169-2021 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư28-7-2021
Tiêu điểm
ĐÀOTRANG- THYNHUNG
T
ừ ngày 24-7, TP.HCM bắt
đầu áp dụng Chỉ thị 12 của
Ban Thường vụ Thành
ủy TP về việc tăng cường
một số biện pháp chống dịch
COVID-19. Theo Văn bản
2468 của UBND TP.HCM,
ngoài các phương tiện ưu
tiên được phép lưu thông thì
tất cả loại phương tiện vận
tải còn lại phải có giấy nhận
diện phương tiện (QR code)
mới được phép lưu thông trên
địa bàn TP hoặc lưu thông
ngang qua TP.
Mòn mỏi chờ
giấy nhận diện
phương tiện
Anh Hữu Tài (chủ một đơn
vị vận tải tại TP.HCM) cho
biết đơn vị có 10 đầu xe cần
chở mỗi ngày, đã liên hệ hợp
tác xã (HTX) để xin cấp QR
code thông qua hệ thống từ
Tổng cục Đường bộViệt Nam,
song HTX cho biết chưa nhận
được phản hồi từ Sở GTVT.
“Tôi đăng ký bốn xe từ hôm
thứ Bảy mà đến nay vẫn chưa
thấy trả lời. Nếu nhập thông
tin sai thì nhận được phản hồi
ngay lúc đó, trường hợp các
thông tin đúng và đầy đủ thì
3-5 ngày vẫn chưa nhận được
thông báo gì” - anhTài cho hay.
Đại diện một HTX tại
TP.HCM cho biết chưa kể
trong thời gian giãn cách xã
hội theo Chỉ thị 16 này, nếu
công ty, đơn vị nào không có
máy in thì cũng không làm
đăng ký được luồng xanh,
vì muốn đăng ký phải in đơn
đăng ký ra, chụp ảnh lại và
scan rồi nhập vào thông tin
Sở GTVT yêu cầu. Hiện nay,
các cửa hàng in ấn không làm
việc. “Hàng hóa chúng tôi chở
là nhiều loại sản phẩm thuộc
thực phẩm đông lạnh, chúng
tôi cũng không thể liệt kê 180
loại sản phẩm vào danh mục
kê khai được” - vị đại diện
này nêu khó khăn.
Theo một số tài xế, hiện nay
việc đi lại chỉ có ở TP.HCM là
Ngành vận tải gặp khó vì giấy
nhận diện phương tiện
Nhiều đơn vị vận tải kêu khó vì xin cấp giấy nhận diện phương tiện nhiều ngày liền nhưng vẫn chưa có kết quả.
Ngày 27-7, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký
văn bản gửi Bộ Công an đề nghị chỉ đạo cơ quan điều tra
truy tìm và xử nghiêm người tấn công vào hệ thống Cổng
thông tin đăng ký giấy nhận diện phương tiện (QR code)
của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trước đó, ngày 26-7, Tổng cục Đường bộ ghi nhận nhiều
cuộc tấn công mạng liên tục nhằm vào hệ thống server lưu
trữ dữ liệu tại địa chỉ tên miền
.
vn. Theo ngành đường bộ, các cuộc tấn công xuất phát từ
những dải IP động, chưa xác định được đối tượng và địa
điểm tấn công.
Hậu quả của việc này làm hệ thống của Tổng cục Đường
bộ thường xuyên bị treo, gián đoạn. Cán bộ xử lý tại các Sở
GTVT không thể phê duyệt hồ sơ, đơn vị vận tải không thể
truy cập hệ thống để đăng ký trong nhiều giờ, gây bức xúc
rất lớn.
Sau khi hệ thống bị tấn công, Tổng cục Đường bộ tiến
hành chặn các truy cập tình nghi. Song song đó, thực hiện
tách hệ thống server thành cụm riêng để phục vụ cho các Sở
GTVT, đơn vị vận tải thực hiện đăng ký và phê duyệt hồ sơ.
Hiện Tổng cục Đường bộ phối hợp với Cục Tin học hóa,
Bộ TT&TT di chuyển toàn bộ dữ liệu và hệ thống phần
mềm (phần dành cho Sở GTVT kiểm tra, phê duyệt) đến
cụm server của Cục Tin học hóa cung cấp để đảm bảo an
toàn thông tin và hạn chế các cuộc tấn công tiếp theo vào
hệ thống.
VIẾT LONG
Vụ tấn cônghệ thống luồngxanh: BộGTVTkiếnnghịBộCônganvào cuộc
MẫuQR
code do
SởGTVT
TP.HCM
cấp.
Ảnh: TL
Bộ GTVT đề nghị không kiểm tra
QR code
Ngày 27-7, Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các tỉnh tạo điều
kiện hơn nữa cho hoạt động vận tải hàng hóa.
Theo Bộ GTVT, vừa qua hệ thống cấp QR code cho xe hàng
hóa vào “luồng xanh” bị tấn công mạng, ảnh hưởng đến việc
cấp QR code cho phương tiện phục vụ vận tải hàng hóa thiết
yếu. Nhằm khắc phục tình trạng trên, Bộ GTVT đề nghị chủ
tịch UBND các tỉnh trên cả nước chỉ đạo đơn vị chức năng tạo
điều kiện cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, vận
chuyển công nhân, chuyên gia của doanh nghiệp chưa được
cấp kịp thời QR code được qua chốt sau khi đã kiểm tra giấy
xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Trường hợp các phương tiện này đã có QR code còn hiệu
lực và tài xế âm tính với COVID-19 còn giá trị, lực lượng chức
năng tại chốt kiểm soát không kiểm tra các phương tiện này…
Một cán bộ tỉnh Long An
cho biết đơn vị đang cấp QR
code theo hệ thống của Tổng
cục Đường bộ Việt Nam. Từ khi
TP.HCM áp dụng các biện pháp
chống dịch cao hơn thì lượng
phương tiện xin QR code tăng
đột biến, tuy nhiên do hệ thống
củaTổng cục Đường bộ đang bị
lỗi nên từ 9 giờ sáng 26-7 đến 9
giờsánghômnay,LongAnđang
tồn đọng khoảng 1.300 hồ sơ.
Nếu các đơn vị gửi
đúng đối tượng, định
dạng, lộ trình và
đúng là hàng thiết
yếu thì chỉ trong 2
giờ đồng hồ sẽ hoàn
tất và trả hồ sơ.
gặp khó vì phải có QR code,
còn các tỉnh khác được lưu
thông dễ dàng. Không chỉ di
chuyển trong nội thànhTPkhó
khăn mà những xe đi ngang
qua địa phận TP.HCM cũng
vất vả, không có QR code đều
phải quay đầu.
“Có những ngày xe tải chở
trái cây đi Trung Quốc mà
phải quay đầu vì không có
QR code, xe đó chỉ chạy qua
TP.HCM chứ không dừng
lại” - một tài xế nói.
ÔngBùiĐìnhQuản,Chủ tịch
Hiệp hội Vận tải ô tôTP.HCM,
cho hay hiện nhiều HTX, tài
xế cho biết không đăng ký
được do nghẽn mạng, quá tải.
Không có QR code nên không
thể lưu thông được, trong khi
đó việc lưu thông hàng hóa là
rất cần thiết cho các đơn vị
đang được hoạt động.
“Hiện các đơn vị vận tải chỉ
muốn duy trì chuỗi cung ứng,
các tài xế cũng không muốn ra
đường. Các chủ công ty không
thể vì vận tải gặp khó mà gửi
công văn đến các đối tác rằng
công ty không thể phục vụ
trong lúc này. Trong khi đó các
đối tác toàn là những mối làm
ăn lâu năm. Vận chuyển hàng
hóa còn chịu sức ép của cảng,
Bộ CôngThương, địa phương,
một cửa mà chịu quá trời chìa
khóa thì biết tìm chìa khóa nào
để mở” - ông Quản nói.
Ưu tiên đúng
đối tượng
Một cán bộ tiếp nhận hồ sơ
cấp QR code khu vực TPThủ
Đức cho biết ngay khi TP áp
biện pháp chống dịch cao hơn
thì lượng hồ sơ đăng ký cấp
QR code tăng nhanh chóng.
Đơn cử, chỉ riêng ngày 24-7,
có gần 1.000 bộ hồ sơ nộp
về đầu mối TP Thủ Đức. Tuy
nhiên, đa phần hồ sơ nộp đều
bị sai định dạng, điền không
đúng đối tượng nên phải trả
về. Trong khi đó, các cán bộ
phải trao đổi với từng đơn vị
để hướng dẫn nộp hồ sơ lại,
gây mất nhiều thời gian.
Trao đổi với PV, ông Trần
Quang Lâm, Giám đốc Sở
GTVT TP, cho biết TP.HCM
đang áp dụng chính sách
chống dịch cao hơn một bậc
so với các địa phương đang áp
dụng Chỉ thị 16 nên bắt buộc
các phương tiện phải có QR
code, kể cả đi quá cảnh qua
TP.HCM.
Theo ông Lâm, TP.HCMđã
cấp QR code cho hơn 40.000
phương tiện. Hiện Sở GTVT
TP cấp thông qua hai đầu mối
của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam và theo hệ thống của Sở
GTVT TP.
Trước ý kiến cho rằng nhiều
hồ sơ xin cấpQR code bị chậm
hoặc không được giải quyết
mặc dù các đơn vị thông tin
sẽ giải quyết trong 24 giờ, ông
Lâm lý giải: Theo phần mềm
củaTổng cụcĐường bộ, người
dân sẽ tự nhập theo hệ thống,
song đa phần người dân nhập
sai. Đơn cử như TPHà Nội có
hơn 20.000 hồ sơ đăng ký một
ngày, song chỉ có vài ngàn hồ
sơmới hợp lệ và được cấp. Lỗi
sai của người dân chủ yếu là
không đúng đối tượng, không
đúng lộ trình lưu thông hoặc
không đúng đối tượng được
giải quyết. Sau đó, hệ thống trả
lại cho email và nhiều người
dân không đọc, không nắm.
Hoặc QR code sẽ cấp theo
hệ thống của TP.HCM, hồ sơ
làmgiấy nhận diện phương tiện
sẽ được cấp thông qua các đầu
mối và Sở GTVT không thể
cấp riêng lẻ được. Từng doanh
nghiệp đơn lẻ gửi hồ sơ đều
phải quy về các đầu mối như
bệnh viện, quận, huyện, hiệp
hội logistic…Nếu các đơn vị
gửi đúng đối tượng, định dạng,
lộ trình và đúng là hàng thiết
yếu thì chỉ trong 2 giờ đồng
hồ sẽ hoàn tất và trả hồ sơ.
Ông Lâm cho biết để giải
quyết hồ sơ cho các đơn vị,
hiện Sở GTVT có 50 nhân
viên làm việc liên tục. Thậm
chí làm việc đến tới 21 giờ,
có khi tới 23 giờ để kịp thời
giải quyết hồ sơ cho các đơn
vị với vài ngàn bộ hồ sơ/ngày.
Lý giải vì sao phải cấp QR
code, ông Lâm cho biết chỉ các
phương tiện thực sự cần thiết
mới được đi vào TP.HCM và
các phương tiện đó mới được
cấp QR code. Đó cũng chính
là lý do để kiểm soát lượng
phương tiện đi lại. Phương
tiện có QR code sẽ phải kiểm
tra hàng hóa trên xe và ưu tiên
lưu thông.•
Chốt kiểmsoát dịch trên quốc lộ 50 ưu tiên
phương tiện cómãQR code ra vào chốt
kiểmsoát dịch. Ảnh: ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook