13
KHÁNHCHI
T
hời điểm này, nhiều học sinh
(HS) lớp 1 tại TP.HCM bắt
đầu làm quen với lớp học
online. Để các em học tốt trong
học kỳ đầu tiên, nhiều phụ huynh
đã chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng
học cùng con.
Lo lắng con không
theo kịp chương trình
Chị Nguyễn Thị Mỹ, 29 tuổi, có
con học lớp 1 Trường Tiểu học Lê
Quý Đôn (quận Gò Vấp). Chị cho
biết sau khi trường thực hiện khảo
sát về việc có hay không cho con
học online, phụ huynh đa phần đều
đồng ý. Tuy nhiên, chị cho rằng học
online đối với HS lớp 1 chỉ ởmức độ
làm quen, không đạt hiệu quả cao.
Trước đó, chị cũngđã cho con xem
video dạy lớp 1 trên mạng. Chị cho
biết bé đã nắm mặt chữ và cầm bút
đúng cách. Chị kể: “Thời gian đầu
bé thích học lắm. Cô giáo hỏi là dạ,
vâng vui lắm. Nhưng được mấy lần
không có ai đáp lại nên bé chán rồi”.
Chị lo lắng gia đình không thể
đưa con đi vào nề nếp như ở lớp
học. Vì con không ngồi yênmột chỗ
được lâu, bắt buộc phải có người
kèm ngay bên cạnh. “Tuổi của con
chủ yếu là thấy các bạn làm và sẽ
làm theo. Nhưng học trực tuyến
không có các bạn tương tác cùng
nên việc làm bài tập chỉ làm được
một, hai lần đầu, về sau tôi lo con
sẽ không theo được” - chị trải lòng.
NguyễnPhươngLam,22tuổi,cũng
có cháu là HS lớp 1 Trường Tiểu
học Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
Lam cho biết gia đình dự định mua
laptop để tiện cho việc học của cháu.
Nhưng TP đang thực hiện “ai ở đâu
ở yên đó” nên Lam vẫn chưa mua
được những dụng cụ cần thiết cho
cháu. Trước mắt, cháu sẽ học bằng
điện thoại. Khi tình hình dịch ổn,
Lam sẽ bổ sung những cái cần thiết.
Cũng giống chị Mỹ, Lam lo lắng
cháu khó tập trung và khó tiếp thu
được kiến thức khi học trực tuyến.
Lam nói thêm: “Nếu bé học online
thì phải có sự hỗ trợ của phụ huynh
mà tôi thì đang làm việc tại nhà,
cha mẹ cháu thì đang “ba tại chỗ”
trong công ty. Sắp tới tôi sẽ hỗ trợ
việc học của cháu nên cũng sợ ảnh
hưởng đến chất lượng công việc”.
Chị Lê Thị Tình, 32 tuổi, có
con học tại Trường Tiểu học An
Hạ (huyện Bình Chánh), có cùng
nỗi lo giống chị Mỹ và Lam. Chị
cho biết mình không đồng tình với
việc cho HS lớp 1 học trực tuyến.
Chị lo lắng con còn quá nhỏ để tập
trung vào việc học trên máy vi tính.
“Học online thì giáo viên (GV)
không kiểm tra chi tiết được nét
chữ đúng ô ly cho HS. Các con
sẽ sai dần mà không thể sửa kịp
thời. Nếu cho tôi lựa chọn, tôi thà
cho con học trễ vài tháng. Khi TP
ổn định, các con đến trường, có thể
là không nghỉ hè cũng được” - chị
Tình khẳng định.
Cha mẹ học cùng con
Trước khi con vào lớp 1, chị Tình
đã dạy trước chữ cái và số cho con.
Bé có thể đọc bảng chữ cái và làm
những phép toán đơn giản (cộng,
trừ tới số 20). Chị cho rằng chương
Được chuẩn bị kỹ về tâm lý, các con sẽ thoải mái hòa nhập cùng thầy cô và các bạn trong lớp học online. Ảnh: LÂMTHÔNG
Việc học từ xa, trực tuyến nhằm duy trì việc học của
trẻ, không chỉ về kiến thức, kỹ năngmà còn là thói quen
học tập, sự tương tác xã hội với thầy cô, bạn bè, do đó
phụ huynh nên ủng hộ và hỗ trợ việc học trực tuyến,
học tập từ xa của con.
Thói quenvànềnếphọc tập rất quan trọng. Phụhuynh
nên yêu cầu conđi ngủđúnggiờ (trẻ lớp1nênngủ trước
9 giờ tối, đủ 10 tiếng/ngày) để buổi sáng thức dậy thật
sảng khoái. Trẻ cần được ăn sáng đủ, vệ sinh, thay đồ
và ngồi vào bàn học ngay ngắn, sẵn sàng cho việc học.
Nếu trẻ không có giờ học trực tuyến gặp GV thì buổi
sáng vẫn nên dậy đúng giờ như thường lệ và ngồi vào
bàn học 30 phút với các nhiệm vụ GV giao trước. Phụ
huynh cũng lưu ý rằng trách nhiệm giảng dạy chuyên
môn vẫn là GV, do đó nếu lúng túng về nội dung học
thuật, phụ huynh nên liên hệ với GV để được trợ giúp.
Trách nhiệm chính của phụ huynh là tạo không
gian, thời gian thuận lợi, cung cấp thiết bị (nếu không
có, hãy báo với nhà trường để nhận được sự hỗ trợ),
động viên, khuyến khích và giám sát con duy trì việc
học đều đặn.
Hiện các sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT đang xây dựng rất
nhiều tư liệu bài dạy và cung cấp miễn phí qua truyền
hình, phát lại trên kênh YouTube. Do đó nếu đường
truyền yếu lúc này, chúng ta có thể học lại lúc khác.
Phụ huynh không nên quá căng thẳng mà ảnh hưởng
tâm lý học tập đầu đời của trẻ.
TS giáo dục học
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
Từ giữa tháng 7, khi điểm tiêm vaccine tại Trường Tiểu
học An Hạ (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đi vào hoạt
động, nhiều giáo viên (GV) đã đăng ký hỗ trợ tại đây. Cô
Lộ Thị Thanh Ngân (28 tuổi) và cô Lâm Thị Ngọc Linh
(25 tuổi) là hai trong số đó.
Trước đó, cô Ngân đã vận động và quyên góp tiền mua
vitamin C cho khu cách ly. Gia đình cô rất ủng hộ và đã
tặng 100 phần quà cho các hộ khó khăn gần nhà. Nhưng
khi biết cô muốn tham gia hỗ trợ chống dịch, mẹ cô ban
đầu đã không đồng ý vì lo lắng cho sức khỏe của con.
Để mẹ không lo, cô Ngân nói dối mẹ để đến hỗ trợ
điểm tiêm. Sau khi biết chuyện, dù giận con nhưng mẹ cô
vẫn dậy sớm nấu đồ ăn sáng, chuẩn bị áo mưa, pha nước
cam để cô mang theo. Sau 27 ngày cô tham gia hỗ trợ
chống dịch thì nhận được tin cả nhà có kết quả xét nghiệm
dương tính với COVID-19.
Trước đó, mọi người đã được tiêm một mũi vaccine. Do
vậy, sau 10 ngày tự điều trị tại nhà, cả nhà đã âm tính và
không có các triệu chứng nặng. Ngày 8-9, cô Ngân tiếp
tục hỗ trợ điểm tiêm Trường Tiểu học An Hạ tổ chức tiêm
vaccine mũi 2.
Cô Linh cũng là thành viên của đội hỗ trợ tiêm vaccine tại
điểm tiêm với cô Ngân. Để đảm bảo an toàn cho gia đình, cô
Linh và các GV khác không về nhà mà ở lại điểm tiêm.
Năm học mới, cô Linh được phân công chủ nhiệm lớp
1. Từ đầu tháng 9 cô đã nhận lớp, gặp gỡ phụ huynh để
nắm tình hình. Ở lại điểm tiêm nhưng cô vẫn mang theo
laptop và sách giáo khoa để tiện soạn giáo án. Cô sắp xếp
lịch học trực tuyến linh động để tiện cho phụ huynh và dự
định sẽ dạy buổi sáng để buổi chiều tham gia hỗ trợ, tối về
chấm bài.
Còn cô Ngân thì dự định sẽ chia nhóm học sinh (HS)
để có phương pháp dạy phù hợp. Với nhóm HS có phụ
huynh hỗ trợ dạy học, cô sẽ gửi video bài giảng qua
Zalo, phụ huynh sẽ quay clip HS đọc bài và chụp ảnh bài
làm của HS gửi cho GV. Nhóm HS không có phụ huynh
hỗ trợ sẽ dạy học bằng Google Meet. Với nhóm không
có thiết bị để học trực tuyến, cô Ngân đang chờ chỉ đạo
của nhà trường.
KHÁNH CHI
Đời sống xã hội -
ThứSáu10-9-2021
Cha mẹ chật vật chuẩn bị cho con
học online lớp 1
Trước buổi học đầu tiên của học sinh lớp 1, nhiều phụ huynh lo lắng rằng các emkhông tiếp thu
được kiến thức vì phải học online.
trình mới đòi hỏi con phải có kiến
thức trước khi vào lớp 1. Vì vậy,
chị cho con làm quen trước với
chữ và số để con không bị áp lực.
Trong buổi gặp mặt đầu tiên, cô
giáo có gửi video hướng dẫn viết
chữ để bé làm quen với việc viết.
Chị cho biết con rất thích và đã làm
theo video hướng dẫn của cô. Chị
mong rằng khi học chính thức, con
cũng phát huy tinh thần đó.
“Con học thì cha mẹ học theo.
Hiện giờ tôi cũng không bận việc
nên không gặp khó khăn trong
việc học cùng con” - chị nói. Khi
TP hết giãn cách, vợ chồng chị sẽ
đi làm trở lại. Lúc đó, hai con của
chị đều có thể tự học online với cô
giáo. Với bài tập cô giáo giao cho
bé, sau khi đi làm về, chị sẽ kiểm
tra và chụp ảnh gửi cho cô.
Chị Mỹ cũng nói vợ chồng chị
sẽ kèm con trong suốt thời gian học
online và làm bài tập. Chị cười:
“Bằng mọi biện pháp, từ dụ dỗ,
nhẹ nhàng đến nghiêm khắc để con
dần dần học theo khung giờ của nhà
trường. Có thể sẽ đưa ra một số điều
kiện như bánh kẹo hoặc xem phim
hoạt hình để con đồng ý. Chứ phụ
huynh không có kỹ năng sư phạm
để bé tự giác giống cô giáo được”.
Nói về việc học trực tuyến cho
HS lớp 1, Lam cho rằng với tình
hình dịch bệnh thì đây là cách tốt
nhất để HS theo kịp chương trình
đào tạo. “Phụ huynh cũng không
yên tâm cho con mình đến trường
ngay. Trẻ con thì không được tiêm
vaccine như người lớn. Học online
đảm bảo an toàn cho bé và có thể
giúp trẻ tiếp thu với công nghệ sớm
hơn” - Phương Lam nói.•
Côgiáo banngàyđi chốngdịch, tối về soạngiáoán
Bằng mọi biện pháp, từ
dụ dỗ, nhẹ nhàng đến
nghiêm khắc để con dần
dần học theo khung giờ
của nhà trường.
Khoảnh
khắc vui vẻ
của côNgân
(thứ hai từ
phải qua)
khi thamgia
tình nguyện.
Ảnh: NVCC
Không nên quá căng thẳng, ảnh hưởng tâm lý học tập đầu đời của trẻ