212-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm16-9-2021
TANDTối cao đã định nghĩa xét xử
trực tuyến là việc tổ chức xét xử
trực tiếp có sự hỗ trợ từ các thiết
bị điện tử và phần mềm ứng dụng
truyền hình trực tuyến được thiết
lập, kết nối với nhau thông qua môi
trường mạng.
Xét xử trực tuyến không bắt buộc
bị cáo, đương sự, người tham gia
tố tụng khác phải có mặt tập trung
tại một phòng xử án nhưng vẫn
nhìn thấy hình ảnh, mọi diễn biến
phiên xét xử diễn ra và nói trực tiếp
với nhau vào cùng một thời điểm.
Điểm cầu trung tâm là phòng xử
án của tòa án, nơi có HĐXX, người
tiến hành tố tụng…Điểm cầu tham
gia là nơi mà bị cáo, đương sự tham
gia xét xử trực tuyến được tòa án
chấp nhận.
Phòng xét xử trực tuyến được tổ
chức tại phòng xử án theo quy định
tại Thông tư 01/2017 của TAND
Tối cao.
Theo quy chế, đối với án hình sự,
xét xử sơ thẩm trực tuyến đối với
vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về
tội phạm ít nghiêm trọng (phạt tù
đến ba năm), nghiêm trọng (phạt
tù đến bảy năm) hoặc rất nghiêm
trọng (phạt tù đến 15 năm) nhưng
chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang bị
tạm giam hoặc chấp hành án tại cơ
sở giam giữ.
Xét xử phúc thẩm trực tuyến đối
với vụ án mà bị cáo bị cấp sơ thẩm
kết án về tội phạm ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng mà
bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin
hưởng án treo, cải tạo không giam
giữ hoặc đương sự đề nghị tăng
mức bồi thường.
Đối với vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động
thì xét xử sơ, phúc thẩm trực tuyến
những vụ có tình tiết đơn giản, quan
hệ pháp luật rõ ràng, tài liệu, chứng
cứ đầy đủ…
Kết hợp trực tuyến
và trực tiếp
Nêu quan điểm xung quanh
vấn đề này, ông Đỗ Xuân Tựu,
nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thực
hành quyền công tố và Kiểm sát
xét xử hình sự VKSND Tối cao,
đánh giá hiện nay, việc vi phạm
thời hạn xét xử một phần do đại
dịch, phần do án nhiều, nhân lực
ít, cũng có vụ chậm trễ do khó
triệu tập các nhân chứng. Do đó,
áp dụng hình thức xét xử trực
tuyến vừa giảm được chi phí tiền
bạc của Nhà nước, vừa đảm bảo
không vi phạm thời hạn xét xử.
Một chánh án đang công tác tại
TP.HCM nêu quan điểm rằng để có
thể xét xử trực tuyến, cần bàn và
làm rõ một số vướng mắc.
Vị chánh án nêu dẫn chứng:
Căn cứ Điều 250 BLTTHS 2015
thì HĐXX phải trực tiếp xác định
những tình tiết của vụ án bằng
cách hỏi, nghe ý kiến của VKS và
những người tham gia tố tụng khác;
xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng
cứ đã thu thập; công bố biên bản,
tài liệu và tiến hành hoạt động tố
tụng khác để kiểm tra chứng cứ...
Vậy vấn đề thẩm định chứng cứ
sẽ thực hiện như thế nào nếu xét
xử trực tuyến? Việc thẩm định
qua màn hình trực tuyến có đảm
bảo chính xác hay không? Trong
một vụ án, thẩm phán và kiểm sát
viên có thời gian tiếp cận chứng
cứ, còn hội thẩm nhân dân sẽ tiếp
cận chứng cứ như thế nào?
Theo ông, mô hình điện tử phù
hợp với quản lý hành chính nhưng
áp dụng trong tố tụng thì còn nhiều
vướng mắc. Không lâu nữa toàn
dân được tiêm phủ vaccine, chúng
ta sẽ sống chung với COVID-19.
Vậy việc xét xử trực tuyến có còn
cần thiết hay không?
Vị chánh án cho rằng nếu kết
hợp giữa xét xử trực tuyến và xét
xử trực tiếp thì sẽ là một phương án
khả thi. Trong một vụ án, nếu những
người có liên quan ở xa, không thể
có mặt tại phiên tòa, họ đồng ý tham
dự phiên tòa trực tuyến thì có thể
chấp nhận điều này.
Quy định chi tiết các
vấn đề xét xử trực tuyến
từng loại án
TS Lê Nguyên Thanh, Trưởng bộ
môn Tội phạm học, Khoa luật hình
sự, Trường ĐH Luật TP.HCM, cho
rằng riêng về án hình sự, khi xét xử
trực tuyến, việc thực hiện nguyên
tắc đảm bảo tranh tụng trong xét xử,
nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa
cũng gặp khó khăn từ yêu cầu đảm
bảo sự cómặt của những người tham
gia tố tụng được triệu tập.
Nếu người thamgia tố tụng không
biết cách chia sẻ chứng cứ họ có
được lên màn hình, kể cả trường
hợp họ cố ý không tham gia phiên
tòa nhưng đổ lỗi cho yếu tố kỹ thuật
thì cũng khó đáp ứng điều kiện tổ
chức phiên tòa. Yêu cầu cách ly khi
xét hỏi chỉ có thể thực hiện được
trên phòng xét xử ảo, còn thực tế
bên ngoài vẫn có thể thông tin cho
nhau, khó kiểm soát.
Về việc nghiên cứu hồ sơ trước
CÙHIỀN- TRÚCPHƯƠNG
T
ại báo cáo sơ bộ gửi Quốc hội
về công tác ngành tòa án năm
2021, Phó Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Văn Du cho hay
TAND Tối cao đã đề xuất với Ban
chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung
ương và Ủy ban Tư pháp về việc
đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho phép xét xử bằng hình thức
trực tuyến.
Phó Chánh án TAND Tối cao
Nguyễn Văn Du cho rằng nếu được
chấp thuận xét xử bằng hình thức
trực tuyến thì các tòa sẽ giải quyết
được nhiều việc, lại đỡ tốn kém.
Xét xử trực tuyến: Đảm
bảo nguyên tắc cơ bản
của tố tụng
Theo đánh giá của các chuyên
gia, xét xử trực tuyến có thể đảm
bảo được các nguyên tắc cơ bản
của tố tụng như nguyên tắc tòa án
xét xử công khai, nguyên tắc tranh
tụng, nguyên tắc tòa án xét xử tập
thể, quy định xét xử trực tiếp, bằng
lời nói. Xét xử trực tuyến còn nhiều
lợi thế công nghệ vượt trội khác mà
xét xử ở phòng xử án truyền thống
không thể có được.
Xét xử trực tuyến góp phần thúc
đẩy tiến trình tố tụng diễn ra nhanh
chóng, kịp thời trong bối cảnh thực
hiện giãn cách xã hội vì dịch, cũng
như những tình huống khẩn cấp
khác trong tương lai mà chúng ta
cần tính đến.
Mới đây, dự thảo Quy chế tổ chức
phiên tòa, phiên họp trực tuyến của
Xétxửtrực tuyến:
Giải pháp hay
nhưng cần
nghiên cứu thêm
khi mở phiên tòa, để thực hiện hồ
sơ vụ án phải được số hóa toàn bộ
và việc cấp quyền truy cập phải thật
chặt chẽ. Sau khi kết thúc phiên tòa,
phải đảm bảo quyền xem biên bản
phiên tòa và yêu cầu sửa đổi, bổ
sung biên bản phiên tòa của những
người có quyền này.
Các vụ án phức tạp, nhiều người
thamgia, bị cáo bị tạmgiamkéo dài,
thiệt hại lớn... là những vụ án cần
được xét xử trực tuyến để tránh tồn
đọng án, tránh vi phạm tố tụng, đảm
bảo ý nghĩa của xét xử trực tuyến.
Theo TS Lê Nguyên Thanh, trước
những khó khăn này, TANDTối cao
cần quy định chi tiết các vấn đề xét
xử trực tuyến riêng cho án hình sự,
quy định cụ thể thủ tục xét xử trực
tuyến không xung đột với quy định
của BLTTHS.
Ngoài ra, cần đầu tư hạ tầng kỹ
thuật đường truyền, thiết bị phục vụ
xét xử trực tuyến ở những địa phương
mà không thể xét xử trực tiếp được,
hướng dẫn sử dụng cho người được
triệu tập tham gia tố tụng.•
Theo đài
Fox News
, sau thời gian tạm dừng xét xử do
dịch bệnh COVID-19, Tòa án Tối cao Mỹ đã nối lại các
phiên tòa vào tháng 5-2020. Lần đầu tiên trong lịch sử,
các thẩm phán xét xử qua hình thức trực tuyến.
Trong phiên tòa, các thẩm phán làm việc tại nhà
và không phải mặc áo choàng đen truyền thống.
Phiên tòa được phát sóng trực tiếp trên đài phát
thanh và truyền hình. Khán giả chỉ nhìn thấy tên và
hình ảnh của thẩm phán. Các bản ghi âm chính thức
của quá trình tố tụng được đăng trực tuyến những
ngày sau đó.
Tại Trung Quốc, mô hình tòa án trực tuyến được
xây dựng lần đầu tiên vào tháng 8-2017, tại TP Hàng
Châu, tỉnh Chiết Giang. Đây là dạng tòa án đặc biệt,
chỉ dành riêng cho thương mại điện tử và các vụ án
liên quan đến Internet như các tranh chấp hợp đồng,
trách nhiệm phát sinh trong mua bán qua mạng.
Các tòa án tương tự cũng được thành lập ở thủ đô
Bắc Kinh và TP Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) vào
tháng 9-2018. Mọi công việc đều được thực hiện trực
tuyến từ khâu thụ lý hồ sơ, thu thập chứng cứ cho
đến xét xử và thi hành, thông qua nhiều công nghệ
hiện đại. Việc xử lý cũng được phát sóng trực tuyến.
Theo
Tân Hoa xã
, các tòa án trực tuyến ở Hàng
Châu, Bắc Kinh và Quảng Châu đã tiếp nhận gần
120.000 vụ án kể từ ngày 31-10-2019, giảm thời gian
xử lý các vụ án gần 50%.
KHÔI CHƯƠNG
Xét xử trực tuyến tại Mỹ, Trung Quốc
“Các vụ án phức tạp,
nhiều người tham gia,
bị cáo bị tạm giam kéo
dài... cần được xét xử
trực tuyến để tránh tồn
đọng án, tránh vi phạm
tố tụng, đảm bảo ý nghĩa
của xét xử trực tuyến.”
TS
Lê Nguyên Thanh
Theo các chuyên gia, xét xử trực tuyến góp phần
thúc đẩy tiến trình tố tụng diễn ra nhanh chóng,
kịp thời trong bối cảnh giãn cách xã hội cũng như
dự phòng cho những tình huống khẩn cấp khác.
Trong thời gian giãn cách, nhiều tòa án đã hạn chế người thamdự phiên tòa để đảmbảo yêu cầu
chống dịch. Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
Tiêu điểm
Chi phí cho xét xử trực tuyến
Theo tôi, cần cân nhắc việc ngân
sách nhà nước sẽ phải gánh vác toàn
bộ hoặc kết hợp phương thức xã hội
hóa đối với các chi phí cho việc xét
xử trực tuyến.
Chẳng hạn, chúng ta cần tổ chức
các phòng xét xử trực tuyến tại các
trụ sở tòa án (dành cho HĐXX); VKS
(dành cho kiểm sát viên); cơ quan
điều tra (dành cho điều tra viên); cơ
sở giam giữ (dành cho bị cáo); văn
phòng luật sư, công ty luật (dành cho
luật sư) cũng như các tổ chức bổ trợ
tư pháp khác; UBND xã, phường, thị
trấn(dànhchongườilàmchứng,người
bị hại, nguyên đơn, bị đơn…)… với
hệ thống âm thanh, hình ảnh, đường
truyền đạt chất lượng đồng bộ, đảm
bảo tính bảo mật (đối với những vụ
án được xét xử kín).
ThS
LƯU ĐỨC QUANG
, giảng viên
Khoa luật, Trường ĐH Kinh tế - Luật,
ĐH Quốc gia TP.HCM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook