra việc giao nộp
chứng cứ, tiếp cận, công khai chứng cứ,
đối thoại; tham gia các phiên tòa xét xử,
được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa
vụ của đương sự theo quy định của Luật
Tố tụng hành chính.
Theo TAND tỉnh Khánh Hòa, đến nay
dù đã quá thời hạn theo luật định nhưng
người bị kiện là chủ tịch UBND tỉnh
Khánh Hòa vẫn chưa có văn bản trả lời
Ông
Nguyễn
VănĐộ
cho biết
thửa đất
của gia
đình bị
thu hồi
theo diện
vắng chủ
đã bị san
lấp. Ảnh:
TẤN LỘC
Tòa tổ chức phiên họp đối thoại ngày 9-6
Liên quan đến vụ án hành chính trên, TAND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo về
phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
Theo đó, tòa yêu cầu người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và đối thoại vào ngày 9-6. Nội dung các vấn đề đối thoại gồm yêu cầu khởi kiện, căn
cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện, ý kiến đề xuất giải quyết vụ án; những căn cứ để ban
hành các quyết định hành chính bị kiện...
Theo tòa, dù đã quá thời hạn
theo luật định nhưng người
bị kiện là chủ tịch UBND
tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa
có văn bản trả lời thông báo
của tòa, cũng chưa cử người
tham gia tố tụng.
Vợ phó chủ tịch
muốn tham gia vụ
chủ tịch tỉnh bị kiện
Vợchồngphó chủ tịchUBNDtỉnhKhánhHòa yêucầu thamgia tố tụng vụ
cựuphó chánh thanh tra tỉnhkiệnhànhchínhchủ tịchUBNDtỉnh.
thông báo của tòa, cũng chưa cử người
tham gia tố tụng.
Trong khi đó, người bị kiện là chủ
tịch UBND TP Nha Trang đã ủy quyền
cho ông Lê Đại Dương, Phó Chủ tịch
UBND TP, tham gia tố tụng, đồng thời
cử bốn cán bộ tham gia bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ tịch UBND
TP Nha Trang.
Khiếu nại nhưng chỉ nhận
công văn trả lời
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã thông tin,
vợ chồng ông Độ khởi kiện hành chính,
yêu cầu TAND tỉnh Khánh Hòa buộc chủ
tịch UBND tỉnh chấm dứt việc không
thụ lý đơn khiếu nại của ông, đồng thời
yêu cầu chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch
UBND TP Nha Trang giải quyết khiếu
nại để ông có căn cứ thực hiện quyền
và nghĩa vụ theo luật định.
Theo trình bày của ông Độ, năm 2000,
gia đình ông Độ hùn vốn cùng vợ chồng
ông Lê Hữu Hoàng nhận chuyển nhượng
từ người khác thửa đất rộng 5.656m
2
ở xã
Phước Đồng, TP Nha Trang rồi sử dụng
từ đó. Việc chuyển nhượng có xác nhận
của UBND xã Phước Đồng. Vợ chồng
ông Độ và vợ chồng ông Hoàng đã đăng
ký biến động sử dụng đất tại sổ mục kê
của xã Phước Đồng, kê khai đăng ký,
thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Đầu năm 2020, ông rất bất ngờ, bức
xúc khi biết thửa đất rộng 5.656 m
2
của
vợ chồng ông và vợ chồng ông Hoàng
đã bị UBNDTPNha Trang ra quyết định
thu hồi theo diện đất vắng chủ.
Tháng 5-2020, vợ chồng ông Độ khiếu
nại ba quyết định của UBND TP Nha
Trang về thu hồi thửa đất của gia đình
ông, đồng thời khiếu nại việc UBND
TP Nha Trang xác định đất gia đình ông
đang sử dụng là đất vắng chủ và ra quyết
định thu hồi trái pháp luật.
Tuy nhiên, chủ tịch UBND TP Nha
Trang không thụ lý đơn khiếu nại, không
tổ chức đối thoại, không ban hành quyết
định giải quyết khiếu nại đối với ông Độ.
Ngày 8-6-2020, ông Nguyễn Sỹ Khánh,
Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang, ký
công văn trả lời đơn khiếu nại của ôngĐộ.
Ông Độ gửi đơn hai lần đến chủ tịch
UBND tỉnh khiếu nại hành vi hành chính,
quyết định hành chính của UBND TP
Nha Trang và chủ tịch UBND TP Nha
Trang. Ông Độ đề nghị chủ tịch UBND
tỉnh giải quyết khiếu nại theo đúng quy
định của Luật Khiếu nại; thu hồi, hủy
bỏ công văn ngày 8-6-2020 của UBND
TP Nha Trang do trả lời đơn khiếu nại
trái pháp luật, trái thẩm quyền.
Tuy nhiên, chủ tịch UBND tỉnh vẫn
không thụ lý đơn khiếu nại của ông Độ
mà hai lần chuyển đến chủ tịch UBND
TP Nha Trang.•
Ba quan tòa được đề cập gồm: Chánh án TAND
huyện Tuy Đức Phạm Văn Phiếm (nguyên Chánh án
TAND huyện Đắk Song), Phó Chánh án TAND huyện
Krông Nô Nguyễn Thị Hải Âu (nguyên cấp phó của
ông Phiếm) và thẩm phán TAND huyện Tuy Đức
Nguyễn Xuân Triệu (nguyên thẩm phán TAND huyện
Đắk Song).
Hành vi sai phạm của ba vị này diễn ra từ năm 2016,
lúc cả ba còn làm chung TAND huyện Đắk Song. Có
điều lạ là sau khi lập khống 57 hồ sơ, các vụ án dân sự
này đều được đình chỉ với cùng một lý do: Nguyên đơn
rút đơn khởi kiện.
Người ta không hiểu việc lập khống hồ sơ như vậy để
làm gì, có liên quan gì đến bạc tiền, tư lợi hay không.
Bởi nếu có tư lợi, những người liên quan này không chỉ
dừng lại ở việc bị kỷ luật mà còn có thể bị cơ quan điều
tra VKSND Tối cao vào cuộc xem xét.
Những người hiểu chuyện nội bộ ngành tòa án thì
thiên về lý giải có thể do áp lực về thi đua, cụ thể là
tỉ lệ án đã giải quyết trên tổng số án đã thụ lý trong
“năm thi đua” (từ ngày 1-10 năm trước đến ngày 30-9
năm sau).
Nhưng dù không có tiêu cực thì việc làm giả hồ sơ
vụ án như thế rõ ràng là hành vi gian dối, không trung
thực.
Liêm khiết và trung thực luôn là phẩm chất cần có ở
tất cả cán bộ ở mọi ngành nghề. Nhưng với quan tòa,
đó là phẩm chất số một. Theo Điều 67 Luật Tổ chức
TAND thì một trong những tiêu chuẩn quan trọng của
thẩm phán là: “Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên
quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực”.
Một khi quan tòa không trung thực, cán cân công lý
khó mà không bị thiên lệch. Vì vậy, người dân có quyền
liên tưởng, suy luận và nghi ngờ về tính vô tư, khách
quan của ba vị quan tòa ở Đắk Nông. Bởi lẽ, đến hồ
sơ vụ án mà anh còn làm giả, làm khống thì làm sao
chúng tôi khi ngồi ghế công đường xét xử anh sẽ “thiết
diện vô tư”?!
Nhưng nói đi vẫn nên nói lại. Xét cho cùng, hành vi
gian dối của các vị quan tòa liên quan (đến giờ này
tạm khẳng định) không xuất phát từ mục đích tư lợi,
tiêu cực. Hay nói cách khác, sự tư lợi nếu có chỉ là vấn
đề thi đua của cá nhân (và có thể là của cả tập thể tòa
án). Nghĩ xem, giả sử suốt một năm họ làm việc tốt,
không vi phạm gì, chỉ vì “vướng” cái chỉ tiêu tỉ lệ số án
giải quyết/tổng số án thụ lý không đạt mà họ phải “mất
thi đua”. Rõ ràng như thế là quá oan uổng!
Chỉ tiêu thi đua là do cấp trên đặt ra, nhằm để cán
bộ trong ngành tòa án phấn đấu đạt được, góp phần
nâng cao chất lượng và số lượng công tác xét xử, giảm
thiểu án bị tồn. Nó là một trong những tiêu chuẩn để
đánh giá cán bộ, thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ ở
các mức độ.
Tuy nhiên, cách tính thi đua như hiện nay (cứ tính cơ
học tỉ lệ án đã giải quyết/tổng số án thụ lý/thẩm phán từ
ngày 1-10 năm trước đến ngày 30-9 năm sau mà không
xem xét nguyên nhân khách quan - chẳng hạn do một
số vụ án mới thụ lý, không thể giải quyết kịp…) là điều
cần xem lại. Nó có thể là áp lực đè nặng lên mỗi thẩm
phán, khiến không hiếm trường hợp cán bộ tòa phải
“lách luật” bằng cách dây dưa, chưa thụ lý vụ án trong
giai đoạn gần hết kỳ hạn thi đua. Điều này ít nhiều ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự trong vụ
kiện.
Chuyện bất cập trong cách tính thi đua của ngành tòa
án (nếu có) sẽ được lãnh đạo ngành xem xét, điều chỉnh.
Nhưng trước hết, khi “gặp chuyện”, những người trong
cuộc cần lên tiếng góp ý, kiến nghị đến cấp có thẩm
quyền. Bởi những chuyện của ngành mình, ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi của đơn vị và bản thân mình mà
mình không nói, không dám nói thì lấy gì đảm bảo rằng
mình sẽ có đủ “bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh
thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý”!
Đó là chưa nói, khó ai chấp nhận việc quan tòa phải
gian dối làm khống đến 57 hồ sơ để đối phó, để “qua
mặt” cấp trên!
CÔNG TÔN BÌNH
Quan tòanhư thế,
dânbiết tin thế nào!
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook