212-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứNăm16-9-2021
KHÁNHCHI
M
ới đây, Ban chỉ đạo
phòng chống dịch
COVID-19 TP Thủ
Đức, TP.HCM đã phối hợp
với tổng đài OxyMap triển
khai hệ thống cung cấp ôxy
miễn phí trên toàn TP với 32
trạm y tế lưu động, tương ứng
với 32 phường của TP Thủ
Đức. Dự kiến số lượng bình
ôxy cung cấp cho toàn địa
bàn tối thiểu 400-500 bình,
đặc biệt là cho các bệnh nhân
điều trị tại nhà.
Quản lý bình ôxy
bằng công nghệ
số hóa
OxyMap là hệ thống vận
hành và quản lý bình ôxy sử
dụng công nghệ. Mỗi bình
ôxy được gắn một mã QR
riêng biệt. Hệ thống bắt đầu
triển khai từ ngày 26-8, sau
15 ngày tổng đài OxyMap với
hơn 2.500 bình ôxy đã phủ
sóng tại tất cả phường, xã của
các quận 5, 6, 8, 10,12, Bình
Tân, Gò Vấp, Bình Thạnh và
huyện Bình Chánh.
Tổng đài OxyMap được
sáng lập bởi anh Lê Hải Bình,
Chủ tịch Axys Group và hai
người bạn là anh Đặng Thế
Hiền và anh Huỳnh Trọng
Văn. Theo anh Lê Hải Bình,
sử dụng công nghệ bằng cách
số hóa các bình ôxy giúp việc
quản lý bình dễ dàng hơn.
Số hóa là đưa các bình ôxy
lên thành số để đọc được trên
máy tính, điện thoại, cloud.
Nhờ đó, số lượng và tình trạng
các bình ôxy đều hiển thị trên
bản đồ tại website 
oxymap.
vn.
Việc số hóa được nhân
viên Axys Group thực hiện
trong vài ngày.
Số hóa 3.000 bình ôxy
tại phường, xã. Trạm ôxy
được đặt tại mỗi phường, xã
giúp giảm thiểu thời gian di
chuyển khi cho mượn, đổi,
trả bình ôxy, người dân có
thể tiếp cận ôxy nhanh nhất
có thể.
Người dân cũng không lo
lắng việc thiếu ôxy khi trạm
thông báo tình trạng luôn sẵn
sàng bình đầy khí. Nhân viên
của tổng đài sẽ tự đi đổi bình
cho trạm ngay khi hết bình và
quản lý bằng hệ thống.
Đặc biệt, người dân truy
cập website
oxymap.vn
sẽ tìm
được các trạm cung cấp bình
ôxy gần nhà với đầy đủ thông
tin về địa chỉ, số lượng bình
của trạm, bao nhiêu bình còn
đầy, số bình đang cho mượn,
số bình cần nạp ôxy...
“Người trong y tế phường
hoặc đội dân quân, đoàn viên
của phường mang bình ôxy
tới, họ cùng địa phương hiểu
rõ từng nhà và cũng là cơ
quan y tế nên việc thu hồi
bình hầu như không gặp trở
ngại gì. Ngoài ra, họ còn hỗ
trợ tư vấn, cấp thuốc theo
chương trình của Sở Y tế
nên uy tín của họ với bệnh
nhân và gia đình rất cao.
Việc trả bình đã sử dụng là
bình thường” - đại diện dự
án cho biết.
Các bình ôxy của dự án do
BIM Group hỗ trợ và một
phần do dự án tự mua. Ôxy
khi hết sẽ được nạp miễn
phí tại trạm ôxy của Công
ty Vạn Tấn Phát và trạm của
Bộ Quốc phòng. Dự án cũng
nhận sự đóng góp của nhiều
nhà hảo tâm.•
Tổng đài OxyMap: Quản lý
hiện đại, tiện lợi cho người dân
Có ngay bình ôxy
miễn phí chỉ sau
một cuộc gọi
Người dânTPThủĐức khi có
nhu cầu sử dụng bình ôxy chỉ
cầngọivàotổngđàicủaOxyMap
theo số (028) 7777.7788 và
bấm phím 24. Sau đó, người
dân sẽ được kết nối trực tiếp
đến số máy di động của bác sĩ
trực tại các trạm y tế lưu động.
Người dân sẽ được tư vấn cặn
kẽ, thăm khám và cho mượn
bình ôxy miễn phí.
Tiêu điểm
Điều động bình ôxymiễn phí đến cho người dân từ trạmy tế phường. Ảnh: KHÁNHCHI
giúp mọi người biết được
tình trạng của mỗi trạm ôxy.
Qua đó, người quản lý có thể
điều phối xe thu đổi bình một
cách nhanh nhất.
Người quản lý cũng có thể
biết người dân nàomượn bình,
mượn trong bao lâu để tính
toán thu và đổi bình cho F0
một cách tốt nhất, tránh tình
trạng bình hết khí lúc nửa
đêm. Thông qua bản đồ, dự
án biết khu vực nào nhiều F0
nặng hơn để điều phối bình từ
trạm này qua trạm kia, tránh
việc phân bổ đồng đều một
cách máy móc.
Không lo người dân
trữ bình
Đại diện dự án OxyMap
cho biết trong quá trình triển
khai, OxyMap hầu như không
gặp tình trạng mất bình ôxy
do người dân không trả bình.
Ngoại trừ một số trường hợp
người dân nhập viện điều trị
Số hóa 3.000 bình
ôxy giúp mọi người
biết được tình trạng
của mỗi trạm ôxy.
Qua đó, người quản
lý có thể điều phối
xe thu đổi bình một
cách nhanh nhất.
đã mang theo bình ôxy trong
quá trình di chuyển.
Nguyên nhân là bởi tâm
lý an tâm của người dân khi
biết trạm ôxy ngay sát nhà
Trong
quá trình
triển khai,
OxyMap ít
khi gặp tình
trạngmất
bình ôxy do
người dân
không trả
bình.
MãQR được gắn trên các bình ôxy để quản lý chặt chẽ.
Ảnh: KHÁNHCHI
BộY tế:Nới lỏnggiãn cáchxãhội phải thận trọng từngbước
Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi thực hiện giãn cách xã hội phải theo nguyên tắc ở phạmvi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Ngày 15-9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký
công điện gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tỉnh,
thành về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng
chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) và
tăng cường GCXH.
Theo công điện, tình hình dịch COVID-19 vẫn đang
diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương,
đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn,
khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng.
Trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành đã thực hiện
GCXH, tăng cường GCXH và đã đạt được một số kết quả
nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy
nhiên, công tác phòng chống dịch vẫn còn một số tồn tại
như thực hiện chưa nghiêm việc GCXH, chưa xác định
được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát
dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện
GCXH kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát
triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, Bộ Y tế đề nghị các địa phương khi thực hiện
GCXH và tăng cường GCXH phải xác định được phạm
vi, quy mô GCXH theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất,
hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Bộ này nhấn mạnh cần xác định mục tiêu thực hiện
GCXH là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời
gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện
pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc GCXH; đảm bảo
lương thực, thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn,
thiếu mặc; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về
y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người
dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở...
Cũng theo Bộ Y tế, thần tốc xét nghiệm là then chốt,
quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn
nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người
dân trên địa bàn ba lần trong bảy ngày, ưu tiên sử dụng xét
nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường
hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm 5-7
ngày/lần; thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn,
theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề, thực hiện xét
nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để
lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
Bộ Y tế còn đề nghị các địa phương tập trung lực lượng
lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao;
chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc
lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực
hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Đồng thời khẩn trương điều động lực lượng ở các địa
bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy
mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường
hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh,
thành lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban chỉ đạo
quốc gia.
Đáng chú ý, Bộ Y tế lưu ý thực hiện liên tục việc đánh
giá nguy cơ để quyết định việc GCXH và nới lỏng GCXH.
Việc nới lỏng GCXH phải thực hiện từng bước, chắc chắn
và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của
Bộ Y tế…
PHÚC BÌNH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook