212-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm16-9-2021
Chuyện di chuyển của người dân
mùa dịch ở các nước
Còn nhiều ý kiến khác nhau đối với vấn đề đi lại an toàn trong giai đoạn bình thườngmới, dẫn tới khác biệt
trong việc triển khai ởmột số nước.
VĨ CƯỜNG
Đ
ến nay, tình hình dịch
COVID-19 tiếp tục
diễn biến phức tạp trên
toàn cầu, đặt ra nhiều thách
thức trong vấn đề hậu cần,
di chuyển an toàn của doanh
nghiệp và người dân trong
xã hội. Trong bối cảnh chấp
nhận sống chung với virus
gây dịch SARS-CoV-2 đang
là xu hướng chung của ngày
càng nhiều nước trên thế giới,
việc tìm ra lời giải cho bài
toán khó này trở thành nhu
cầu dân sinh cấp thiết.
Di chuyển an toàn
thời có dịch
Hồi tuần trước, Hội nghị
thượng đỉnh nhóm các nền
kinh tế phát triển và mới nổi
hàng đầu thế giới (G20) ở
thủ đô Rome (Ý) kết thúc với
tuyên bố chung có nhiều nội
dung quan trọng về vạch lộ
trình thiết lập trạng thái bình
thường mới với COVID-19,
theo hãng tin
Reuters
. Trong
đó, một ý mà các lãnh đạo
G20 nhấn mạnh là thế giới
cần đẩy mạnh việc giám sát,
quản lý lộ trình di chuyển của
người dân để ngăn chặn nguồn
lây nhiễm, tốt nhất là nên sử
dụng các ứng dụng trên điện
thoại thông minh để đơn giản
hóa các loại thủ tục theo quy
trình. Dù vậy, việc quản lý ở
đây được hiểu là chỉ áp dụng
đối với công dân đi lại sang
các nước khác chứ không nhất
thiết phải áp dụng cho cả nhu
cầu di chuyển trong nước.
Trên thực tế, việc quản lý
chặt chẽ di chuyển, đường đi
của người dân trong nước theo
quan điểm của nhiều chuyên
gia được xem là thiếu hiệu
quả. Công nghệ dân dụng
hiện nay chưa có khả năng
theo dõi địa điểm chính xác
và xác định đúng hình thức lây
nhiễm (nếu có) của người dân,
theo tạp chí
Foreign Policy
.
Do đó, kiểm soát di chuyển
trên thế giới đến nay hầu hết
dựa vào ý thức tự khai báo của
người dân khi nhiễm bệnh là
chính, bên cạnh việc xét giấy
chứng nhận tiêm vaccine để
xác định xem người đó có đủ
điều kiện di chuyển và tham
gia các hoạt động công cộng
đông người hay không.
Dù vậy, hiện vẫn có một
số nước áp dụng tạm thời các
loại giấy phép đi đường, giấy
phép làmviệc tạmthời để đi lại
trong điều kiện có dịch nhưÚc
và New Zealand. Cụ thể, đối
với Úc thì ở bang New South
Wales, người có nhu cầu ra
đường trong lúc giãn cách cần
đăng ký giấy làm việc điện tử
với chính quyền và trình giấy
này thông qua ứng dụng trên
điện thoại khi đi qua các chốt
kiểm soát. Ở bang Victoria,
chủ sử dụng lao động phải
là người quản lý, cấp phép
cho người có nhu cầu đi làm
trong thời gian giãn cách và
tự chịu trách nhiệm theo quy
định. Việc gian dối, cấp sai
giấy phép sẽ bị phạt từ 1.817
USD (khoảng 30,8 triệu đồng)
cho cá nhân đến 10.904 USD
(khoảng 185 triệu đồng) với
doanh nghiệp. Trong trường
hợp người dân từ những nơi
đang có số ca nhiễmcao và áp
dụng giãn cách xã hội muốn
ra ngoài hoặc người từ bên
ngoài muốn vào điểm nóng
ở Victoria thì cần phải khai
thông tin trực tuyến để xin
cấp phép và phê duyệt trước
khi ra đường 72 giờ.
New Zealand trong quản
lý di chuyển cũng áp dụng
gần giống với chính quyền
bang Victoria của Úc. Theo
kênh
Radio New Zealand
,
chính quyền cũng giao trách
nhiệm cho chủ doanh nghiệp
tự quản lý việc đi lại của các
lao động thiết yếu, cung cấp
đúng giấy xác nhận việc đi lại
theo quy định đi kèm các giấy
tờ nêu rõ nhiệm vụ của người
lao động. Người lao động sau
khi được cấp phép có quyền sử
dụng phương tiện công cộng,
phương tiện cá nhân, taxi, đặt
xe qua ứng dụng khi đi làm
hay khi sử dụng các dịch vụ
thiết yếu khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý là các
biện pháp này chỉ là tạm thời
trong giai đoạn có dịch và khi
chuyển sang bình thườngmới
thì có thể sẽ có các chính sách
khác. Hai nước này hiện cũng
là hai đại diện hiếm hoi của
chiến lược chống dịch không
Một chốt kiểmsoát giấy tờ ở TP Albury, bang Victoria, Úc hồi tháng 7. Ảnh: GETTY
Tờ
The Guardian
ngày 14-9 dẫn một trích đoạn nội
dung trong cuốn sách sắp ra mắt của hai PV tờ
The
Washington Post
là Bob Woodward và Robert Costa tiết lộ
rằng Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ
Mark Milley
(ảnh: AP)
đã hai lần bí mật liên lạc với Tham
mưu liên hợp trưởng Quân ủy Trung Quốc (TQ) Lý Tác
Thành. Một lần vào ngày 30-10-2020, trước khi diễn ra
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và lần thứ hai vào ngày 8-1-
2021, hai ngày sau vụ bạo động tấn công tòa nhà Quốc hội
ở thủ đô Washington D.C.
Theo hai tác giả, hành động của ông Milley được cho
là xuất phát từ lo ngại cựu Tổng thống Donald Trump sẽ
mất bình tĩnh và có hành động liều lĩnh tấn công TQ nếu
không tái đắc cử. Cả hai lần ông Milley đều trấn an người
đồng cấp TQ rằng chính phủ Mỹ “vẫn ổn định và mọi
thứ vẫn ổn” và Mỹ “hiện không có ý định tấn công TQ”.
Thậm chí, ông Milley còn cam kết sẽ báo trước cho ông
Lý “nếu có bất cứ kế hoạch tấn công nào”.
Cũng theo cuốn sách, sau vụ bạo động hôm 6-1 thì ông
Milley cũng đã nói chuyện với Chủ tịch Hạ viện Nancy
Pelosi và đảm bảo với bà là ông có thể ngăn chặn ông
Trump phát động một cuộc xung đột quân sự ở nước
ngoài dưới bất cứ hình thức nào. Hai PV
The Washington
Post
cho biết những thông tin này họ có được dựa trên
“200 nguồn tin” mà họ tiếp cận được.
Phản ứng về thông tin trên, ông Trump khi trả lời
phỏng vấn của trang tin
Newsmax
cùng ngày đã cáo
buộc hành động của ông Milley là phản quốc. Trong
khi đó, văn phòng riêng của ông Milley chưa đưa ra
phát ngôn chính thức.
PHẠM KỲ
TướngMỹ từngbáoTrungQuốc nguy cơ ôngTrump tấn côngphủđầu?
4,7 triệu ca tử vong vì dịch
Theo số liệu thống kê của trang
Worldometers
đến cuối
ngày 15-9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19
trên toàn cầu là gần 227 triệu ca, trong đó gần 4,7 triệu
ca tử vong.Thông tin tích cực là nhiều ngày qua, số bệnh
nhân trongngày đang códấuhiệu chững lại trênphạmvi
toàn cầu, nhất là những vùng dịch“nóng nhất”ở châu Á
và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.
Dù vậy, nhiều nước Á - Âu tình hình vẫn đáng ngại với
sự bùng phát của biến chủng Delta hết sức nguy hiểm.
Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil có số ca mắc mới
vẫn caomột cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia
có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên
70.000 ca. Nga trong ngày 14-9 ghi nhận số ca tử vong
cao kỷ lục, gần chạm ngưỡng 700 ca.
Tôi cho rằng từ nay đến đầu
năm sau, các đợt bùng phát sẽ
tiếptụcxảyratrênkhắpthếgiới.
Dịch ban đầu có thể sẽ giảm
xuống đáng kể nhưng sau đó
chúng ta có thể thấy đợt bùng
phát khác vào giai đoạn mùa
thu và mùa đông. Các chính
quyền cần cân nhắc điều đó
trong lộ trình mở cửa trở lại.
Giám đốc Trung tâm Chính sách
và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm
thuộc ĐH Minnesota (Mỹ) -
ông
MICHAEL OSTERHOLM
Họ đã nói
Kiểm soát di chuyển
trên thế giới đến nay
hầu hết là dựa vào ý
thức tự khai báo của
người dân khi nhiễm
bệnh là chính.
khoan nhượng, quét sạch F0
trong cộng đồng nên mới áp
dụng các biện pháp quản lý
nghiêm ngặt như vậy, dù
Úc thời gian qua cũng đã tỏ
ý muốn chuyển sang sống
chung với virus như phần
còn lại của thế giới.
Nhìn từ Trung Quốc
Ở châu Á, gần như chỉ có
Trung Quốc (TQ) lúc này
là triển khai các biện pháp
quản lý sâu sát hoạt động của
người dân vì nước này cũng
theo chiến lược chống dịch
khôngkhoannhượng.Tờ
South
China Morning Post
cho biết
TQ từ đợt dịch năm ngoái là
một trong những nước đầu
tiên giới thiệu và áp dụng mô
hình mã sức khỏe. Mỗi người
dân TQ và người nước ngoài
ở đây đều có mã sức khỏe QR
với ba màu: Xanh là an toàn,
di chuyển tự do; còn vàng và
đỏ là không được phép đi lại.
Trong đó, màu vàng là những
người tiếp xúc gần, cách ly
tại nhà hoặc chưa hết thời
hạn cách ly tập trung theo
quy định, còn màu đỏ là các
F0, ca nghi nhiễm hoặc sốt.
Thời gian đầu thì còn xảy
ra tình trạng phân mảnh, mỗi
tỉnh, thành và khu tự trị ở TQ
có một hệ thống mã sức khỏe
QR khác nhau. Người dân khi
di chuyểnphải khai lại thông tin
từ đầu, một số nơi còn không
hỗ trợ khai bằng hộ chiếu cho
người nước ngoài. Tuy nhiên,
đến năm nay thì hầu hết địa
phương đã sử dụng một mã
chung hoặc ít nhất là công
nhận mã của nhau.
Hiện nay, chính TQ chia
các địa phương theo ba loại
chính tùy theo mức độ dịch:
Nguy cơ thấp, nguy cơ trung
bình và nguy cơ cao. Mỗi
khi phát hiện có ca nhiễm ở
địa phương thì người TQ sẽ
được yêu cầu phải quét mã
sức khỏe mỗi khi đến một nơi
công cộng hoặc đông người.
Đến khi bùng phát dịch và
chuyển thành vùng nguy cơ
cao thì người dân sẽ bị yêu
cầu xuất trình thêm một mã
nữa gọi là mã hành trình di
chuyển. Đây là một sáng
kiến mới phối hợp giữa chính
quyền TQ và các nhà mạng
trong nước để theo dõi hành
trình của người dùng điện
thoại trong 14 ngày trước
đó. Các mã này đều được
tích hợp trong ứng dụng
nhắn tin WeChat hoặc ứng
dụng ví điện tử Alipay (hai
ứng dụng phổ biến ở TQ).•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook