156-2021 - page 9

9
Tiêu điểm
Theo đại diện CĐT dự án khu đô thị
- tái định cư Cửu Long, TP thì hối thúc
sớm bàn giao nền tái định cư nhưng
mặt bằng lại bị xây dựng trái phép.
“Trung tâm Phát triển quỹ đất không
giải phóngmặt bằng được thì làm sao
chúng tôi xây dựng. Tài chính, thiết bị
chúng tôi đều đã sẵn sàng. Phường
đến lập biên bản rồi cũng bỏ đó, xây
thì họ vẫn tiếp tục xây, bất chấp pháp
luật” - vị này nói.
Ông Hà Quốc Hữu, Chánh Văn phòng HĐND và UBND
quận Bình Thủy, cho biết thực hiện chỉ đạo của Thành
ủy, UBND TP, thời gian qua quận Bình Thủy đã có chỉ
đạo tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị; kiểm
tra, xử lý nghiêm tình trạng các khu dân cư tự phát trên
địa bàn quận. Theo đó, quận đã ban hành kế hoạch, lập
đoàn kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng, đô thị.
Qua kiểm tra thực tế tại một số phường Long Hòa,
Long Tuyền cho thấy công tác quản lý đất đai, trật tự
xây dựng đô thị tuy đạt được một số kết quả nhất định
nhưng vẫn còn hạn chế.
Cụ thể, vẫn còn tình trạng xây dựng trái phép, lấn
chiếmkênh rạch, đất côngxâydựng trênđất quyhoạch…
nhưng phường chưa có biện pháp xử lý kịp thời. Người
đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị chưa làm hết vai trò,
chức năng, thiếu quyết liệt trong quản lý, xử lý, trong đó
có trách nhiệm của công chức địa chính - xây dựng - đô
thị và môi trường của phường.
Theo ông Hữu, để chấn chỉnh, khắc phục những hạn
chế trên, mới đây quận đã ban hành công văn chỉ đạo
tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên
địa bàn. Quận đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt
công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai
xây dựng đến người dân…
Trao đổi với PV, ông Hồ Văn
Mẫn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát
triển quỹ đất TP Cần Thơ (đơn vị
giải phóng mặt bằng), cho biết hiện
CĐT đã bàn giao cho trung tâm 86
nền và đang còn nợ tổng cộng 141
nền. Về công tác bồi thường, hiện
dự án còn khoảng 144 trường hợp
chưa kiểm đếm.
Theo ông Mẫn, trước đây TP cho
CĐT thỏa thuận theo hình thức đất
đổi đất, đến nay quỹ đất đã bị hạn
hẹp, nếu cho đổi đất nữa thì không
còn đất tái định cư nữa mà phải thực
hiện theo chính sách được Nhà nước
phê duyệt. Hơn nữa, trước đây CĐT
chỉ lấy đất thực hiện dự án theo khả
năng, tài chính đến đâu thì thực hiện
đến đó nên phát sinh việc nhiều hộ
dân đến nay chưa có thông báo thu
hồi đất.
“Bây giờ thu hồi đất thì phải áp
dụng theo quy định hiện hành, phát
sinh thêm chi phí. Còn về việc xây
dựng trái phép thì trách nhiệm thuộc
về chính quyền địa phương và trật
tự đô thị. Phía trung tâm cũng có ý
kiến đề nghị chính quyền địa phương
phối hợp xử lý để dự án sớm hoàn
thành” - ông Mẫn nói.
Cái khó của phường
Về phía địa phương, ông Mai
Văn Điều, Chủ tịch UBND phường
Long Hòa, thừa nhận có tình trạng
xây dựng trái phép trên đất thuộc
dự án khu đô thị - tái định cư Cửu
Long. Ông Điều cho biết qua kiểm
tra, rà soát lại thì thực tế chỉ có bốn
trường hợp xây dựng trái phép trong
dự án, trong đó có hai trường hợp
phường đã lập biên bản từ năm 2010
và 2013, hai trường hợp còn lại xây
dựng trong năm 2021.
“Hiện phường đã hoàn tất hồ sơ
đề nghị UBND quận ra quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối
với bốn trường hợp này. Việc xây
dựng trên đất dự án là sai nhưng dự
án thực hiện quá lâu cũng gây ảnh
hưởng đến đời sống bà con có đất bị
ảnh hưởng bởi dự án. Phường cũng
HẢI DƯƠNG
D
ự án khu đô thị - tái định cư
Cửu Long (phường Long
Hòa, quận Bình Thủy) được
UBND TP Cần Thơ phê duyệt và
được điều chỉnh quy hoạch chi tiết
1/500 theo Quyết định 1171/2014.
Dự án có tổng diện tích 54 ha, trong
đó bên cạnh việc kinh doanh thương
mại và bố trí tái định cư tại chỗ cho
các hộ bị ảnh hưởng thì chủ đầu tư
(CĐT) dự án phải dành quỹ đất để
bố trí 568 nền tái định cư cho các
hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án
khác của TP.
Theo CĐT dự án, đến nay CĐT
đã bàn giao gần hết 3/4 nền tái định
cư và đang khẩn trương thực hiện
các hạng mục công trình để sớm
hoàn thành dự án nhưng người dân
lại ngang nhiên xây dựng trái phép
khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Xây dựng trái phép
thời gian dài
Theo ghi nhận, tại hẻm nội bộ tổ 7
(đường 91B), mặc dù là khu đất đã
được quy hoạch nhưng một số công
trình trái phép vẫn lần lượt được xây
dựng. Công trình cũ xây dựng trái
phép nhiều năm và quy mô ngày
càng lớn chưa bị xử lý thì công trình
mới cũng ngang nhiên mọc lên. Bất
chấp đất dự án, người dân công khai
xây dựng quán cà phê sân vườn, khu
vui chơi câu cá giải trí, nhà kho, xây
nhà cho thuê…
Cụ thể, hàng ngàn mét vuông đất
mặt tiền của dự án khu đô thị - tái định
cư Cửu Long cạnh quốc lộ 91B xuất
hiện một quán ăn gia đình sân vườn
kết hợp câu cá giải trí Sông Sen với
nhiều hạng mục kiên cố được xây
dựng trái phép từ năm 2015 đến nay.
Mặc dù CĐT đã nhiều lần báo cáo,
đề nghị chính quyền xử lý nhưng đến
nay công trình vẫn tồn tại và tiếp tục
xây dựng ngày càng kiên cố. Điều
đáng nói là chủ quán còn vừa xây
dựng trái phép hai căn nhà để cho
thuê cạnh mặt tiền quán Sông Sen.
Công trình quán Sông Sen xây dựng trái phép trên đất dự án từ năm2015 đến nay chưa bị xử lý. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Cần Thơ: Công khai xây dựng
trái phép trên đất dự án
Đất được quy hoạch làmdự án tái định cư nhưng nhiều hộ dân vẫn ngang nhiên xây dựng trái phép nhiều năm,
công trình cũ chưa bị xử lý thì công trìnhmới lại mọc lên.
đến tuyên truyền, vận động và người
dân cũng nhận thức được việc xây
dựng trái phép nhưng họ lại bảo họ
có nhu cầu về nhà ở và kinh doanh
đảm bảo cuộc sống, khi nào thực
hiện dự án thì sẽ giao đất và không
yêu cầu bồi thường.
Hơn nữa, thẩm quyền của phường
cũng có giới hạn, việc cưỡng chế
cũng phải theo quy định. Cạnh đó,
quy định hiện nay không cho phép
địa phương tịch thu phương tiện
để ngăn chặn bước đầu mà mới chỉ
dừng lại ở việc nhắc nhở và lập biên
bản” - chủ tịch UBND phường Long
Hòa giải thích.•
Bất chấp đất dự án,
người dân công khai xây
dựng quán cà phê sân
vườn, khu vui chơi câu cá
giải trí, nhà kho, xây nhà
cho thuê…
UBND TP.HCM vừa có báo cáo đánh giá kết quả thực
hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở
rộng hẻm trên địa bàn TP từ năm 2000 đến nay.
Cụ thể, từ năm 2000 đến 2021, toàn địa bàn TP.HCM
đã có trên 168.139 hộ dân hiến hơn 5,37 triệu m
2
đất, ước
tính tương ứng với số tiền hơn 10.050 tỉ đồng, phục vụ cho
5.230 công trình. Trong đó có 3.874 công trình mở rộng
hẻm, ước tính tương ứng với số tiền hơn 6.622 tỉ đồng;
1.237 công trình mở rộng đường, ước tính tương ứng với
số tiền hơn 3.379 tỉ đồng và 119 công trình khác, ước tính
tương ứng với số tiền hơn 48 tỉ đồng.
Ngoài số đất hiến trên, người dân TP còn trực tiếp đóng
góp kinh phí để thực hiện mở rộng đường, hẻm và các công
trình phục vụ công cộng với số tiền hơn 458 tỉ đồng.
Theo UBND TP, chủ trương hiến đất mở rộng hẻm
trên địa bàn TP.HCM được triển khai từ năm 2000 nhưng
tại thời điểm đó chỉ có vài quận, huyện thực hiện. Tuy
nhiên, đến khoảng cuối năm 2003 và đầu năm 2004 thì
phong trào hiến đất mở rộng hẻm mới lan tỏa trên toàn
địa bàn TP.
Trên tinh thần đóng góp của người dân, UBND 22 quận,
huyện và TP Thủ Đức đã khen thưởng hơn 1.100 tập thể và
gần 1.790 cá nhân có thành tích đóng góp tích cực cho công
tác tuyên truyền, vận động người dân hiến đất mở rộng hẻm
trên địa bàn TP từ năm 2000 đến nay.
Đối với các quận nội thành và TP Thủ Đức, chỉ có quận
1 là không có trường hợp người dân hiến đất mở rộng hẻm,
quận 10 có số hộ hiến đất ít nhất (116 hộ hiến hơn 831 m
2
đất, mở rộng tám công trình hẻm). Quận 12 có số công trình
được người dân hiến đất nhiều nhất với tổng số 1.054 công
trình mở đường, hẻm và các công trình phục vụ công cộng.
KIÊN CƯỜNG
Lập đoàn kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng, đô thị
Từ năm2000 đến 2021, toàn địa bàn TP.HCMđã có trên 168.139
hộ dân hiến hơn 5,37 triệum
2
đất. Ảnh: KC
Người dân TP.HCM hiến đất trị giá 10.050 tỉ đồng mở rộng hẻm, đường
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook