169-2021 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư28-7-2021
NHÓMPV
C
hiều 27-7, Quốc hội (QH)
đã thảo luận tại hội trường
về kế hoạch tài chính, kế
hoạch vay trả nợ công và kế
hoạch đầu tư công giai đoạn
năm năm tới 2021-2025.
Đã phân cấp rõ
nhưng dưới vẫn
đùn đẩy lên trên
Tại buổi thảo luận, đại biểu
(ĐB)QHVũThị LưuMai (Hà
Nội) cho hay có sự thật gây
tranh cãi lâu nay là khi đánh
giá những hạn chế thì pháp
luật bao giờ cũng là nguyên
nhân đầu tiên.
Bà Mai dẫn chứng hàng
loạt báo cáo của Chính phủ
tại kỳ họp thứ I đều nêu hệ
thống pháp luật, thể chế có
“bất cập”, “chưa đồng bộ”,
“cồng kềnh”… “Thế nhưng
hầu hết các báo cáo đều chưa
chỉ ra được, đó là điều khoản
nào, nội dung gì” - bà Mai
nói và tỏ ra băn khoăn khi
lại những vấn đề đã rõ, mất
rất nhiều thời gian và không
cần thiết” - ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, “trung
ương giờ chỉ làm nhiệm vụ
bố trí, phân bổ vốn theo kế
hoạch”, mọi khâu còn lại
đều thuộc thẩm quyền của
địa phương. Vì vậy việc đầu
tư dàn trải, bố trí vốn chậm,
giao vốn chậm “nằm ở ngay
địa phương do chọn dự án
không đúng”.
Theo đó, ông cho hay giải
pháp sắp tới là cần phải sửa
đổi đồng bộ pháp luật liên
quan và chú trọng khâu tổ
chức thực hiện. “Tôi đồng
tình là có những vấn đề liên
quan đến thể chế nhưng chủ
yếu vẫn là khâu tổ chức thực
hiện. Bởi vì sao? Cùng một
mặt bằng vẫn có tỉnh làm tốt
cần tập trung tháo gỡ điểm
nghẽn giải phóng mặt bằng
vì hiện nay có rất nhiều dự án
đầu tư công vướng mắc khâu
này. “Dự án nào giải phóng
mặt bằng chậm, cần tách ra
để làm dự án riêng để không
còn tình trạng đùn đẩy trách
nhiệm chậm do giải ngân” -
ông Cường nói.
Còn ĐB Nguyễn Hoàng
Mai (Tiền Giang) thì đề nghị
nên tập trung đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm, tập trung cho
các vùng, các công trình trọng
điểm, dự án quan trọng quốc
gia. “Như tuyến đường ven
biển Bắc Nam, cần xem xét
tính cấp thiết, có thể thực hiện
từng đoạn trong tuyến đường
đó chứ không phải là đầu tư
cả tuyến đường” - ông nói.
Cùng nội dung này, ĐB
Nguyễn Thanh Phương (Cần
Thơ) đề nghị ưu tiên đầu tư
trước 700/1.700 km tuyến
đường ven biển Bắc Nam
ở khu vực ĐBSCL để thúc
đẩy hạ tầng cho vựa nông
sản lớn nhất nước này phát
triển, phát huy hiệu quả lâu
dài trong tương lai.
Về giải pháp, Bộ trưởng
KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
cho hay kế hoạch đầu tư công
giai đoạn tới đã tập trung đầu
tư trọng tâm, trọng điểm, ưu
tiên cho các dự án quan trọng,
trọng điểm quy mô lớn, tạo
không gian phát triển mới.
Tăng cường liên kết vùng,
nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế và các vùng,
các địa phương.
“Đảmbảo vừa tạo động lực
cho các cực tăng trưởng, các
vùng kinh tế trọng điểmnhưng
cũng vừa hỗ trợ cho các tỉnh
khó khăn có điều kiện để vươn
lên và đảm bảo cân đối hài
hòa giữa các lĩnh vực và giữa
các tỉnh, giữa các vùng, miền,
tuy nhiên chưa thể tuyệt đối
hóa được” - ông nói.•
Cần giải pháp chấm dứt đầu tư
công dàn trải, gây lãng phí
tại phiên làm việc tuần trước
của QH về chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh không
thấy các vướngmắc này được
đề xuất sửa đổi…
ĐBMai đề nghị Chính phủ
chỉ đạo rà soát tổng thể hệ
thống pháp luật về kinh tế,
đề xuất QH sửa và kịp thời
đánh giá lỗi do khâu tổ chức
thực hiện để tránh “những
nghi ngại đối với hệ thống
pháp luật”.
Giải trình về nội dung
này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng cho biết
những hạn chế các ĐB nêu
không phải do Luật Đầu tư
công năm 2019 mà còn liên
quan nhiều luật, nhiều cấp,
nhiều ngành khác, quy định
liênquanđếnLuậtĐầu tưcông
chậm sửa đổi. Việc phân cấp,
phân quyền rõ, chưa gắn với
trách nhiệm giải trình và kết
quả thực hiện. “Phân cấp rõ
ràng rồi, luật rất rõ rồi nhưng
rất nhiều địa phương vẫn né
tránh, đùn đẩy và liên tục hỏi
lại trung ương để hướng dẫn
nhưng vẫn có tỉnh không thực
hiện tốt. Đây chắc chắn là do
khâu tổ chức thực hiện” - bộ
trưởng KH&ĐT nhấn mạnh.
