3
Thời sự -
ThứSáu10-9-2021
Đ.MINH
N
g à y 9 - 9 , h a i đo à n
giám sát chuyên đề
giải quyết khiếu nại,
tố cáo và sắp xếp các đơn
vị hành chính (ĐVHC) của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(UBTVQH) họp phiên thứ
nhất để đánh giá và đưa ra
định hướng cho công tác
này trong thời gian tới.
Thay đổi giám sát để
phù hợp với đổi mới
của Quốc hội
Về giám sát chuyên đề
thực hiện pháp luật về tiếp
công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016
đến 1-7-2021, Thượng tướng
Trần Quang Phương, Phó
Chủ tịch QH, Trưởng đoàn
giám sát, đánh giá: Sự phát
triển kinh tế - xã hội, tốc độ
đô thị hóa đi kèm với việc
tăng khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của cử tri.
Hằng năm, QH, UBTVQH,
các cơ quan của QH đều có
giám sát qua báo cáo của
Chính phủ, TAND Tối cao,
VKSND Tối cao về việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Ban Dân nguyện
được UBTVQH phân công
giúp tổ chức các hoạt động
giám sát về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, gần đây QH đã
đổi mới, yêu cầu Ban Dân
nguyện có báo cáo hằng tháng
về tình hình tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo
và thực hiện các kiến nghị
công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016
đến 1-7-2021. Đối tượng
giám sát là Chính phủ và các
bộ, ngành; TAND Tối cao,
VKSND Tối cao; UBND,
TAND, VKSND các tỉnh,
thành, các cơ quan, tổ chức
có liên quan.
Việc giám sát sẽ đánh giá
kết quả, xác định nguyên nhân
hạn chế, chỉ rõ trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân… và có kiến nghị giải
pháp nâng cao hiệu quả công
tác này và hoàn thiện chính
sách, pháp luật có liên quan.
Tại phiên họp, các đại biểu
đã thảo luận, cho ý kiến về
dự thảo kế hoạch giám sát chi
tiết, các đề cương báo cáo,
đối tượng chịu sự giám sát,
dự kiến ban đầu phân công
4-2021, UBTVQH đã ban
hành 47 nghị quyết về việc
sắp xếp cácĐVHCcấp huyện,
cấp xã của 45 tỉnh, thành. “Kết
quả giám sát sẽ là cơ sở cho
việc đề xuất các kiến nghị, lộ
trình tiếp tục thực hiện việc
sắp xếp ĐVHC trong giai
đoạn 2022-2030; kiến nghị
hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật về tiêu chuẩn
của ĐVHC và việc sắp xếp
ĐVHC cho phù hợp với tình
hình, điều kiện thực tiễn…”
- Phó Chủ tịch QH Nguyễn
Khắc Định nói.
Đối tượng giámsát làChính
phủ, các cơ quan, tổ chức có
liên quan, chính quyền địa
phương ở các tỉnh, thành có
các ĐVHC cấp huyện, cấp xã
đã thực hiện sắp xếp.
Theo ông Định, nội dung
giám sát tập trung vào việc
sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy, bố trí đội ngũ cán bộ,
công chức và người lao động
sau khi sắp xếp ĐVHC, tác
động của việc thực hiện sắp
xếp đến mục tiêu tinh gọn bộ
máy và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của chính
quyền địa phương…
Qua thảo luận, các đại biểu
đồng tình với những nội dung
cơbản của việc giámsát nhưng
có góp ý là cần làm rõ, chi
tiết các vấn đề như phạm vi
giám sát cũng như tổ chức
việc giám sát linh hoạt, phù
hợp với tình hình diễn biến
của dịch COVID-19…•
Thượng tướng TrầnQuang Phương phát biểu tại phiên họp về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Ảnh: quochoi.vn
Đêm 8-9, bão Conson đã đi vào Biển Đông, trở thành
cơn bão số 5 năm 2021. Trước khi vào Biển Đông, bão
càn qua Philippines làm 19 người mất tích, 10.063 người
phải sơ tán, gây thiệt hại khoảng 3,8 triệu USD cho quốc
gia này.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(Trung tâm KTTVQG), tính đến 16 giờ ngày 9-9, tâm
bão số 5 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450 km về phía
đông đông nam. Cường độ bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm
KTTVQG, cho biết do chịu tác động của bão Chanthu
đang rất mạnh ở phía ngoài nên các dự báo về cường
độ và quỹ đạo của bão số 5 vẫn còn rất phân tán. Tuy
nhiên, ông Lâm nhấn mạnh Trung tâm KTTVQG dự
báo đến sáng sớm 11-9, bão sẽ nằm trên khu vực quần
đảo Hoàng Sa.
“Đây là thời điểm sẽ có gió mạnh nhất, có thể đạt cấp
11, giật cấp 13. Trong 48-72 giờ tiếp theo, bão sẽ di
chuyển rất chậm. Như vậy quần đảo Hoàng Sa cực kỳ
nguy hiểm khi có gió mạnh và kéo dài” - ông Lâm cho
biết.
Đáng lưu ý, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phòng, vẫn còn hàng trăm tàu đang hoạt động ở khu vực
bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa.
Ngay trong cuộc họp, Ban chỉ đạo trung ương về phòng
chống thiên tai đã ban hành công văn gửi các tỉnh Quảng
Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,
Khánh Hòa yêu cầu bằng mọi biện pháp kêu gọi, hướng
dẫn các tàu này thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là việc phòng
chống thiên tai như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 đang hết sức phức tạp. Ông Nguyễn Huy
Minh, đại diện Bộ Y tế, cho biết Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đã tham mưu lãnh
đạo bộ ban hành công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành khu
vực Bắc bộ, Trung bộ, khu vực miền núi, các cơ sở y tế
trực thuộc trong khu vực.
Trong công điện của Bộ Y tế đã hướng dẫn với khu vực
sơ tán người dân, khu vực cần sơ tán tránh trú cho nhân
dân, cần rà soát, sàng lọc, test nhanh để tách F0 ra khỏi
cộng đồng trong quá trình tổ chức sơ tán và tại khu tránh
trú của nhân dân. Các đối tượng có nguy cơ cao phải tách
riêng. Tại khu sơ tán phải bảo đảm thực hiện 5K tốt nhất
có thể, bảo đảm dự trữ đầy đủ khẩu trang, nước sát khuẩn
cho người dân, lực lượng chức năng tại khu vực sơ tán,
tránh trú…
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng
chống thiên tai, các địa phương bị ảnh hưởng đã lên
phương án sơ tán hơn 700.000 người dân trong trường
hợp bão mạnh và mưa lớn trên diện rộng. Đồng thời duy
trì hơn 500.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và 2.000
phương tiện, khoảng 148.979 người thuộc lực lượng xung
kích cơ sở để ứng phó với bão số 5 và mưa lũ.
Trong ngày 9-9, Trung tâm KTTVQG cũng phát cảnh
báo mưa lũ, sạt lở ở các tỉnh từ Bắc bộ đến Trung bộ và
Tây Nguyên.
AN HIỀN
Đường đi của bão số 5. Ảnh: nchmf.gov.vn
của QH, UBTVQH, các cơ
quan của QH.
Việc này để giúpUBTVQH
theo dõi, cho ý kiến và nếu
cần sẽ chỉ đạo xử lý những sự
việc gây bức xúc trong nhân
dân cũng như giải quyết các
vấn đề kịp thời hơn.
Theo nghị quyết, đoàn
giám sát chuyên đề về việc
thực hiện pháp luật về tiếp
đối với các thành viên của
đoàn giám sát.
Sắp xếp ĐVHC gắn
kiện toàn bộ máy,
cán bộ
Cũng trong ngày 9-9, Phó
Chủ tịch QH Nguyễn Khắc
Định, Trưởng đoàn giám sát,
chủ trì phiên họp sắp xếp các
ĐVHCcấphuyện, cấpxã trong
giai đoạn 2019-2021. Đây
là một trong bốn chuyên đề
giám sát rất quan trọng được
QH thông qua cho giai đoạn
2021-2022.
Việc sắp xếp thu gọn hợp
lý các ĐVHC cấp huyện, cấp
xã chưa đủ tiêu chuẩn theo
quy định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của toàn
hệ thống chính trị.
Từ năm 2019 đến tháng
QHđã đổi mới, yêu
cầu Ban Dân nguyện
có báo cáo hằng
tháng về tình hình
tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố
cáo và thực hiện các
kiến nghị của QH,
các cơ quan của QH.
Khiếu nại, tố cáo tăng theo sự
phát triển của xã hội
Việc báo cáo hằng tháng về tình hình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giúp theo dõi,
chỉ đạo xử lý những sự việc gây bức xúc trong dân.
Bão số5khó lường, lênphươngán sơ tánhơn700.000người dân
Bộ Công an đề xuất xây dựng
nhiều dự án luật
Ngày9-9, Đại tướngTôLâm, Bộ trưởngBộCôngan, làmviệc
với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cùngmột
số đơn vị trực thuộc về tiến độ, chất lượng xây dựng các dự
án luật, dự thảo nghị định do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Theo đó, các dự án luật do Bộ Công an đề xuất xây dựng
năm 2022 gồm Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự
ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công
an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Luật Cảnh sát cơ động.
Bộ Công an cũng đang chủ trì xây dựng 11 nghị định gồm
tám nghị định quy định chi tiết thi hành các luật đã có hiệu
lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022; ba nghị định thuộc
chương trình công tác năm 2021 của Chính phủ.
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Công an
được giao chủ trì xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị định
khẩn trương rà soát, tiếp thu ý kiến các bộ, ban, ngành có
liên quan, hoàn thiện dự thảo trình các cấp có thẩm quyền
xem xét, ban hành, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ.