156-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa13-7-2021
TẤNVIỆT
T
ừ ngày 1-7, TP Đà Nẵng
chính thức triển khai thí
điểmmôhìnhchínhquyền
đô thị (CQĐT) theo Nghị
quyết 119/2020 của Quốc hội
(QH). Theo đó, TP Đà Nẵng
sẽ có một cấp chính quyền
ở TP và hai cấp hành chính
ở quận, phường khi không
còn tổ chức HĐND quận,
phường. Riêng huyện Hòa
Vang vẫn tổ chức HĐND
huyện, xã. Đây là lần thứ hai
TPĐà Nẵng thí điểmmô hình
này sau thời kỳ 2009-2016.
Giải quyết tốt
công tác cán bộ
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Bùi Văn Tiếng,
nguyên Trưởng ban Tổ chức
Thành ủy Đà Nẵng, cho hay
TPĐà Nẵng luôn ý thức rằng
hai lần thí điểm là cả hai lần
tiến hành hoạt động nghiên
cứu khoa học về tổ chức bộ
máy chính quyền địa phương.
“Sở dĩ nói đây là hoạt động
nghiên cứu khoa học vì khoa
học bao giờ cũng xuất phát
từ thực tiễn. Thực tiễn nước
ta cho thấy đang có sự bất
cập trong quản lý nếu cứ áp
dụng chung một mô hình tổ
chức bộ máy chính quyền
địa phương chung cho cả đô
thị và nông thôn, do đó đòi
hỏi phải nghiên cứu để tìm ra
mô hình tối ưu cho từng địa
bàn” - ông Tiếng nói.
kỹ lưỡng. Cụ thể, HĐND sáu
quận có 18 người, mỗi quận
có một phó chủ tịch HĐND
cùng hai phó ban Kinh tế -
Ngân sách và Pháp chế. Ở cấp
phường có tổng số 45 người
thì một người xin nghỉ chế
độ, số còn lại đã được bố trí
vào các vị trí tương xứng với
chức danh trước đây.
Về các trụ sở HĐND quận,
phường, ông Cử cho biết các
trụ sở này đều nằm chung
trong các trung tâm hành
chính quận, phường nên sẽ
được tính toán sử dụng hợp
lý, không để lãng phí.
Tự chủ để phát triển
Theo ông Đặng Công Ngữ,
nguyên Giám đốc Sở Nội vụ
TPĐàNẵng, việc thí điểmmô
hình CQĐT lần này có nhiều
khác biệt. Cụ thể, trước đây
TPĐà Nẵng vừa làm vừa rút
kinh nghiệm, còn lần này các
quy định đã rõ ràng hơn về
mô hình chính quyền ở đô thị
và chính quyền ở nông thôn.
Tổ chức bộ máy cũng đã
địa bàn cùng tham gia họp,
giám sát năng lực. Đại biểu
HĐND TP được quyền nghe
chủ tịchUBNDquận, phường
báo cáo, thực hiện việc tín
nhiệm” - ông Ngữ cho hay.
Cũng theo ông Ngữ, khi
triển khai thí điểm mô hình
CQĐT, chủ tịch UBND quận,
phường thực hiện chế độ thủ
trưởng cơ quan, chịu trách
nhiệm cá nhân trước hết với
toàn bộ hoạt động trên địa
bàn. Do đó, trách nhiệm tổ
chức triển khai nhiệm vụ rõ
ràng hơn, nhanh hơn, quyết
đoán hơn và thẩm quyền
mạnh hơn.
Trong khi đó, ông Lương
Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch
HĐND TP Đà Nẵng, cho
rằng trách nhiệm của HĐND
TP sẽ nặng nề hơn. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ giám sát,
HĐND TP đã ban hành quy
chế về hoạt động giám sát,
hoạt động tiếp xúc cử tri của
đại biểu HĐND TP.
Đà Nẵng cũng đã có kế
hoạch triển khai các quy
định của Nghị định 34/2021
và Nghị quyết 119/2020 của
QH. Thời gian tới, Đà Nẵng
sẽ tổ chức sơ kết quy chế
phối hợp giữa HĐND, Ủy
ban MTTQ Việt Nam TP,
Đoàn đại biểu QH và UBND
TP trong phối hợp triển khai
công tác giám sát.
Theo ông Triết, mô hình
CQĐT không thể phát huy
ngay tác dụng trong ngày
một ngày hai. Tuy nhiên,
chính quyền TP Đà Nẵng
sẽ có tính chủ động, thẩm
quyền rộng rãi hơn, tính tự
chủ cao hơn, tận dụng tốt hơn
nguồn lực ở trung ương và
địa phương, đặc biệt là một
số cơ chế chính sách đặc thù.
“Về lâu dài, TP Đà Nẵng
vừa làm vừa có những kiến
nghị điều chỉnh cho phù hợp.
Mô hình này có thể phát triển
cao hơn, phát huy tính dân
chủ, tự chủ của chính quyền
địa phương. Đây là một trong
những yêu cầu cao nhất trong
thực hiện CQĐT” - ông Triết
cho hay.•
Mô hình chính quyền đô thị làmột trong những đòn bẩy phát triển TPĐàNẵng trong tương lai. Ảnh: TẤNVIỆT
Theo ông Tiếng, công tác
cán bộ là vấn đề quan trọng
nhất trong quá trình triển
khai mô hình CQĐT. Trước
hết là việc giải quyết số cán
bộ chuyên trách dôi dư do
không tổ chức HĐND quận,
phường. Tiếp đó là cần tập
trung bồi dưỡng chức danh
chủ tịchUBNDquận, phường
về việc thực thi chức trách
người đứng đầu theo chế
độ thủ trưởng cơ quan hành
chính, thậm chí nên xây dựng
hẳn một đề án tương tự như
những đề án tạo nguồn cán
bộ trước đây.
Ông Huỳnh Bá Cử, Phó
Trưởng ban Pháp chế HĐND
TP Đà Nẵng, cho hay công
tác cán bộ đã được tính toán
tăng cường hơn vai trò, trách
nhiệm của HĐND TP trong
việc giám sát, cụ thể là tăng
lực lượng đại biểu HĐNDTP
chuyên trách ở địa bàn. Những
người hoạt động chuyên trách
ở phường nâng lên thành công
chức phường, được điều chỉnh
bởi Luật Cán bộ, công chức.
Ngoài ra, việc quản lý điều
hành được xuyên suốt, chế
độ chính sách thống nhất,
nhiệm vụ quyền hạn cũng
rõ ràng hơn.
“Quy định giám sát có
những cuộc họp của UBND
quận, phường được mời đại
biểu HĐND TP phụ trách
Nghị quyết 119/2020 của QH cho phép UBND TP Đà
Nẵng phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị trên
cơ sở đồ án quy hoạch đô thị TP đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Nghị quyết này cũng cho phépHĐNDTP được quyết định
sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư và 100% số thu
tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách
thu phí, lệ phí để đầu tư cơ sở hạ tầng.
Việc chủ tịch UBND
quận, phường chịu
trách nhiệm trước
hết với toàn bộ hoạt
động trên địa bàn
giúp triển khai
nhiệm vụ rõ ràng
hơn, nhanh hơn,
quyết đoán hơn...
HĐNDTPĐàNẵng khóa X có
14 đại biểu chuyên trách, tăng
một phó chủ tịch và năm đại
biểu chuyên trách sovới nhiệm
kỳ trước. Trong đó có một ủy
viên Ban Thường vụ Thành ủy
và bốn Thành ủy viên, tăng ba
Thành ủy viên so với nhiệm kỳ
trước.TPcũnggiảm69biênchế
là đại biểu chuyên tráchHĐND
quận, phường.
Ông
BÙI VĂN TIẾNG
,
nguyên Trưởng ban Tổ chức
Thành ủy Đà Nẵng
Họ đã nói
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Bình
Dương, ông Nguyễn Văn Lợi, tân Bí thư Tỉnh ủy Bình
Dương, đã yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc,
thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, dập
dịch một cách nhanh chóng nhất. Bởi theo ông, việc bảo vệ
sức khỏe người dân, công nhân là điều hết sức quan trọng.
“Để nhanh chóng dập dịch thì các địa phương phải siết
chặt việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Các cửa ngõ ra vào
tỉnh phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định” - ông
Lợi cho hay.
Cũng theo ông, lãnh đạo các địa phương phải phối
hợp với các ngành, đặc biệt là ban quản lý các khu công
nghiệp tổ chức sản xuất trong điều kiện mới. Nơi nào còn
an toàn thì phải tổ chức sản xuất nhưng phải đảm bảo
5K+vaccine. Nơi nào có nguy cơ thấp thì giảm quy mô
sản xuất, nơi nào nguy cơ cao thì phải “khóa lại” ngay để
phòng dịch.
Ngoài ra, phương án “ba tại chỗ” phải xúc tiến ngay để
vừa chống dịch vừa không để đứt gãy sản xuất là ăn tại
chỗ, nghỉ tại chỗ, sản xuất tại chỗ cộng với thường xuyên
xét nghiệm.
Ngay sau khi có chỉ đạo siết chặt kiểm tra việc chấp hành
Chỉ thị 16 của bí thư Tỉnh ủy, các địa phương trên địa bàn
tỉnh Bình Dương đã đồng loạt ra quân xử lý những trường
hợp chưa thực hiện nghiêm quy định theo Chỉ thị 16.
Cụ thể, tại TP Thủ Dầu Một, tất cả phường đã đồng
loạt ra quân vào tối 11-7 để tuyên truyền, nhắc nhở và xử
phạt một số hành vi không chấp hành nghiêm quy định.
Còn tại TP Dĩ An, đoàn kiểm tra đã lập biên bản, xử phạt
ba trường hợp ra ngoài không cần thiết và một tiệm kinh
doanh vàng vì kinh doanh hàng hóa không cần thiết.
Trước đó, trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Dĩ
An, ông Lợi cũng đã yêu cầu lãnh đạo TP Dĩ An phải
huy động tổng lực nhanh chóng cắt nguồn lây, dập dịch
trong thời gian sớm nhất. Bởi hiện TP Dĩ An đang là địa
phương có hàng trăm ca nhiễm COVID-19 và giáp ranh
với TP.HCM, cửa ngõ ra vào tỉnh Bình Dương. “TP Dĩ
An phải siết chặt kiểm tra thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời
nhanh chóng hỗ trợ người dân gặp khó khăn, bị ảnh hưởng
vì dịch” - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu.
Song song với công tác chống dịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình
Dương cho biết tỉnh sẽ chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển
kinh tế cho giai đoạn hậu COVID-19. “Ngay từ bây giờ sẽ
chuẩn bị, nếu không làm từ bây giờ thì sẽ bỏ lỡ thời gian
vàng để bắt nhịp phát triển” - ông Lợi cho hay.
LÊ ÁNH
Kỳ vọng chính quyền đô thị
giúp Đà Nẵng tự chủ hơn
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TPĐà Nẵng bày tỏ kỳ vọng việc triển khai mô hình chính quyền đô thị
sẽ giúp TP phát huy tính dân chủ, tự chủ của chính quyền địa phương.
Tânbí thưBìnhDương yêu cầu siết chặt việc thực hiệnChỉ thị 16
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook