7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu10-9-2021
Ngày 9-9, Liên đoàn Luật sư (LS) Việt
Nam có công văn gửi Thủ tướng, UBND
các tỉnh, TP trực thuộc trung ương để kiến
nghị đưa hoạt động nghề nghiệp của LS
thuộc nhóm dịch vụ thiết yếu của xã hội
trong phòng chống dịch COVID-19.
Trong công văn, Liên đoàn LS Việt
Nam nêu:
Ngày 3-4-2020, Văn phòng Chính phủ
có Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng
dẫn về thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ
tướng. Tại mục 2 công văn có nêu: “Các
cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên
quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ
doanh nghiệp (như công chứng, LS, đăng
kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…) được
tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các
cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm
an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các
biện pháp chống dịch”.
Tiếp theo, Bộ Tư pháp ban hành Công
văn 1221/BTP-PLHSHC ngày 3-4-2020
đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc
trung ương chỉ đạo các tổ chức hành nghề
công chứng, LS được tiếp tục hoạt động.
Hiện nay, số lượng LS đang hành nghề
cung cấp dịch vụ pháp lý cho người dân,
doanh nghiệp và xã hội là khoảng 16.000
người đang hoạt động trên lĩnh vực tranh
tụng và tư vấn pháp luật.
Thời gian qua, đội ngũ LS đã nghiêm
túc thực hiện các quy định của Thủ tướng,
Bộ Y tế và của UBND các tỉnh, TP trong
việc giãn cách xã hội và thực hiện 5K
trong phòng chống dịch COVID-19.
Trong tình hình hiện nay, các cơ quan
tiến hành tố tụng các cấp vẫn tiến hành
các hoạt động khởi tố, truy tố, xét xử
theo quy định của pháp luật để bảo đảm
an ninh, an toàn và trật tự xã hội nên vẫn
ban hành các văn bản triệu tập, quyết định
khởi tố, truy tố, xét xử, yêu cầu LS tham
gia tố tụng ở nhiều địa phương khác nhau.
Tuy nhiên, chính quyền ở một số tỉnh,
TP không đưa LS thuộc đối tượng được
cấp giấy đi đường nên LS không thể tham
gia các hoạt động dịch vụ tư vấn hay
tham gia tố tụng theo yêu cầu thiết yếu
nêu trên, khiến cho các hoạt động tố tụng
không được bình thường.
Thực tiễn cho thấy ngay trong hoàn
cảnh phòng chống đại dịch hiện nay, nhu
cầu của người dân và xã hội đang rất cần
sự hỗ trợ pháp lý để đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp cho họ. Các nhu cầu này cần
được đáp ứng đồng thời với việc phòng
chống dịch của từng địa phương và trong
cả nước.
Từ thực tế nêu trên, căn cứ nội dung
Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Công văn
2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính
phủ và Công văn 1221/BTP-PLHSHC của
Bộ Tư pháp, Liên đoàn LS Việt Nam đề
nghị:
1. Thủ tướng, UBND tỉnh, TP trực
thuộc trung ương tiếp tục xác định hoạt
động cung cấp dịch vụ pháp lý, tham gia
tố tụng, tư vấn và trợ giúp pháp lý của các
tổ chức hành nghề LS và các LS cho các
chủ thể xã hội đang diễn ra hằng ngày là
một trong những dịch vụ thiết yếu trong
điều kiện phòng chống dịch, phù hợp tình
hình thực hiện giãn cách xã hội ở từng địa
phương.
2. Kiến nghị đưa LS, người lao động
trong các tổ chức hành nghề LS vào
nhóm được sử dụng giấy đi đường do tổ
chức hành nghề LS duyệt để được phép
di chuyển trên đường, qua các chốt kiểm
soát dịch nhằm cung cấp dịch vụ pháp
lý, tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân, đáp ứng yêu cầu hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan
quản lý nhà nước.
NGÂN NGA
HOA THI
C
ác hành vi vi phạm liên quan
đến công tác phòng chống dịch
bệnh COVID-19 ảnh hưởng
đến những nỗ lực và thành quả
chống dịch của chính quyền và
nhân dân.
Thuê xe chở người
về từ vùng dịch
Ngày 7-9, Cơ quan CSĐT Công
an TP Tuy Hòa (Phú Yên) khởi tố
vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người, xảy ra
tại phường Phú Đông (TPTuy Hòa).
Theo kết quả điều tra ban đầu,
ngày 21-8, DQN (23 tuổi, ngụ
phường Phú Đông) thuê ô tô có kiểu
dáng xe cứu thương nhưng chưa có
giấy phép hoạt động của một người
ở Phú Yên để chạy vào TP.HCM
đón khách rồi chở về Khánh Hòa,
Phú Yên.
Sau khi trả xe và test nhanh âm
tính với virus SARS-CoV-2, ngày
25-8, N tiếp tục thuê và lái xe chở
nhiều người từ Phú Yên, Khánh
Hòa vào TP.HCM, rồi đón khách
tại đây để chở về quê…
Ngày 29-8, N có kết quả dương
tính với virus SARS-CoV-2. N đã
lây bệnh cho bạn gái, cha bạn gái,
chị dâu bạn gái và một người khác.
Tại Bình Thuận, Phòng CSGT
đường bộ - đường sắt công an tỉnh
đã hai lần buộc quay đầu về nơi
xuất phát đối với xe khách do tài
xế LTH điều khiển.
Theo thông tin ban đầu, ngày
6-9, xe khách này chở 25 người từ
TP.HCMđi Ninh Bình. Khi đến chốt
kiểm soát dịch COVID-19 số 2 Bình
Thuận (xã Tân Đức, huyện Hàm
Tân) thì dừng lại để khai báo y tế.
Tại đây, tài xế đã ký cam kết quay
đầu xe về lại TP.HCM do trên xe
có nhiều người đi từ vùng dịch. Tối
cùng ngày, xe khách này quay trở
lại chốt kiểm soát để khai báo y tế,
trên xe chỉ có tài xế và người phụ xe.
Sau khi thông chốt, xe lưu thông
một đoạn nữa rồi dừng lại để khoảng
20 người núp ở bụi rậm lên xe.
Khuya cùng ngày, xe đến huyện
Hàm Thuận Nam thì bị kiểm tra và
áp giải về Trạm CSGT Hàm Tân.
Trục lợi từ chính sách
Trong khi đó, tại TP.HCM, hai
công chức phường đã bị khởi tố,
bắt tạm giam để điều tra về tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ.
TheoCơquanCSĐTCônganquận
6, ông Trương Mạnh Thảo (37 tuổi,
cán bộ trật tự đô thị UBND phường
2, quận 6) đã lợi dụng tình hình dịch
COVID-19 diễn biến phức tạp, công
tác tổ chức tiêm vaccine có sơ hở
Xe cứu thương giả chở người từ TP.HCMvề Phú Yên làm lây lan dịch bệnh.
(Ảnh do Công an TP Tuy Hòa, Phú Yên cung cấp)
nên đã móc nối, làm hồ sơ tổ chức
cho một số người không thuộc diện
được tiêm đến tiêm vaccine tại một
số địa điểm thuộc phường 2.
Thảo khai nhận bốn tháng qua đã
làm hồ sơ tiêm vaccine thành công
cho 20 trường hợp không cư trú tại
phường 2 và không thuộc diện được
tiêm vaccine…
Còn theo Cơ quan CSĐT Công
an TP Thủ Đức, ông Huỳnh Hồng
Sơn (51 tuổi, cán bộ phụ trách
LĐ-TB&XH phường Phú Hữu, TP
Thủ Đức) đã lợi dụng vị trí công tác
để xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người lao
động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
COVID-19 của phường Phú Hữu
và câu kết với một số cá nhân lập
hồ sơ nhận tiền hỗ trợ không đúng
đối tượng…•
Các hành vi vi phạmquy
định phòng chống dịch
cũng như trục lợi từ chính
sách trong hoàn cảnh
dịch bệnh như hiện nay là
rất nguy hiểm cho xã hội,
cần nhanh chóng bị xử lý
nghiêmnhằm răn đe và
phòng ngừa chung.
Coi chừng bị kết tội nhận hối lộ
Hành vi thuê xe cứu thương (xe khách...) để chở người về từ vùng dịch
như mô tả trong bài báo và các hành vi tương tự sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính theo Điều 12 Nghị định 117/2020.
Người vi phạm có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng, bị xử phạt bổ sung
và buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trường hợp các hành vi nêu trên làm lây lan dịch bệnh thì có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người theo Điều 240 BLHS. Mức phạt tối đa có thể lên
đến 12 năm tù.
Hành vi tổ chức tiêm vaccine sai đối tượng (cho nhiều người) vì động
cơ cá nhân, hành vi lập hồ sơ khống của công chức phường để nhận tiền
hỗ trợ có dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ theo Điều 356 BLHS.
Nghiêm trọng hơn, nếu công chức phường có hành vi tổ chức tiêm
vaccine, lập hồ sơ khống hỗ trợ người lao động sai đối tượng và thu tiền
của những người này thì có dấu hiệu của tội nhận hối lộ theo Điều 354
BLHS, khung hình phạt cao nhất có thể lên đến tử hình.
Các hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch cũng như trục lợi từ
chính sách trong hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay là rất nguy hiểm
cho xã hội, cần nhanh chóng bị xử lý nghiêm nhằm răn đe và phòng
ngừa chung.
TS
PHAN ANH TUẤN
, Trưởng bộ môn Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM
Luật sư Vũ Phi Long, Đoàn Luật sư TP.HCM,
đang bào chữa trongmột phiên tòa xét xử
vụ án trộmcắp tài sản. Ảnh: NGÂNNGA
Kiếnnghị xemhoạt độngnghề nghiệp của luật sư làdịchvụ thiết yếu
Liên đoàn Luật sư Việt Namkiến nghị xác định việc cung cấp dịch vụ pháp lý, thamgia tố tụng, tư vấn và trợ giúp pháp lý của luật sư là dịch vụ thiết yếu.
Cần xử nghiêm hành vi trục lợi
từ chính sách chống dịch
Hai công chức phường tại TP.HCMđã lợi dụng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
để làmhồ sơ tiêmvaccine và xét duyệt hồ sơ hỗ trợ không đúng đối tượng…