Lấy ngân sách làm
vốn mồi, đầu tư có
trọng điểm
ĐBHoàngVăn Cường (Hà
Nội) nhậnđịnh2,8 triệu tỉ đồng
cho kế hoạch đầu tư công năm
năm tới không thấm tháp gì
so với nhu cầu. Do đó phải
xác định vốn đầu tư công là
“vốn mồi” để thu hút thêm
nguồn khác đầu tư. Cụ thể
là đẩy mạnh đầu tư theo hình
thức đối tác công tư (PPP) vì
đã có bài học thành công về
loại hình đầu tư này tại các
dự án sân bay Vân Đồn, cao
tốc Vân Đồn - Quảng Ninh.
ĐB Cường cũng đề nghị
Dân xót xa, đất nước mất cơ hội
TheoĐBThạchPhước Bình (TràVinh),“người dân cảmthấy
xót xa”trước những dự án trọng điểmchậm tiến độ, đội vốn
gây lãng phí ngân sách. Điển hình như dự án đường sắt Cát
Linh - Hà Đông và nhiều dự án khác đã khiến đất nước mất
đi không biết bao nhiêu cơ hội. Cùng với đó việc nhiều địa
phương không cân đối được ngân sách, mua sắm, sử dụng
tài sản công chưa đúng pháp luật.
“Đầu tư công nói bao nhiêu năm rồi, lúc nào bàn cũng
nóng nhưng vẫn dàn trải, lãng phí và còn có thể lặp lại
nhiều năm nữa”- ông Bình nói và cho rằng đã đến lúc phải
giải tỏa những “nút thắt về thủ tục” để khuyến khích khối
tư nhân tham gia…
Theo Bộ trưởng
KH&ĐTNguyễn
Chí Dũng, phân
cấp rõ ràng rồi, luật
rất rõ rồi nhưng rất
nhiều địa phương
vẫn né tránh, đùn
đẩy và liên tục hỏi lại
trung ương để hướng
dẫn lại những vấn
đề đã rõ.
Các đại biểuQuốc hội đề nghị Chính phủ phải có giải pháp chấmdứt việc đầu tư dàn trải, gây lãng phí
khiến đất nước mất đi bao nhiêu cơ hội…
Bộ trưởngLêMinhHoan:Nông thônphải lànơi đáng sống, nơi quay về
Sáng 27-7, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025. Để thực hiện chương trình này,
Chính phủ đề xuất bố trí tối thiểu hơn 39.600 tỉ đồng từ
ngân sách trung ương.
Phát biểu trước QH, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh
Hoan cho hay nhiều ý kiến đại biểu QH mong muốn mục
tiêu cuối cùng của chương trình là làm sao để “nông thôn
là nơi chúng ta đáng sống, nơi chúng ta đáng tìm đến và
nơi chúng ta quay về”.
“Hình ảnh xúc động những ngày COVID-19 vừa rồi,
hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người từ các thành
thị trở về nông thôn để tránh dịch. Điều đó nói lên một
cảm xúc cho chúng ta về nông thôn trong thời gian sắp
tới” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Ông Hoan cho rằng một trong những “cái bẫy” thời
gian qua chính từ tên của chương trình là “xây dựng nông
thôn mới”. Điều này khiến các địa phương, nhất là cấp cơ
sở thiên về xây dựng hạ tầng, cầu, đường, trụ sở... “Tôi
nghĩ chúng ta đã thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao
thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh
kế” - ông Hoan nói.
Theo Bộ trưởng Hoan, bên cạnh việc tiếp tục phát triển
hạ tầng để tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với
các tiện ích của đô thị, cần chú trọng hơn những phần mềm
và những giá trị mới. Trong đó, “giá trị mới” là xây dựng
bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn. “Tiện ích thì đô thị
nhưng hồn cốt là hình thành không gian sống và không gian
sản xuất cả ngàn năm nay. Chúng ta phải xem đó là một tài
nguyên để giữ gìn…” - ông Hoan nhấn mạnh.
Trước đó, các đại biểu QH đã cho ý kiến về chủ trương
đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2021-2025.
Giải trình trước QH, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc
Dung cho hay chúng ta đã trải qua sáu lần điều chỉnh tiêu
chí và đến giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một trong 30
quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều với phương châm
“không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo ông Dung, giai đoạn 2021-2025, nước ta đặt ra
mục tiêu cao hơn là giảm bình quân 1%-1,5% hộ nghèo
mỗi năm. Trong khi đó, chuẩn nghèo được nâng từ mức
thu nhập 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng ở khu vực
nông thôn và từ 900.000 đồng lên 2 triệu đồng/tháng ở
khu vực thành thị.
Ông Dung cho rằng với theo chuẩn mới, tỉ lệ hộ nghèo
và cận nghèo đầu kỳ sẽ tăng rất cao. Cụ thể, theo tiêu chí
hiện nay, chúng ta có khoảng 160.000 hộ với 608.000
người nghèo; còn theo chuẩn mới ước khoảng 400.000 hộ
với 1,5 triệu người.
“Giai đoạn này, chúng ta phải vừa lo giảm về tỉ lệ, đồng
thời phải quan tâm hơn giảm nghèo một cách thực chất và
bền vững. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải xóa bỏ
đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm
và mọi chiều thiếu hụt” - ông Dung nói.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH thông tin thêm Chương trình
quốc gia về giảm nghèo có đối tượng và địa bàn là hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm
vi toàn quốc. Trong đó, bao gồm các đối tượng nghèo
mới phát sinh vì các lý do khác nhau, kể cả những ảnh
hưởng do COVID đối tượng nghèo kể cả ở nông thôn
và thành thị.
Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền
vững do Chính phủ trình QH kiến nghị sử dụng nguồn
vốn 75.000 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương
khoảng 48.000 tỉ đồng còn lại là ngân sách địa phương.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Bộ trưởng Bộ KH&ĐTNguyễn Chí Dũng vàĐBQHVũ Thị LưuMai tại nghị trường. Ảnh: CTV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook