169-2021 - page 5

5
Thời sự -
Thứ Tư28-7-2021
NGUYỄNYÊN
N
hiềukhuvựctạiTP.HCM
đã bắt đầu triển khai
các “vùng xanh không
dịch”. Các khu vực này được
xem là những khu an toàn,
chưa có ca nhiễm hoặc không
còn nguy cơ lây nhiễm. Các
vùng xanh được thiết lập
nhằm hạn chế người lạ ra
vào, các shipper phải giao
hàng từ bên ngoài qua một
quy trình nghiêm ngặt.
Hiện nay, phường 4, quận
3 và phường 5, quận Phú
Nhuận đã thiết lập một số
khu vực “vùng xanh không
dịch”. Các khu vực này đều
được người dân đồng thuận
triển khai, bảo đảm an toàn
cho khu dân cư.
Chốt bảo vệ vùng xanh
Theoghi nhậncủaPV, tại các
hẻm 502, 524 đường Nguyễn
Đình Chiểu và cổng vào khu
cư xá Đô Thành, lực lượng
chức năng phường 4 (quận 3)
đã lập chốt chặn, ngăn không
cho shipper vào khu vực bên
trong. Các chốt này treo biển
thông báo “Chốt bảo vệ vùng
xanh - vùng không có dịch”
và được bố trí ngay đầu hẻm.
Mỗi chốt có nhiều tình nguyện
viên túc trực canh gác, hỗ trợ
người dân nhận giao hàng hóa
và khử trùng.
Tại “chốt bảo vệ vùng
xanh” ở cổng vào khu cư xá
Đô Thành (trên đường Điện
Biên Phủ), rào chắn được
thiết lập với dòng thông báo
không cho người lạ di chuyển
vào trong, kể cả shipper hay
người không có cư trú. Ngoài
Nhiều quận ở TP.HCM thiết lập
“vùngxanh”hạnchếngười lạ, shipper
Ông Hà Văn Lương (trực
chốt vùng xanh ở hẻm 524
đường Nguyễn Đình Chiểu)
cho biết: “Chốt quản lý việc
ra vào khu vực và yêu cầu
người dân khai báo, để lại
tên, địa chỉ và số điện thoại.
Đa số người dân chấp hành
tốt các quy định trên”.
Dân đề nghị lập
“vùng không dịch”
Trong khi đó, tại phường 5
(quận Phú Nhuận), nhiều khu
vực được giăng dây, rào chắn
ở các hẻm với thông báo đề
nghị hạn chế người lạ ra vào,
shipper phải giaohàng tại trước
chốt.Theođó, các thôngbáovà
rào chắn xuất hiện khá nhiều
trong các con hẻm chưa có ca
nhiễm trên địa bàn phường.
Ông Nguyễn Minh Chi,
Phó Chủ tịch UBND phường
5, cho biết phường có 10 con
hẻm đã thực hiện hình thức
Thực hư chuyện người dân trong
khu phong tỏa dẫn xe để ra ngoài
Trước đó, ngày 24-7, mạng xã hội xuất hiện clip được
cho là hai người đàn ông đang kéo rào một khu phong
tỏa để dẫn xe máy ra bên ngoài. Clip này lan truyền trên
mạng xã hội với tốc độnhanh chóng. Qua tìmhiểu, đây là
hẻmTK21, khu phố 4, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM.
Theo ông Nguyễn Vũ Linh, Chủ tịch UBND phường
Cầu Kho, vụ việc xảy ra vào buổi sáng 24-7.“Ngay sau khi
nhận được phản ánh, phường đã chỉ đạo xácminh ngay.
Qua xác minh, người nhận xe máy trong clip là người ở
bên ngoài khu phong tỏa, sáng đó họ đi tiêm vaccine
thì qua hẻm lấy xe và được người bên trong đẩy xe ra
giúp. Người chuyển xe máy ra vẫn ở nguyên trong khu
vực cách ly” - ông Linh nói.
Cụ thể, ông LMP (ngụ hẻmTK21) là người đưa xe cho
ông ĐAQ. Do xe của ông Q. gửi nhà ông P. nên qua lấy xe
để đi chích vaccine COVID-19. Ông Q. cũng không phải
là người sống trong hẻm.
“Trường hợp đưa xe ra ngoài, phường đã có nhắc nhở
đối với ông P. Công an cũng đã làm việc với người liên
quan” - ông Linh thông tin thêm.
Các “vùng xanh không dịch” được thiết lập cấm shipper vào sâu trong khu vực dân cư để giao hàng, hạn chế
nguồn lây nhiễm. Người trong khu vực ra vào phải xuất trình chứngminh nơi cư trú.
“vùng xanh” hạn chế người
lạ và shipper ra vào và được
triển khai từ ngày 11-7. Việc
này nhận được sự đồng thuận
cao từ phía người dân vì giúp
bảo đảman toàn cũng như hạn
chế người lạ ra vào khu vực.
“Shipper khi đến các khu
vực trên phải đứng bên ngoài
và gọi điện thoại cho khách ra
nhận hàng, hạn chế vào sâu
trong các khu dân cư. Đây là
phương án giúp việc kiểmsoát
dễ dàng hơn” - ông Chi nói.
Ông cũng cho biết việc này
được các tổ COVID-19 cộng
đồng, trưởng các ban, ngành,
đoàn thể, khu phố và cảnh sát
khu vực trực tiếp vận động
người dân đồng thuận, triển
khai để hạn chế lây nhiễm.
Người dân cũng thấy được
những hiệu quả từ mô hình
này và lan truyền, mở rộng
đến các khu vực khác.
Cũng theo ôngChi, các biển
cảnh báo hạn chế người lạ,
hạn chế shipper được thiết lập
nhằmđảmbảo “vùng xanh an
toàn”, không có nguồn bệnh
lây nhiễm vào khu vực.
“Người lạ, shipper không
vào trong thì không có nguồn
lây nhiễm vào khu vực. Đối
với các trường hợp người
được đi làm theo Chỉ thị 16
cũng được xét nghiệm tầm
soát thường xuyên. Phường
cũng đang vận động người
dân các khu vực xung quanh
để tạo sự đồng thuận, tiếp tục
triển khai, mở rộng thêmnhiều
“vùngxanhkhôngdịch”” - ông
Chi nói thêm.•
Shipper giao hàng tại “chốt vùng xanh” hẻm524 đườngNguyễnĐình Chiểu, phường 4, quận 3 phải
xịt khử khuẩn trước khi giao cho khách. Ảnh: NGUYỄNYÊN
ra, chốt còn phun khử khuẩn
người dân ra vào chốt, khử
khuẩn hàng hóa trước khi
giao vào bên trong.
Tại đây, các tài xế giao hàng
đều phải giao hàng cho tình
nguyện viên trực chốt, sau đó
hàng sẽ được khử khuẩn và
chuyển vào trong cho người
dân. Ngay cả việc đưa tiền
và thối tiền cũng được khử
khuẩn kỹ lưỡng.
Anh Trần Văn M. (người
giao hàng) cho biết anh đã
giao hàng tại chốt này hai lần
trong ngày. “Tôi thấy việc quy
định đứng bên ngoài rồi gọi
điện thoại cho khách ra nhận
hàng là tốt. Do bản thân mình
di chuyển nhiều nơi nên làm
như vậy sẽ giúp bảo đảm an
toàn cho mọi người” - anh
M. nói.
Theo tìm hiểu, các “chốt
bảo vệ vùng xanh” ở phường
4 được triển khai từ ngày
22-7, bố trí tại các khu vực
không có ca nhiễm. Người
dân trong khu vực khi di
chuyển ra vào phải xuất
trình giấy chứng minh nơi
cư trú và chỉ được ra ngoài
trong trường hợp cần thiết
theo quy định.
Còn tại các chốt “vùng
xanh” ở hẻm 502 và 524
đường Nguyễn Đình Chiểu
đều có tình nguyện viên canh
gác, kiểm tra giấy tờ, giao
nhận hàng hóa và phun khử
khuẩn…
“Chốt bảo vệ vùng
xanh” được bố trí
ngay đầu hẻm, các
tình nguyện viên sẽ
túc trực canh gác,
hỗ trợ người dân
nhận giao hàng hóa
và khử trùng.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn về tăng cường
các biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn TP.
Theo UBND TP, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM
đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm vẫn ở mức
cao, đa số ca nhiễm mới tại các khu phong tỏa. Điều này
cho thấy việc quản lý tại các khu phong tỏa còn chưa chặt
chẽ, chưa hiệu quả.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy đã có sự lây lan trong khu
phong tỏa làm số F0 tăng lên nhiều lần so với số F0 có
sẵn trong khu phong tỏa khi vừa được phát hiện. Vì vậy,
UBND TP chỉ đạo các địa phương tăng cường một số biện
pháp quản lý các khu phong tỏa.
Trước hết về xác định phạm vi khu vực phong tỏa, trên
cơ sở đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố
nguy cơ dịch tễ, ảnh hưởng đến sự lây nhiễm dịch bệnh,
UBND TP yêu cầu các địa phương xác định phạm vi phong
tỏa phù hợp (không quá hẹp để bỏ sót trường hợp F0, F1
nhưng cũng không quá rộng ảnh hưởng đến cuộc sống và
sinh hoạt của người dân). Việc xác định phạm vi phong tỏa
cần có sự tham mưu của trung tâm y tế tại địa phương đó.
Sau khi xác định phạm vi phong tỏa, UBND TP yêu cầu
các địa phương nhanh chóng “làm sạch, làm xanh” khu
vực. Trong đó, cần nhanh chóng xét nghiệm (bằng test
nhanh trước, PCR sau) và đưa tất cả những người có nguy
cơ cao (F0, F1 phát hiện thêm khi xét nghiệm) ra khỏi
khu phong tỏa, đưa đến các cơ sở cách ly tại TP Thủ Đức
và các quận, huyện. Cách ly tại nhà đối với những trường
hợp F0, F1 có đủ điều kiện.
Về giải tỏa khu phong tỏa, UBND TP yêu cầu làm việc
này trên nguyên tắc giải tỏa từng phần, trước tiên là khu
vực ít nguy cơ, đến khu vực nguy cơ vừa và sau cùng là
khu vực nguy cơ rất cao.
Về tiêu chí xem xét giải tỏa từng phần, đối với khu vực
có nguy cơ thấp là xét nghiệm lại lần 1 sau năm ngày,
không phát hiện thêm F0 mới; khu vực có nguy cơ vừa là
xét nghiệm lần 2 sau năm ngày, không phát hiện F0 mới.
Còn đối với khu vực có nguy cơ rất cao là xét nghiệm lần
3 sau năm ngày, không phát hiện F0 mới.
UBND TP cũng yêu cầu các địa phương thành lập tổ công
tác quản lý tại các khu phong tỏa với sự tham gia của công
an, quân đội, y tế, lực lượng thanh niên xung phong tình
nguyện viên của Thành đoàn, các đoàn thể, trưởng các khu
phố… để tăng cường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện
giãn cách của các hộ gia đình trong khu vực phong tỏa.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ tổ chức “đi chợ thay”,
tiếp nhận nhu yếu phẩm thiết yếu từ các tổ chức, cá nhân
hỗ trợ, điều phối, cung cấp cho các hộ dân trong khu
phong tỏa; không để người dân tự ra ngoài nhận trực tiếp.
Tổ công tác phải tổ chức lực lượng công an, quân đội
thường xuyên tuần tra, giám sát, đảm bảo thực hiện giãn
cách của người dân, các hộ gia đình trong khu vực phong
tỏa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
“Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Nơi nào để xảy ra tình trạng tụ tập, vi phạm giãn cách với
bất kỳ lý do nào đều bị xử lý nghiêm khắc trách nhiệm
người đứng đầu và những người có liên quan” - văn bản
của UBND TP nêu rõ.
TÁ LÂM
TP.HCMyêu cầu tăng cườngquản lý trong các khuphong tỏa
UBNDTP.HCMyêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý nhằmhạn chế sự lây lan, làm tăng F0 trong các khu phong tỏa.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook